Trong lớp học, các bạn thắc mắc về thuyết luân hồi có mâu thuẫn với đức tin của người Kitô giáo không khi có nhiều chứng cứ về việc con người nhớ về kiếp trước hay có cả một trung tâm thôi miên để giúp con người biết về kiếp trước của mình hầu sống tốt hơn? Bạn trích dẫn đường link sau đây:
thêm đây nữa:
Xin phép được nói đôi điều trước khi trả lời: ở đây không muốn gây cuộc tranh luận về tôn giáo, vì khi giải đáp thắc mắc, hẳn sẽ động chạm tới niềm tin của anh chị em Phật tử vốn dĩ tin vào thuyết luân hồi. Có thể một cách nào đó, anh chị em sẽ cảm thấy động chạm nếu như thấy niềm tin của mình bị một tôn giáo khác tìm cách phủ nhận. Đây là một điều không hay và thật sự không nên. Dầu vậy, xin phép được chia sẻ dưới nhãn quan của một người Kitô giáo, kính mong anh chị em Phật tử lượng thứ cho nếu có gì mạo phạm. Xin sẵn sàng lắng nghe những góp ý chân thành từ quý vị. Chân thành cám ơn!
I. Thuyết luân hồi không phải riêng của Phật Giáo
Con người, không ai chấp nhận mình sinh ra chỉ để chết và sống một cách vô nghĩa. Chính vì là đó, con người đi tìm câu trả lơi cho sự sống sau cái chết của mình. Một trong những câu trả lời đó chúng ta bắt gặp trong thuyết luân hồi có trong Ấn Giáo và Phật Giáo. Theo đó, tín đồ của hai tôn giáo này xác nhận rằng có cuộc sống mới sau cái chết qua việc đầu thai vào một cơ thể sống khác của cuộc sống kế tiếp. Vì vậy, mỗi người có vô lượng kiếp cho tới khi đạt được giải thoát viên mãn. Song, cái gì được đầu thai, được luân chuyển qua các kiếp thì quan niệm của Ấn giáo và Phật giáo lại khác nhau.
Theo quan niệm về tạo dựng của Ấn Giáo, thuyết lưu xuất, con người có linh hồn – Tiểu ngã – Atman – vốn lưu xuất từ Đại Ngã – Brahman - nguyên lý của mọi sự. Khi chết, thân xác sẽ tiêu tan còn linh hồn sẽ được lưu chuyển và đầu thai trong một thân xác khác. Tiến trình cứ như thế tiếp tục cho tới khi hòa làm một với Đại Ngã thì con người đạt được giải thoát đích thực và thoát khỏi vọng luôn hồi.
Phật Giáo vốn thoát thai từ Ấn Giáo và vẫn giữ thuyết luân hồi. Tuy không nhắc đến nguồn gốc con người bởi đâu nhưng Phật Giáo cho rằng, con người do bởi sự kết tập của ngũ uẩn (sắc- thọ-tưởng-hành-thức) mà thành. Con người này cũng không có linh hồn để đầu thai hay luân hồi như Ấn Giáo mà là do nghiệp lực. Nghiệp lực không phải là linh hồn. Nghiệp lực được tạo ra do bởi sự vô minh không thấy được pháp vô ngã dẫn đến chấp hữu và tham ái. Vì vậy, nghiệp trôi lăn là nguyên cớ của luân hồi. Chúng sinh sẽ trải qua nhiều kiếp cho đến khi dứt được ái dục hay nghiệp thì thoát khỏi vòng sanh tử và nhập Niết Bàn.
Như vậy, luân hồi giải đáp được khát vọng về sự sống sau cái chết của con người khi cho nó cơ hội để sửa đổi và chắc chắn sẽ đạt quả giải thoát, tuy rằng không biết trong bao lâu. Một cách nào đó, hai tôn giáo này phủ nhận hình phạt đời đời và cho rằng con người tự nó có thể nỗ lực đạt tới quả giải thoát mà không cần tới đấng bậc thần linh nào cả. Đó chính là quan niệm tự giác, tuy rằng sau này, Phật Giáo đại thừa có quan niệm giác tha nhưng dường như không được đề cao cho lắm
Trên đây là đôi nét về luân hồi nơi hai tôn giáo đặc trưng. Xem ra quan niệm này rất hữu lý vì có nhiều người nhớ lại tiền kiếp của mình hoặc tự nhiên hoặc do thôi miên để nhớ lại tiền kiếp hay như cách nhận địn một một Lạt Ma đầu thai tại Tây Tạng. Quan điểm này có vẻ như càng hữu lý hơn khi người ta dùng để giải thích các hiện tượng thần đồng nào đó, v.v. Hữu lý như thuyết bảo toàn năng lượng: năng lượng không tự sinh ra và không tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này qua dạng khác. Tuy nhiên, cũng cần có một số câu hỏi cần được đặt ra:
