“Này một hài nhi đã sinh ra đời. Halleluyah!”
_____________________________________
_____________________________________
Vì sao có lễ Giáng Sinh?
Với người Công giáo, lễ Giáng Sinh là một ngày trọng đại. Đức tin
Công giáo tin rằng Giáng Sinh là một biến cố vĩ đại đã được trông chờ
trong hàng ngàn năm trước: ngày Thiên Chúa nhập thế làm người. Không ai
biết đích xác đó là ngày nào, chỉ áng chừng vào giữa năm thứ 7 trước
Công nguyên và năm 2. Vì vậy, hơn 20 thế kỷ, người ta chọn ngày 25.12,
ngày Đông chí, ngày mặt trời bắt đầu chiến thắng mùa đông lạnh lẽo để ám
chỉ Chúa Jesus đã được gọi là “mặt trời công chính” trong Thánh Kinh.
Một sử gia Đức, Paul Ernst Jablonski cho rằng lễ Giáng Sinh được chọn
vào ngày 25 tháng 12 là để tương ứng với lễ hội tôn vinh mặt trời Dies Natalis Solis Invicti của
người La Mã. Năm 312, Hoàng đế La Mã Constantine đã bỏ đa thần giáo và
theo Ki tô giáo. Ông này đã hủy bỏ ngày lễ ăn mừng Thần Mặt trời và
thay vào đó là ngày ăn mừng sinh nhật của Chúa Jesus.
Nhưng
nếu chỉ như thế, lễ Giáng Sinh ắt chỉ co cụm trong cộng đồng Thiên Chúa
giáo từ Âu sang Á. Như lễ kỷ niệm sinh nhật của một đấng quân vương,
hay một lãnh tụ tôn giáo. Và nó sẽ đứng ngoài mọi sinh hoạt của những
người ngoài Thiên Chúa giáo, vốn không rành rẽ Thánh Kinh.
Ngày Chúa ra đời – thì cũng phải có một ngày – vốn đã mù mịt trong
lịch sử nhân loại, ắt sẽ không bao giờ là ngày lễ hội chung của toàn thế
giới, nếu bỏ qua những tường thuật về ngày Chúa ra đời trong Thánh
Kinh. Đấng Cứu Thế của người Công giáo ra đời như một hài nhi, đơn sơ,
nghèo khó, quấn trong khăn và đặt trong máng cỏ giữa đồng không mông
quạnh, chung quanh chỉ có những mục đồng và bò lừa hà hơi thổi ấm. Chính
hình ảnh giản dị, trong sạch và hiền hoà như vậy làm lay động bản tính
“nhân chi sơ” vốn đầy thiện tâm trong mỗi con người, như lời Thánh Kinh
viết đẹp như thơ: “Bình an dưới thế cho người thiện tâm”
“Người thiện tâm” thì không phân biệt màu da, quốc tịch, địa dư, tôn
giáo… Nên lễ Giáng Sinh đã được hoan hỉ đón nhận trên toàn thế giới.
Từ những trang viết cổ xưa trong Thánh Kinh, vào thế kỷ XII, St.
Francis Assisi, đã trình bày lại một cách sống động sự tích Giáng Sinh.
Thánh nhân- nghệ sĩ chân đất lang thang này là người đầu tiên phục dựng
lại hang đá Bethlehem trong một hang núi ở miền Greccio nước Ý. Đã qua
gần 10 thế kỷ, tập tục trang hoàng cây thông, làm hang đá Noel đã lưu
truyền từ đêm Giáng Sinh trên núi ấy.
Từ đó, lễ Giáng Sinh được xem là ngày của tha thứ, chia sẻ. Ngày của
đoàn tụ, tạm ngưng những giết chóc, hận thù, ngày của hoà bình.. Có
những cuộc chiến tương tàn đau đớn nhất trần gian, nhưng người ta vẫn
chọn ngày lễ Giáng Sinh làm ngày ngừng bắn. Và cuộc chiến Việt Nam đã
kết thúc khi bản White Christmas được phát trên đài FM của quân đội Mỹ
vào một ngày tháng 4 đỏ lửa.
Cây Noel, máng cỏ, hang lừa, sao trời lấp lánh với một hài nhi “giống hệt như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi”
đã dễ dàng được đón nhận trong lịch sử và văn hoá loài người là vậy. Vì
nó đáng yêu, nhân lành và an hoà biết mấy. Khó mà có một nền văn hoá
nào đủ hung hãn và cực đoan để từ chối một niềm vui thanh khiết như đêm
Giáng Sinh cả.
Giáng Sinh cho mọi người, mọi nền văn hoá
Một cách hài hước, nếu Chúa Jesus là người Mỹ, thì vật mà người Công
Giáo đeo trên cổ sẽ là một chiếc ghế (điện) hay một ống tiêm. Tuy nhiên,
Chúa bị hành hình bởi người Do Thái, nên biểu tượng Thánh giá là bất
biến, không thay đổi, vượt qua các hàng rào địa dư và văn hoá. Trong mỹ
thuật Công giáo, người ta không thấy nhiều lắm những biến thể của cây
Thánh giá, ngoại trừ các hình tượng trang hoàng đầy tính biểu tượng.
