Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

TẮM RƯỢU CHỮA PHONG THẤP

Written By Thanhcao's Blog on Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014 | 13:01




Trong dân gian, có rất nhiều bài thuốc ngâm rượu nổi tiếng nhưng cũng không ít người sống dở chết dở vì rượu. Gần đây báo chí đăng tải nhiều thông tin về tình trạng loạn thần vì rượu - từ ngữ thời còn học y, chúng tôi dành tặng cho bệnh này là NÃO RƯỢU - tổn thương não do rượu. Chứng não rượu ngày càng phổ biến nhiều hơn do tình trạng rượu giả, rượu pha từ cồn, hay rượu lên men bằng men Trung Quốc. Dùng phải những thứ rượu này quả nguy hiểm vô cùng.

Hôm nay, tôi chia sẻ cùng mọi người một kinh nghiệm dùng rượu để chữa bệnh. Dùng rượu chứ không phải uống rượu. Và tốt nhất, chúng ta nên dùng rượu thật, rượu gạo, không cần độ ancol cao, chỉ cần nồng độ nhẹ như rượu cuối  hay khoảng 12-13 độ.

Các dùng như sau:

Nước dùng để pha rượu là nước ấm. Lượng nước pha vừa đủ để chúng ta tắm. Sau khi pha đủ, hòa 100-200ml rượu vào. Dùng chính nước này để tắm gội mà không dùng nước khác. Khi tắm vẫn có thể dùng xà bông và dầu gội bình thường, không cần dùng nước khác.

Một số người sẽ lo sợ tắm như thế để lại mùi rượu khó chịu? Nhưng không, hãy yên tâm một điều, nó không làm bạn khó chịu mà còn khiến bạn nhẹ tênh cả về thể xác lẫn tinh thần với tác dụng sau đây:

* Làm mất mùi hôi: Đây là tác dụng đầu tiên trên thân thể bạn sau khi tắm rượu. Dù bạn có mùi mồ hôi thế nào thì sau đó mùi khó chịu này cũng không còn, tuy tạm thời, điều này xảy ra cả với các mùi khác nữa khi chúng ta chế tác hay nấu ăn ảm vào thân thể. Nếu tắm kiên trì mỗi ngày, mùi khó chịu của thân thể bạn sẽ dần biết mất, nhất là chứng hôi nách, trong đông y gọi là phong thấp.

* Hoạt huyết, làm mềm cơ: Đây là tác dụng kinh nghiệm người Việt ta hay dùng khi tắm xác. Khi tắm rượu, chúng ta dễ dàng chỉnh chân tay của người đã khuất theo ý chúng ta. Điều này thật đơn giản và dễ hiểu: nơi đâu có máu tưới thì nơi đó cơ thể ấm nóng và mềm dẻo. Như người được ăn uống đầy đủ cơ thể sẽ luôn thoải mái. Với bạn cũng vậy, sau một ngày lao động mệt nhọc, nếu tắm rượu, da và tổ chức dưới da được tưới máu do tính hoạt huyết và nóng ấm của rượu làm cho thân thể bạn được thư giãn, sảng khoái về tinh thần. Đây cũng là kinh nghiệm cho các bà hay các ông muốn giữ người phối ngẫu của mình. Hãy tắm rượu cho người mình thương mến, họ sẽ được thoải mái hơn ở các tiệm massage mà lại phòng được bệnh, trong đó có cả bệnh chán cơm thèm phở

* Trừ phong thấp: Chứng mồ hôi chân, mồ hôi tay, mồ hôi dầu, ... trong đông y gọi là tự hãn, phong thấp chữa thật vất vả. Nhưng với rượu, nếu bạn tắm hàng ngày, dần dần chứng này sẽ biến mất. Bạn sẽ nhận thấy sau mỗi lầm tắm rượu, lỗ chân lông bít lại và chân tay trở nên khô ráo. Nếu lỡ đi mưa, bạn nên tắm rượu như đã nói ở trên sẽ phòng được cảm lạnh hay nhiễm phong hàn. Một khi nhiễm phong lâu ngày tích tụ, cơ thể bạn sẽ có vấn đề. Vậy hãy loại trừ nó thật sớm vì bạn và vì người thân của bạn.