1. Có phải tất cả mọi người đều biết được tiền kiếp?
Chắc chắn một điều là không phải tất cả mọi người đều biết về tiền kiếp của mình mà chỉ có một số trường hợp mà thôi. Vì vậy, việc biết về tiền kiếp thiếu đi tính phổ quát-cách chung cho mọi người và mọi người đều biết và nắm rõ về tiền kiếp của mình. Nếu một người không biết về tiền kiếp của mình thì làm sao có thể trả nghiệp cho xong huống hồ đây là vấn đề thuộc tâm linh và linh thiêng xem ra hợp lý nhưng không thể kiểm chứng, nhất là kiểm chứng và giải thích theo ngôn ngữ hữu hạn của con người. Bởi vậy, chúng ta không thể lấy cái thành phần là đáp án cho cái toàn thể.
2. Tại sao có người nhớ được tiền kiếp một phần rồi sau đó lại quên?
Nhớ được tiền kiếp nhưng nhớ được một phần rồi quên hay là nhớ có chọn lọc. Đáng lý ra, một khi biết về tiền kiếp của mình thì người đó sao có thể quên. Càng nhớ thì người ta càng biết cách thế ra sao để trả cho nhân mình đã gieo. Có thế mới giúp dứt nghiệp.
Để giải thích về việc quên hoặc không biết về tiền kiếp của mình, nhiều vị cho rằng quên là cách hữu lý cho ai đó dễ mà đối xử với nhau để trả nghiệp, ví như trường hợp hai kẻ thù nhau từ kiếp trước sẽ luôn luôn oán thù trong kiếp hiện tại và không giải được nghiệp. Điều này mâu thuẫn với giáo lý của Phật Giáo khi muốn thoát khổ hay thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi, con người cần phải biết tứ diệu đế. Trong đó, Tập Đế vô cùng quan trọng vì giúp ta nhận diện nguyên nhân đau khổ. Có nhận biết nguyên nhân thì mới biết cách để diệt khổ. Vì vậy, không nhận diện sao có thể diệt khổ
Để giải thích về việc quên hoặc không biết về tiền kiếp của mình, nhiều vị cho rằng quên là cách hữu lý cho ai đó dễ mà đối xử với nhau để trả nghiệp, ví như trường hợp hai kẻ thù nhau từ kiếp trước sẽ luôn luôn oán thù trong kiếp hiện tại và không giải được nghiệp. Điều này mâu thuẫn với giáo lý của Phật Giáo khi muốn thoát khổ hay thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi, con người cần phải biết tứ diệu đế. Trong đó, Tập Đế vô cùng quan trọng vì giúp ta nhận diện nguyên nhân đau khổ. Có nhận biết nguyên nhân thì mới biết cách để diệt khổ. Vì vậy, không nhận diện sao có thể diệt khổ
3. Kết quả thôi miên theo tâm lý học là chuẩn xác?
Trong đường link dẫn ra trên đây có nói về việc các nhà tâm lý thôi miên để đưa người ta về tiền kiếp. Liệu kết quả có chính xác. Xin thưa, khi đã nhắm chú ý thôi miên để đưa về tiền kiếp thì tâm thần người bị thôi miên đã bị điều khiển và ảnh hưởng bởi chính điều đó. Và đây, một trường hợp mà người thôi miên đánh lừa chính tác giả của cuộc thôi miên đó, xin đọc đoạn trích sau đây:
“Khi xã hội trở nên mê hoặc nhiều hơn với những hiện tượng siêu hình, chúng ta có thể chắc sẽ thấy thêm những vụ nhận rằng "nhớ lại kiếp trước". Quả thật, bây giờ có những tổ chức giúp bạn trở lại các kiếp trước của bạn bằng cách dùng thôi miên.
Trong khi điều này có thể thuyết phục một số người, chắc chắn rằng không thuyết phục được những người quen thuộc với thôi miên. Hầu như ngay từ đầu, các nhà khảo cứu đã ghi nhận rằng các bệnh nhân ngủ mê trong lúc bị thôi miên thường thêu dệt những câu chuyện ký ức phức tạp, mà sau đó được tỏ ra là không có thật. Những nhà chữa trị danh tiếng đã biết rõ hiện tượng này, và cẩn thận cân nhắc những gì bệnh nhân nói khi bị thôi miên.
Ðáng buồn là đây không phải là trường hợp đối với những người muốn tìm "bằng chứng" của luân hồi. Có lẽ thí dụ điển hình nhất của sự bất cẩn này là trường hợp nổi tiếng của Bridey Murphy. Nếu bạn không biết chuyện đó, thì đây là một tóm lược: Năm 1952, một bà nội trợ ở Colorado tên là Virginia Tighe được thôi miên. Bà bắt đầu nói giọng Ái Nhĩ Lan và cho rằng có thời bà là một phụ nữ tên là Bridey Murphy sống ở Cork, Ái Nhĩ Lan.