Ngược lại, vì ý nghĩa hoà bình, khiêm hạ và giản dị, lễ Giáng Sinh đã
đi vào và thuộc về nhân loại. Chúa Hài đồng nằm trong máng cỏ như một
Con Người nghèo khó đơn sơ, nên con người đã diễn đạt huyền nhiệm Giáng
Sinh theo cách của con người, với những dấu ấn văn hoá, tập tục của
mình. Thật kinh ngạc khi thấy hình ảnh hang đá Bethlehem được trình bày
qua hội hoạ, điêu khắc… theo đủ cách muôn hình vạn trạng. Hay được bản
địa hoá một cách tối đa mà dung dị theo óc sáng tạo của từng dân tộc.
Các danh hoạ Việt Nam đã vẽ cảnh Giáng Sinh trên lụa, sơn mài, sơn dầu…
với hình tượng Đức Mẹ mặc áo dài hay áo tứ thân, trong chuồng bò, đống
rơm của đồng quê Việt. Người Nam Mỹ làm hang đá như những thổ dân. Người
Kampuchia khắc hoạ Đức Mẹ với chiếc sà rông quen thuộc…
Tranh Nguyễn Gia Trí |
Haiiti |
Tượng Giáng Sinh (Mexico) |
Mexico |
Nam Phi |
Thiên Chúa làm người (Tstranhugouharu Foujita -Nhật bản) |
Kevin Carroll (Nigeria) |
Perou |
Đêm thánh vô cùng, tranh lụa của hoạ sĩ Tú Duyên, (Sài gòn, 1972) |
He Qi, (Trung Quốc, 1998) |
(nguồn: FB của hoạ sĩ Nguyên Hưng – xin chân thành cảm tạ về nguồn tư liệu rất quí giá này)
Có vô số những ví dụ trong nghệ thuật tạo hình để thấy tính phổ quát và bản địa hoá của ngày hoà bình, tha thứ và chia sẻ.
Niềm vui Giáng Sinh không thinh lặng
Mà có ngày vui nào mà không có âm nhạc? Âm nhạc Giáng Sinh là thứ âm
nhạc mà mọi người bất kể tôn giáo đều có thể đồng ca. Vì âm nhạc đó hát
lời hoan hỉ, hoà bình và tha thứ. Mọi dân tộc đều có âm nhạc Giáng Sinh
của mình, như điêu khắc, hội hoạ. Từ “Mon beau sapin”, “Petite Papa
Noel” của nước Pháp, “Jingle Bells”, “Last Christmas” của Anh Mỹ, cho
đến “Happy Xmas” của huyền thoại John Lennon, đến tận xứ Trung Mỹ với
“Feliz Navidad”…
Thật là lạ khi những tên tuổi vĩ đại về thánh ca, hoà âm như Bach,
Mozart, Verdi… gần như không để lại một dấu ấn nào về thánh ca Giáng
Sinh. Ngược lại, bản Silent Night lại là tác phẩm của Franz Grubert, một
linh mục ở một thành phố nhỏ nước Áo, viết cho những giáo dân trong xứ
đạo hẻo lánh của mình. “Little Drummer Boy – chú bé đánh trống”, một
tuyệt phẩm về hoà thanh, giai điệu lại kể về một chú bé nghèo, chỉ biết
giúp vui cho Chúa Hài Đồng tiếng trống của mình với lòng khiêm hạ, lại
bắt nguồn từ một dân ca Tiệp khắc. “Feliz Navidad” là một điệu dân vũ
Puerto Rico…
Ca khúc “The Little Drummer Boy” (Bob Seger, 1989)
Như mọi âm nhạc đi ra từ trái tim, âm nhạc Giáng Sinh là âm nhạc của
dân gian, của những trái tim giản dị và không phải là bậc đại sư về nhạc
thuật. Nhạc sĩ Tuấn Khanh đã vô cùng hữu lý khi viết: “Giáng Sinh làm
nên niềm vui của người có đạo, nhưng âm nhạc thì nối dài vòng tay làm
nên một mùa Giáng Sinh an lành cho cả thế giới. Âm nhạc ấy sẽ không bao
giờ cũ trong trái tim con người”.
Nhạc Giáng Sinh là nhạc vui, ở đâu cũng thế, trừ “nước Việt buồn” của
mình. Xứ mình buồn, lịch sử buồn và đầy chia cắt, nên ngay cả âm nhạc
Giáng Sinh cũng buồn. Theo kiểu “tiền đồn lạnh giá đêm đông”, hay “con quì lạy Chúa trên trời, sao cho con lấy được người con yêu”. Hoặc “Noel năm nào chúng mình có nhau…”
Toàn là chia xa, nuối tiếc! Không thấy niềm vui của no ấm, đoàn tụ như âm nhạc xứ người ta.
Mà cả thánh ca Giáng Sinh Việt nam cũng vậy, cũng có một mảng “than
nghèo kể khổ”, mô tả cảnh nghèo cực của Chúa Hài đồng, than thở thương
xót với kha khá uỷ mị.
Miseri – đáng thương thay một dân tộc buồn, buồn đến độ âm nhạc Giáng Sinh cũng không có nhiều hoan hỉ.
Tuy nhiên, có một điều ít ai ngờ đến, có bản thánh ca Giáng Sinh đã
ra đời từ một xứ đạo ở Lái Thiêu, Bình Dương năm 1907, được nhà in Tân
Định (Imprimerie de la Mission) ấn hành với ký âm Tây phương vào năm
1913. Bản thánh ca “Nửa đêm mầng Chúa ra đời” này được nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc công nhận là bản tân nhạc đầu tiên của Việt Nam.
Về bản thánh ca của Lm Paulus Đoàn Đạt (còn tiếp)
Đăng nhận xét