Hẳn các tác dụng trên đã giúp ta hiểu được phần nào về tác dụng của rượu mà ít ai quan tâm. Rượu  không chỉ giúp ta về mặt thể xác nhưng chính tinh thần ta cũng được thoải mái. Một khi cả tinh thần và thể xác ta thoải mái, giấc ngủ sẽ sâu. Giấc ngủ sâu sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng và hiệu quả công việc sẽ cao hơn. Tinh thần thoải mái và hiệu quả công việc cao sẽ giúp ta  tương quan với mọi người tốt hơn. Như vậy, cuộc đời sẽ thêm những nụ cười. Một nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ. Vậy cớ sao không tìm cách để mình có nụ cười an lạc, một trong những cách đó là tắm rượu hàng ngày để phòng và chữa bệnh.
Cũng xin được chia sẻ với bạn:  một cơ thể quân bình là cơ thể được no ấm cả về thể xác, tinh thần lẫn tâm linh. Vì vậy, hay chăm lo đời sống tâm linh của bạn, dù bạn theo bất kể tôn giáo  hay tín ngưỡng nào. Với tôi đó là Chúa Tình Yêu! Là đạo Bác Ái!

Bạn nên nhớ, khi uống rượu, không cần chờ xuống tới ruột non rượu mới được hấp thu. Rượu có thể hấp thu rất nhanh qua thành dạ dày . Vì thế, rượu mới được dùng làm chất dẫn thuốc và làm tăng tác dụng của thuốc. Nhưng rượu cũng làm cho khả năng ngộ độc tăng lên. Vì vậy, hãy cẩn trọng khi dùng rượu!

Dưới đây là một bài viết về rượu đăng trên http://www.dieutri.vn/thuocngu/4-7-2011/S917/Duoc-ly-hoc-ruou.htm để mọi người tham khảo