Câu chuyện của bà ta được viết thành cuốn sách bán chạy nhất, "Cuộc tìm kiếm Bridey Murphy," và được nhiều chú ý. Các ký giả lục xoát khắp Ái Nhĩ Lan để tìm người nào, hay chi tiết nào có thể xác nhận việc trở lại kiếp trước này. Trong khi không tìm được gì, trường hợp của Bridey Murphy tiếp tục được dùng để chống đỡ các lý luận về luân hồi.
Ðây là một điều bẽ bàng, vì Virginia Tighe bị phanh phui là giả trá vài chục năm qua. Thử nghĩ xem, các bạn bè của Virginia nhớ lại trí tưởng tượng linh động của bà, và khả năng bày đặt những câu chuyện phức tạp (thường xoay quanh tài nhái giọng mà bà ta đã đạt đến mức hoàn bị). Không những chỉ có thế, mà bà còn rất thích Ái Nhĩ Lan, một phần vì tình bạn với một phụ nữ người Ái mà tên họ là -- bạn đoán xem -- Bridie.
Hơn nữa, Virgiania thêm vào câu chuyện trong lúc bị thôi miên nhiều điều khác nhau từ chính đời sống của bà (mà không cho nhà thôi miên biết sự song đôi này). Thí dụ, Bridey diễn tả về "Bác Plazz," mà các nhà nghiên cứu cho là cách nói sai của người Gaelic "Bác Blaise." Tuy thế họ bị cụt hứng khi khám phá ra rằng Virginia có một người bạn khi còn nhỏ mà bà gọi là "Bác Plazz."
Các nhà nghiên cứu ngạc nhiên khi Virginia nhảy điệu jig của Ái Nhĩ Lan trong một lần bị thôi miên.. Làm sao mà một bà nội trợ ở Colorado lại học được cách nhảy jig? Ðiều huyền bí này được giải quyết khi người ta biết rằng Virginia đã học điệu nhảy này khi còn bé.
Như trường hợp Bridey Murphy cho thấy, những việc nhận là trở lại tiền kiếp luôn luôn gợi cảm hơn thức tế. Cho đến ngày nay, chưa có một trường hợp nào chứng minh được là có một người nhớ lại được kiếp trước. Chắc chắn là cò nhiều câu chuyện đã được kể lại dưới sự kiểm soát của một nhà thôi miên, tuy nhiên, bằng chứng của luân hồi (giống như Nàng Tiên Răng) vẫn tiếp tục tránh né chúng ta.”[1]
4. Có hay không sự ảnh hưởng của một tinh thần khác trên đối tượng [2]
Như đã nói ở trên, Phật Giáo, theo đúng giáo thuyết không chấp nhận có linh hồn vậy thì các trường hợp áp giải vong nói lên điều gì. Nó nói với chúng ta rằng có một linh hồn – tinh thần khác ảnh hưởng trên chính chúng ta và điều khiển được cả chúng ta khiến chúng ta làm được những điều mà chúng ta không thể hiểu được vì người này từ trước tới giờ không biết những điều đó. Như vậy, câu chuyện nhớ về tiền kiếp vẫn rất khó thuyết phục khi khẳng định là có linh hồn và tinh thần khác mạnh mẽ hơn có thể ảnh hưởng trên đối tượng
5. Trả lời thế nào về những ngược đãi và phẩm giá con người?
Khi nói tới việc mỗi người chịu khổ hay vinh sang ở đời – kiếp này chính là việc trả nghiệp cho kiếp trước. Vậy, giải thích thế nào về việc đấu tranh và nâng cao phẩm giá của con người. Nếu một người bị ngược đãi mà chúng ta không can thiệp thì rơi vào tình trạng vô cảm, môt căn bệnh trầm kha xã hội Việt Nam đang gặp phải. Đồng thời, chúng ta cũng trở nên những kẻ bàng quan để cho nhân phẩm của người khác bị chà đạp. Nếu can thiệp, chúng ta đã cô tình cản trở việc trả nghiệp hầu mong đối tượng có thể thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi. Điều nào cũng không xong và mâu thuẫn tự thân.
6. Đâu là tự do của con người?
