SỐNG ĐẸP
Nguyễn Mạnh Kim
Một buổi sáng tháng 12, Laura Cozzolino đến một tiệm café góc phố
Napoli và gọi thức uống quen thuộc: một cốc espresso đậm. Sau khi nhấm
nháp và đứng lên về, thay vì tính một ly, Cozzolino trả tiền hai ly, để
lại hóa đơn một ly tính sẵn. Đó không phải là ly để dành cho dịp ghé lần
sau mà là tính trước cho bất kỳ ai muốn uống mà không có tiền. Người ta
gọi đó là “caffè sospeso” – “café
treo”. Để mời “khách treo”, người ta chỉ việc mua rồi bỏ biên lai vào
cái lọ ở quầy. Ai kẹt tiền muốn nhấm nháp hương vị café thì chỉ việc vào
quán, đến cái lọ, lấy biên lai, đưa cho nhân viên rồi thủng thỉnh ra
bàn nhâm nhi.
Café treo là
nét văn hóa truyền thống của dân Napoli, bùng nổ từ Thế chiến thứ hai
khi nước Ý khốn khó và chật vật bởi hậu quả chiến tranh. Văn hóa này
đang hồi sinh và bắt đầu lan rộng nhiều nơi thế giới. Tại một số vùng ở
Ý, tấm lòng hào phóng “caffè sospeso” đang được mở rộng ra để có thêm
“pizza treo”, “sandwich treo” hoặc thậm chí “sách treo”. Năm nay, tiệm
sách khổng lồ Feltrinelli đã khuyến khích khách mua sách nhưng không
mang đi, để “con mọt” nào ham đọc nhưng “viêm túi” tạt qua lấy về. Cách
đây hai năm, tiệm pizza Concettina ai Tre Santi cũng bắt đầu chương
trình pizza treo. Mỗi tuần, tiệm giao khoảng 15 pizza cho người nghèo,
do người hảo tâm mua tặng.
Riêng về “caffè sospeso”, năm 2009, tiệm Gran Caffè Gambrinus 154 tuổi tại Napoli đã hồi sinh văn hóa café treo. Họ đặt trên quầy cái lọ (đựng biên lai) to cũ thường thấy trong hầu hết gia đình Ý. Nắp lọ lúc nào cũng mở sẵn, ghi hàng chữ giải thích bằng 6 ngôn ngữ. Như được kể trên New York Times (24-12-2014), trong hơn 1.500 cốc espresso bán mỗi ngày tại Gran Caffè Gambrinus, có khoảng 10 cốc treo. Và mỗi ngày có chừng 5 người vào nhâm nhi thưởng thức sự hào phóng. Tại khu phố cổ Napoli, tiệm Caffè 7Bello phục vụ khoảng 1.000 ly café treo mỗi năm, hầu hết cho người già và dân nhập cư.
Cái xứ nổi tiếng giang hồ giết người như nghóe, Napoli, lại có một truyền thống đẹp như vậy. Rất đẹp. Đẹp... như gái Ý!
Riêng về “caffè sospeso”, năm 2009, tiệm Gran Caffè Gambrinus 154 tuổi tại Napoli đã hồi sinh văn hóa café treo. Họ đặt trên quầy cái lọ (đựng biên lai) to cũ thường thấy trong hầu hết gia đình Ý. Nắp lọ lúc nào cũng mở sẵn, ghi hàng chữ giải thích bằng 6 ngôn ngữ. Như được kể trên New York Times (24-12-2014), trong hơn 1.500 cốc espresso bán mỗi ngày tại Gran Caffè Gambrinus, có khoảng 10 cốc treo. Và mỗi ngày có chừng 5 người vào nhâm nhi thưởng thức sự hào phóng. Tại khu phố cổ Napoli, tiệm Caffè 7Bello phục vụ khoảng 1.000 ly café treo mỗi năm, hầu hết cho người già và dân nhập cư.
Cái xứ nổi tiếng giang hồ giết người như nghóe, Napoli, lại có một truyền thống đẹp như vậy. Rất đẹp. Đẹp... như gái Ý!
Đăng nhận xét