Dược lý học rượu

Rượu ức chế thần kinh trun g ương. Tác dụng của rượu trên thần kinh trung ương phụ thuộc vào nồng độ rượu trong máu: ở nồng độ thấp rượu có tác dụng an thần, làm giảm lo âu, ở nồng độ cao hơn rượu gây rối loạn tâm thần.
Rượu ethylic (ethanol)
Tác dụng
Thần kinh trung ương: Rượu ức chế thần kinh trun g ương. Tác dụng của rượu trên thần kinh trung ương phụ thuộc vào nồng độ rượu trong máu: ở nồng độ thấp rượu có tác dụng an thần, làm giảm lo âu, ở nồng độ cao hơn rượu gây rối loạn tâm thần, mất điều hòa, không tự chủ được hành động và có thể bị hôn mê, ức chế hô hấp, nguy hiểm đến tính mạng khi nồng độ rượu trong máu quá cao.
Cơ chế tác dụng: Trước đây người ta cho rằng tác dụng ức chế thần kinh trung ương là do rượu làm tan rã lớp lipid của màng, nên ảnh hưởng đến hoạt động của các kênh ion và các prote in tác động trên các kênh.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy rượu làm tăng khả năng gắn của GABA trên receptor GABAA. Rượu còn tác động trên receptor NMDA glutamat (N - methyl- D- aspartat), ức chế khả năng mở kênh Ca++ của glutamat.
Tại chỗ: khi bôi ngoài da rượu có tác dụng sát khuẩn, tốt nhất là rượu 700. Rượu 900 làm đông protein ở da, làm hẹp các lỗ tiết mồ hôi, do đó rượu không thấm sâu vào trong da được.
Tim mạch: rượu nhẹ ít ảnh hưởng đến tim mạch. Dùng rượu mạnh trong thời gian dài có thể gây giãn cơ tim, phì đại tâm thất và xơ hóa.
Tiêu hóa: rượu nhẹ (dưới 100) làm tăng tiết dịch vị, dịch vị có nhiều acid và ít pepsin, tăng nhu động ruột, tăng khả năng hấp thu thức ăn ở niêm mạc ruột. Vì vậy, dùng rượu nhẹ có điều độ sẽ làm tăng thể trọng.
Ngược lại, rượu 200 ức chế sự bài tiết dịch vị. Rượu mạnh (400) gây viêm niêm mạc dạ dày (do ảnh hưởng tới lớp chất nhày ở dạ dày), nôn, co thắt vùng hạ vị, làm giảm sự hấp thu của một số thuốc qua ruột.
Cơ trơn: do ức chế trung tâm vận mạch nên rượu gây g iãn mạch. Tác dụng giãn mạch của rượu còn do khả năng  làm giãn cơ trơn của acetaldehyd (chất chuyển hóa của rượu). Do đó, người ngộ độc rượu dễ bị hạ thân nhiệt và khi gặp lạnh dễ bị chết cóng.
Rượu còn làm giãn cơ tử cung.
Dược động học
Rượu hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa. Sau khi uống 30 phút, rượu đạt nồng độ tối đa trong máu. Thức ăn làm giảm hấp thu rượu.
Sau khi hấp thu, rượu được phân phối nhanh vào các tổ chức và dịch của cơ thể (qua được rau thai). Nồng độ rượu trong tổ chức tương đương v ới nồng độ trong máu.
Trên 90% rượu được oxy hóa ở gan, phần còn lại được thải trừ nguyên vẹn qua phổi và thận. Có 2 con đường để chuyển hóa rượu thành acetaldehyd.
Chuyển hóa qua alcool dehydrogenase (ADH): (là con đường chính). ADH là một enzym chứa kẽm, có nhiều ở gan. Người ta còn tìm thấy ADH ở não và dạ dày. ADH chuyển rượu thành acetaldehyd với sự tham gia của NAD + (nicotinamid adenin dinucleotid).
Chuyển hóa qua hệ microsomal ethanol oxidizing system (MEOS) khi nồng độ rượu trong máu trên 100 mg/ dL (22 mmol/ L), rượu được chuyển hóa qua hệ MEOS. Ở những người nghiện rượu, hoạt tính của các enzym tăng lên, làm tăng chuyển hóa của chính rượu và một số thuốc được   chuyển   hóa   qua   hệ   này   như   phenobarbital,   meprobamat,   carbamazepin, diphenylhydantoin...
Ứng dụng của rượu
Ngoài da: dùng để sát khuẩn
Giảm đau: có thể tiêm rượu vào dây thần kinh bị viêm để giảm đau.
Ngộ độc mạn
Ở những người dùng rượu lâu dài, một số cơ quan như gan, thần kinh, dạ dày, tim mạch... sẽ bị tổn thương.
Gan dễ bị viêm, nhiễm mỡ gan, xơ gan. Phụ nữ dễ nhạy cảm với độc tính của rượu hơn nam giới.
Rượu làm tăng sự bài tiết dịch vị, dịch tụy, ảnh hưởng tới lớp chất nhày ở niêm mạc dẫn tới viêm dạ dày.
Người nghiện rượu hay bị tiêu chảy (rượu gây thương tổn ruộ t non), chán ăn, gầy yếu và thiếu máu.