Với việc công nhận luân hồi, mọi hành động của con người đều bị xét lại vì nó tương quan tới luật nhân quả. Điều mà họ làm không còn là tự do của họ nữa nhưng là định mệnh họ phải làm thế để trả nghiệp. Điều này cũng mâu thuẫn với chủ trương của Phật Giáo: oan oan tương báo đến khi nào mới hết. Phải buông bỏ mới dứt nghiệp. Nhưng chính khi ta chấp nhận để cho người khác làm điều gì đó không tốt trên cuộc đời mình, ta đang đẩy họ vào nghiệp lực để xoay vòng sinh tử. Chính khi đó ta cũng rớt vào trạng thái bám chấp, điều khiến nghiệp lực còn mãi
7. Luân hồi và xã hội phân tầng?
Theo như thuyết luân hồi thì kiếp hiện tại sẽ cho thấy kiếp trước ta tạo nghiệp thiện hay nghiệp ác ở mức độ nào đó. Vì vậy, nếu thấy một người chịu quá nhiều đau khổ, chúng ta dễ đi vào kết luận: kiếp trước người này tạo nhiều ác nghiệp nên kiếp này phải trả cho cân xứng. Đó là một cách nhìn nhận và đối xử phân tầng thấp cao trong xã hội dẫn đến trọng khinh không cần thiết. Giả như, phần lớn trong Phật Giáo đều coi người nữ thấp kém hơn nam giới nên đi đến kết luận đầu thai kiếp nữ giới thì kém phước hơn nam nhân. Một xã hội phân tầng thấp cao như thế chẳng khác nào hình thái xã hội thời Ấn Giáo khi Đức Phật còn sống. Xã hội đó vẫn còn phân tầng cho tới ngày nay. Xã hội mà Đức Phật đang cố gắng loại bỏ qua chính con đường tu tập và giáo thuyết của mình. Một cách phân biệt kỳ thị dẫn tới kẻ chịu thiệt thòi thì bị coi như phải trả nghiệp xứng với những gì đã làm trong tiền kiếp, còn kẻ làm điều ác cũng đương nhiên tạo nghiệp ác và cũng trả nghiệp ác đối với kẻ gây điều ác cho mình trong tiền kiếp. Một vòng luẩn quẩn khó thoát ra và giải thích sao cho cùng. Cứ như thế, đến khi nào vòng luân hồi mới chấm dứt.
Còn nhiều vấn đề khác nữa nhưng xin được dừng lại ở một số câu hỏi trên đây. Dù thế nào thì cũng nhìn nhận vấn đề tích cực mà thuyết luân hồi mang lại cho con người: con người không chấp nhận chết là hết và tin sự sống sau cái chết. Tuy nhiên, luân hồi không giải đáp được hết các vấn nạn của con người và từ ngữ cũng chẳng giúp ta hiểu cho thấu. Điều khó khăn nhất của thuyết luân hồi là con người không cần tới quy chuẩn nào của chân lý khách quan mà là quy chuẩn của chính mình theo kiểu có vi trùng là do ta nghĩ có vi trùng. Còn đúng chân lý khách quan thì vi trùng có đó dù ta có nghĩ nó có hay không.
II. Kitô Giáo có luân hồi?
Vậy Kitô giáo có tin vào luân hồi hay không? Những người chủ trương tin vào luân hồi dựa vào đoạn văn Kinh Thánh sau đây để minh chứng rằng có luân hồi là đoạn văn nói về tiên tri Êlia.
" Đang khi thầy trò từ trên núi xuống, Đức Giêsu truyền cho các ông rằng: "Đừng nói cho ai hay thị kiến ấy, cho đến khi Con Người từ cõi chết trỗi dậy." Các môn đệ hỏi Người rằng: "Vậy sao các kinh sư lại nói Êlia phải đến trước? " Người đáp: "Ông Êlia phải đến để chỉnh đốn mọi sự. Nhưng Thầy nói cho anh em biết: ông Êlia đã đến rồi mà họ không nhận ra, lại còn xử với ông theo ý họ muốn. Con Người cũng sẽ phải đau khổ vì họ như thế." Bấy giờ các môn đệ hiểu Người có ý nói về ông Gio-an Tẩy Giả.
(Mt 17, 9-13 hoặc Mc 9,9-13)
Trong đoạn văn này nhiều người dựa vào đó để khẳng định rằng Đức Giêsu nhắc tới sự luân hồi cách gián tiếp nhưng đó là ý niệm thuộc về chức năng. Đối với Thánh Kinh, Êlia tượng trưng cho các ngôn sứ. Vì thế, ở đây, Gioan phải chu toàn chức vụ ngôn sức của mình như chính cha cậu đã loan báo về vai trò ngôn sức của mình”
Hài Nhi hỡi, con sẽ mang tước hiệu là ngôn sứ của Đấng Tối Cao: con sẽ đi trước Chúa, mở lối cho Người, bảo cho dân Chúa biết: Người sẽ cứu độ là tha cho họ hết mọi tội khiên. (Lc 1, 76-77)
Hay như đoạn khác khi Đức Giê-su nói với ông Nicôđêmô về việc tái sinh – sinh lại
Trong nhóm Pharisêu, có một người tên là Nicôđêmô, một thủ lãnh của người Dothái. Ông đến gặp Đức Giêsu ban đêm. Ông nói với Người: "Thưa Thầy, chúng tôi biết: Thầy là một vị tôn sư được Thiên Chúa sai đến. Quả vậy, chẳng ai làm được những dấu lạ Thầy làm, nếu Thiên Chúa không ở cùng người ấy." Đức Giêsu trả lời: "Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể thấy Nước Thiên Chúa, nếu không được sinh ra một lần nữa bởi ơn trên." Ông Nicôđêmô thưa: "Một người đã già rồi, làm sao có thể sinh ra được? Chẳng lẽ người đó có thể trở vào lòng mẹ lần thứ hai để sinh ra sao? " Đức Giêsu đáp: "Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí. Cái bởi xác thịt sinh ra là xác thịt; cái bởi Thần Khí sinh ra là thần khí. Ông đừng ngạc nhiên vì tôi đã nói: các ông cần phải được sinh ra một lần nữa bởi ơn trên. Gió muốn thổi đâu thì thổi; ông nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu. Ai bởi Thần Khí mà sinh ra thì cũng vậy."
Ông Nicôđêmô hỏi Người: "Làm sao những chuyện ấy có thể xảy ra được? " Đức Giêsu đáp: "Ông là bậc thầy trong dân Ítraen, mà lại không biết những chuyện ấy! Thật, tôi bảo thật ông: chúng tôi nói những điều chúng tôi biết, chúng tôi làm chứng về những điều chúng tôi đã thấy, nhưng các ông không nhận lời chứng của chúng tôi. Nếu tôi nói với các ông về những chuyện dưới đất mà các ông còn không tin, thì giả như tôi nói với các ông về những chuyện trên trời, làm sao các ông tin được? " Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống. Như ông Mô-sê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời. (Ga 3, 1-15)
Ở đây phải hiểu rằng tái sinh chính là cuộc hoán cải nội tâm và tin vào Đức Giêsu, Đấng Thiên Chúa đã sai đến. Một cuộc đổi mới trong Chúa Thánh Thần với cuộc sống hiện tại chứ không phải chờ đợi sau khi chết mới tái sinh và tái sinh lần hồi qua nhiều kiếp khác nhau. Ngày nay, mỗi khi lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy và trong đêm vọng Phục Sinh, Kitô hữu vẫn được nhắc lại điều này.
Như thế, phải khẳng định rằng, giáo và tín hữu Kitô giáo không tin có luân hồi vì Đức Giêsu - Con Thiên Chúa làm người - đã chết và Phục sinh không phải là để tiếp tục luân hồi và sẽ chết nhưng là sống vĩnh viễn trong vinh hiển của Người. Và tới lượt chúng ta, chúng ta cũng sẽ sống lại với trọn vẹn xác hồn một cách cá nhân để lãnh nhận thiên đàng hay hỏa ngục hoặc tình trạng thanh luyện tạm thời. Chính vì được dìm vào trong cái chết và sự phục sinh của Đức Giêsu chúng ta cũng sẽ được phục sinh với người. Đó là niềm tin và hy vọng của chúng ta.
Niềm tin và hy vọng của chúng ta đặt nơi Đức Kitô, Đấng đã chết và chỉ chết một lần duy nhất và phục sinh vinh hiển để tiêu diệt thần chết. Đức Giêsu dạy ta giới luật yêu thương, nơi đó mỗi người sẽ đền trả công bằng về những gì mình đã gây ra. Song, tự thân chúng ta không khi nào đền trả cho hết nhưng chính Thiên Chúa tình yêu đã đền bù cho chúng ta các sung mãn trong Đức Kitô. Về phần ta, ta được mời gọi nên trọn lành, không phải bằng phương tiện của những cuộc luân hồi nhưng với tất cả những giới hạn của mình trong cõi nhân sinh độc nhất vô nhị. Chúng ta được cứu độ và giải thoát do bởi ân sủng của Thiên Chúa dành cho. Ân sủng lớn nhất mà con người lãnh nhận được là Thiên Chúa đã tự trao ban chính mình cho con người để ai tin vào con của Người thì được sống và sống muôn đời.
Thiên Chúa tự trao ban chính mình cho con người để con hiểu rõ mình là ai. Kitô nói tới thiên đàng hỏa ngục không phải là để ta sợ nhưng là một thái độ rất trọng thị con người, từng con người. Kitô giáo trọng từng con người với tất cả những gì là của nó, dính tới nó bởi ngay cả cái thân xác tan biến một mai sau cái chết, Thiên Chúa Cha đã dựng nên nó, Chúa con đã mang lấy nó vào mình, cứu chuộc nó và đưa vè Thiên Quốc, Chúa Thánh thần thánh hóa và biến nó trở thành nhà của Người. Thế đó, mọi sự đều có giá trị và ý nghĩa. Không có gì dính đến con người mà vô nghĩa. Vô nghĩa hay không là chính việc ta nhìn nhận mà thôi.