Viêm dây thần kinh, rối loạn tâm thần, co giật, giảm khả năng làm việc trí óc, mê sảng... thường gặp ở người nghiện rượu nặng.
Uống rượu mạnh và kéo dài, cơ tim dễ bị tổn thương và xơ hóa. 5% người nghiện rượu bị  tăng huyết áp.
Rượu có ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch (thay đổi sự hóa ứng động bạch cầu, số lượng tế bào limpho T, hoạt tính của NK (natural  killer cell) do đó người nghiện rượu dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, lao...
Khả năng bị ung thư miệng, thực quản, thanh quản và gan ở người nghiện rượu thường cao hơn người bình thường.
Điều trị ngộ độc
Ngộ độc cấp
Rửa dạ dày nếu bệnh nhân mới bị ngộ độc
Đảm bảo thông khí để tránh suy hô hấp
Giải quyết tình trạng hạ đường máu, tăn g ceton máu bằng truyền glucose.
Bệnh nhân nôn nhiều, có thể dùng thêm kali (nếu chức phận thận bình thường)
Vitamin B1 và một số vitamin khác như acid folic, vitamin B 6 có thể làm giảm bớt các thương tổn thần kinh do rượu gây ra.
Ngộ độc mạn tính
Dùng disulfiram để chữa nghiện rượu
Disulfiram (tetraethylthiuram) ức chế aldehyd dehydrogenase, làm tăng nồng độ acetaldehyd (gấp 5 đến 10 lần) nên gây độc.
Sau khi uống, khoảng 80% disulfiram được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa nhưng nồng độ thuốc trong máu thấp vì disulfiram bị chuyển hóa thành diethyldithiocarbamate (chất chuyển hóa còn tác dụng).
Liều thường dùng: 250 mg/ ngày (tối đa 500 mg/ ngày) trong 1 - 2 tuần, sau đó chuyển sang liều duy trì 125 mg/ ngày (tuỳ thuộc vào mức độ nhạy cảm của b ệnh nhân).
Sau khi dùng disulfiram 1 giờ, người nghiện uống rượu sẽ bị đỏ bừng mặt, nhức đầu dữ dội, buồn nôn, nôn, vã mồ hôi, tụt huyết áp và bối rối. Các dấu hiệu này có thể kéo dài từ 30 phút đến vài giờ, sau đó bệnh nhân ngủ thiếp đi.
Một số thuốc như metronidazol, cephalosporin, sulfamid chống đái tháo đường, khi phối hợp với rượu ethylic cũng gây những phản ứng như ở disulfiram.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy có thể phối hợp Naltrexon (chất đối kháng trên receptor opioid) với disulfiram để chữa nghiện rượu. Sự phối hợp này sẽ làm giảm được độc tính của thuốc đối với gan. Naltrexon được dùng 50 mg/ lần/ ngày.
Tương tác thuốc
Các thuốc an thần, thuốc ngủ, chống co giật, thuốc ức chế tâm thần, thuốc giảm đau loại opioid làm tăng tác dụng của rượu trên thần kinh trung ương.
Rượu làm tăng tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như viêm, loét, chảy máu của các thuốc chống viêm phi steroid (aspirin...), uống rượu cùng với paracetamol làm tăng nguy cơ viêm gan.
Khi uống kéo dài, rượu gây cảm ứng một số enzym chuyển hóa thuốc ở microsom gan, làm tăng chuyển hóa và giảm hiệu quả điều trị của một số thuốc: sulfamid hạ đường huyết, thuốc chống đông máu loại cumarin, meprobamat, diphenylhydantoin, carbamazepin...
Do tác dụng giãn mạch ngoại vi của rượu, nếu uống đồng thời với các thuốc chống tăng huyết áp, có thể có nguy cơ gây tụt huyết áp đột ngột quá mức cần thiết.
Các thuốc hạ đường huyết nhóm biguanid có thể gây tăng acid lactic máu nếu uống nhiều rượu trong thời gian điều trị.
Methanol (rượu methylic)
Loại rượu này dùng trong công nghiệp, không dùng trong y tế vì độc. Trong cơ thể, dưới sự xúc tác của alcool dehydrogenase, methanol được oxy hóa thành formaldehyd rất độc (gây đau đầu, buồn nôn, nôn, da lạnh, hemoglobin niệu và có thể dẫn đến mù nế u không được điều trị kịp thời).
Ethylen glycol (CH2OHCH2OH)
Được sử dụng nhiều trong công nghiệp, trong máy điều khí của xe ô tô... Không dùng trong y tế. Khi ngộ độc, ethylenglycol có thể gây acid chuyển hóa và suy thận (do lắng đọng các tinh thể oxalat ở ống thận).

Đăng nhận xét