Tựu trung, Đức tin Kitô giáo không có luân hồi và mỗi người chỉ sống một kiếp duy nhất và chỉ có một đích đến là hạnh phúc vĩnh cửu – là chính Thiên Chúa. Chính vì như thế, Kitô sống hết mình và có trách nhiệm với cuộc sống hiện tại và thấy mỗi ngày, mỗi giây phút đời mình như là cơ hội cuối cùng để sống và sống yêu thương trong cõi đời này. Đó là lý do thúc đầy Kitô sống đức ái và khẩn trương thi hành đức ái cách cẩn mật và mau lẹ như là cơ hội cuối cùng của cuộc sống trần thế. Đó cũng chính là lý do mà Kitô không có làm từ thiện nhưng là thực thi đức ái. Tất cả mọi việc xuất phát từ lòng yêu thương vì tới giờ phút sau cùng Chúa sẽ không hỏi ta sống như thế nào nhưng hỏi những người anh em ngươi đâu. Chúng ta sống là sống với, sống cùng, sống cho và sống vì nhau thì chúng ta cũng nên thánh như thế. Tất cả mọi người không ai bị loại trừ ra ngoài và tất cả đều dính bén đến người tín hữu Kitô. Họ sống và yêu thương vì trải nghiệm tình yêu của Thiên Chúa dành cho mình. Sống cách an nhiên tự tại không vì phải sợ phạt hay vì phần thưởng nhưng đơn giản là làm chứng và chia sẻ niềm vui yêu thương mà Thiên Chúa đã dành cho hầu mọi người cũng được chung hưởng niềm vui ấy.
Để kết luận xin được nói rõ là bài viết không nhằm thuyết phục ai hay lên án hoặc phi bác niềm tin của tôn giáo khác. Bài viết chỉ nhằm nêu lên câu hỏi hơn là đi sâu vào giải đáp và mình chứng. Tự các bạn tìm lấy câu trả lời cho riêng mình chứ bản thân tôi không trả lời thay các bạn. Dù có lý hơn hay vô lý cũng chẳng sao. Phận người tuy hữu hạn nhưng rất linh thiêng và huyền bí. Đạo này nói thế này, đạo kia nói thế khác và bạn sống theo đạo nào tin theo và lấy đó làm kim chỉ nam hướng dẫn cho mình. Mọi sự nỗ lực giải thích chỉ là giới hạn của ngôn ngữ. Ngôn ngữ chỉ giúp ta hiểu phần nào về huyền nhiệm mà thôi. Hữu lý hay phi lý cũng chẳng sao. Chưa biết sống sao đã biết chết. Vì vậy, nhiều kiếp hay một kiếp, ta hãy sống yêu thương chan hòa và sống cho ra người. Bạn tin sao hãy sống hết mình với niềm tin của bạn, sống sao cho mỗi giây phút hiện tại trở nên thánh thiêng và huyền nhiệm hơn. Còn tôi, tôi tin vào Thiên Chúa và tôi sống và chia sẻ trải nghiệm về Thiên Chúa là tình yêu của tôi cho bạn và cho hết thảy mọi người và cho toàn thể vũ trụ, trong đó tôi là thành phần. Tất cả chỉ có thế!
Sài Gòn 21.9.2015
Mời đọc thêm
Người Công Giáo Có Tin Vào Thuyết Luân Hồi Không?[3]
Dĩ nhiên người Công Giáo không hề và không bao giờ tin vào thuyết hay sự luân hồi cả. Chúng ta tin rằng linh hồn do Thiên Chúa và phát xuất từ Thiên Chúa nên bất tử. Và nó sẽ mãi mãi tồn tại ở một trong hai nơi sau khi từ giã cõi đời: Thiên đàng hay hỏa ngục. Đối với niềm tin Công Giáo chết là đưa lịch sử con người đến hồi kết thúc. Tức là khi chết, chúng ta quyết định số phận tối hậu của mình một cách dứt khoát, không rút lui cũng không thể đảo ngược lại được nữa. Giáo Lý Công Giáo khẳng định rằng :”Sự chết là chỗ tận cùng lử hành của con người nơi trần gian..., và để quyết định về số mệnh tối hậu của mình. Khi đã chấm dứt “dòng đời duy nhất của cuộc sống trần gian của chúng ta”, chúng ta sẽ không trở lại những kiếp khác nơi trần gian này. Người ta chỉ chết một lần thôi. Không có sự “lại đầu thai” sau khi chết.” (GLGHCG 1013).
“Mỗi người lãnh nhận trong linh hồn bất tử của mình, phần trả công muôn đời cho mình, ngay sau khi chết, trong một cuộc phán xét riêng, chiếu theo cuộc sống của mình hướng về Chúa Kitô, để hoặc sẽ trải qua một sự thanh luyện, hoặc lập tức bước vào hưởng diễm phúc trên trời, hoặc lập tức bị án phạt muôn đời” (GLGHCG 1023)
Như thế thuyết đầu thai hoàn toàn đối nghịch với Thánh Kinh và Thánh Truyền và vẫn luôn luôn bị đức tin và thần học Kitô giáo bác bỏ. Giáo Hội bác bỏ luận thuyết đầu thai như sau :
1/ Đầu thai tức phủ nhận khả năng có hỏa ngục, bởi vì qua các lần đầu thai nối tiếp nhau, tất cả mọi người cuối cùng sẽ được cứu độ.
2/Đầu thai tức phủ nhận giáo lý về ơn cứu chuộc, giáo lý khẳng định rằng chính nhờ vào ân sủng của Thiên Chúa, mà con người được cứu độ.
3/Đầu thai tức làm giảm nhẹ tính nghiêm trọng của tự do con người, bởi lẽ các quyết định của người ta ở đời này luôn có thể bị xét lại.
4/Đầu thai tỏ ra phủ nhận sự phục sinh bởi vì việc đầu thai không dính dáng chi tới thể xác nguyên thủy của cá nhân con người.
..........................
[1] Xem: http://www.kinhthanhvn.org/viewItem.jhtml?itemId=2457, truy cập 18/9/2015
[2] Trong Công Giáo có các trường hợp trừ quỷ, ma quỷ biết hết những gì quá khứ người đó làm và của cả người trừ quỳ nhân danh Hội Thánh. Ma quỷ thường bới móc tất cả các tật xấu của người trừ quỷ mà ngay cả họ cũng không nhớ để sỉ nhục họ. Đây cũng là một câu trả lời cho thấy có sự ảnh hưởng của một tinh thần mạnh hơn trên một con người trong khi họ hoàn toàn không hề quen biết gì với người trừ quỷ. Phải chăng thuyết luân hồi giải đáp được vấn nạn này.
7 nhận xét
Như thế thuyết đầu thai hoàn toàn đối nghịch với Thánh Kinh và Thánh Truyền và vẫn luôn luôn bị đức tin và thần học Kitô giáo bác bỏ. Giáo Hội bác bỏ luận thuyết đầu thai như sau :
1/ Đầu thai tức phủ nhận khả năng có hỏa ngục, bởi vì qua các lần đầu thai nối tiếp nhau, tất cả mọi người cuối cùng sẽ được cứu độ.
2/Đầu thai tức phủ nhận giáo lý về ơn cứu chuộc, giáo lý khẳng định rằng chính nhờ vào ân sủng của Thiên Chúa, mà con người được cứu độ.
3/Đầu thai tức làm giảm nhẹ tính nghiêm trọng của tự do con người, bởi lẽ các quyết định của người ta ở đời này luôn có thể bị xét lại.
4/Đầu thai tỏ ra phủ nhận sự phục sinh bởi vì việc đầu thai không dính dáng chi tới thể xác nguyên thủy của cá nhân con người.
- Trả lời:
Tôi nghĩ rằng Hội Thánh Công Giáo hiểu mới đúng một phần về ĐẦU THAI.
- Thức dự ĐẦU THAI không phủ nhận về HỎA NGỤC, vấn đề ĐẦU THAI là một BÍ ẨN của Thiên Chúa, thực ra không phải ai cũng ĐẦU THAI,chỉ những người có SỨ MẠNG như ÊLYA như Matthêô chương 11 câu 12 đến câu 15 có viết:
"12 Từ ngày Yoan Tẩy giả đến bây giờ, Nước Trời ở dưới sức cường bạo, và những kẻ cường bạo chiếm đoạt lấy. 13 Vì các tiên tri hết thảy và Lề luật cho đến Yoan đã nói tiên tri. 14 Và nếu các ngươi muốn nhận, thì chính ông là Êlya phải đến. 15 Ai có tai thì hãy nghe!" (Mt 11/12-15).
- Quan Điểm Đầu Thai theo kiểu của Êlya không hề phủ nhận ơn Cứu Chuộc mà còn làm sáng tỏ ơn Cứu Chuộc của Chúa Giêsu!...xin mọi người đang làm công tác Thần Học cẩn thận hơn để khỏi nhầm lẫn trong các quan điểm hay quan niệm về vấn đề ĐẦU THAI... tôi thấy rằng quan điểm về vấn Đề ĐẦU THAI CỦA Giáo Lý Công Giáo hiện nay đã không hiểu đúng về luật ĐẦU THAI của Đức Phật Thích Ca và của Kinh Thánh Thiên Chúa
- Do ĐẦU THAI LÀ MỘT BÍ ẨN mà Thiên Chúa muốn sử dụng riêng những người được TUYỂN CHỌN vào công chuộc của Thiên Chúa nên không thể: làm giảm nhẹ tính nghiêm trọng của tự do con người như điều 3 đã nói.
- ĐẦU THAI không phủ nhận sự PHỤC SINH là ơn Cứu Chuộc mà Chúa Giêsu đã mang đến cho loài người.
* Chúng ta thấy đoạn Kinh Thánh trên Chúa Giêsu đã khẳng định ÊLYA chính là thánh Yoan Tẩy Giả mà tiên tr Malaki chương 3 câu 23 đến câu 24 như:
"23 Này Ta sẽ sai đến cho các ngươi, tiên tri Êlya trước khi Ngày của Yavê đến, (ngày) lớn lao và đáng sợ. 24 Nó sẽ quay lòng cha ông về với con cháu, và lòng con cháu về với cha ông, kẻo Ta đến mà đánh phạt xứ bằng án hiến phù tru di".
Vậy ai đã được sai đã được sai đến?
- Chính kà ÊLYA mà sau này đã được Chúa GiÊSu khẳng định là ÊLYA rõ ràng không thể chối cãi...Malaki chương 3 câu 1 dến câu 4 Ngôi Hai Thiên Chúa đã phán về một Thần Sứ mà Tân Ước Chúa Giếsu đã khẳng định là thánh Gioan Tẩy Giả chính là tiên tri ÊLYA như sau:7 Họ đi rồi Ðức Yêsu nói với dân chúng về Yoan: "Các người đi ra sa mạc để coi cái gì?- Cây sậy rung trước gió ư? 8 Mà các người đi ra để xem gì? Một người ăn vận mịn màng ư? Nhưng này, những kẻ ăn vận mịn màng thì ở đền vua. 9 Mà tại sao các người ra đi? Ðể thấy một tiên tri ư? Phải! Ta bảo các người: và còn hơn tiên tri nữa. 10 Về ông ta đã viết:
Này Ta sai thần sứ Ta đi trước mặt ngươi,
kẻ sẽ dọn đàng cho ngươi, đằng trước ngươi.
11 "Quả thật, Ta bảo các ngươi: Trong những kẻ sinh bởi người nữ chưa một người nào lớn hơn Yoan Tẩy giả đã chỗi dậy; nhưng người nhỏ hơn trong Nước Trời lại lớn hơn ông.
12 "Từ ngày Yoan Tẩy giả đến bây giờ, Nước Trời ở dưới sức cường bạo, và những kẻ cường bạo chiếm đoạt lấy. 13 Vì các tiên tri hết thảy và Lề luật cho đến Yoan đã nói tiên tri. 14 Và nếu các ngươi muốn nhận, thì chính ông là ÊLYA phải đến. 15 Ai có tai thì hãy nghe!
"1 Này Ta sai thần sứ của Ta, kẻ sẽ vén đường bạt lối trước nhan Ta. Và thình lình sẽ đến nơi Ðền thờ của Người, vị Chúa tể mà các ngươi đòi hỏi. Và thần sứ giao ước mà các ngươi ước nguyện, này vị ấy đến - Yavê các cơ binh đã phán
Bạn vui lòng trình bày về thuyết đầu thai của Đức Phật! Nếu hiểu sai, bạn vui lòng chỉ ra cho. Cám ơn bạn!
Bài viết nói về 1 khía cạnh của Phật giáo mà lại còn so sánh đối chiếu với niềm tin vào thiên chúa giáo thì hẳn nhiên nó phải mâu thuẫn rồi, và khi nó mâu thuẫn với thiến chúa giáo , lại bảo như thế Phật giáo đã sai, thì còn nói làm gì nữa. Nếu muốn chỉ ra cái sai của Phật giáo thì trước hết phải chứng minh nó sai khi so sánh với thực tế cuộc sống hiện tại diễn ra xung quanh loài người nè, không phải đi so sánh với những gì viết trong kinh thánh , okay ? Những câu chuyện luân hồi thực tế đã được kiểm chứng bởi những nhà tâm lý học nổi tiếng của thế giới đặc biệt từ Âu Mỹ nơi cũng có đức tin về chúa trời, nhưng họ đã tôn trọng sự thật về các trường hợp em bé nhớ lại ký ức tiền kiếp và nghiến cứu về nó 1 cách nghiêm túc & thận trọng. Không phải ai cũng nhớ về tiền kiếp, nhưng điều đó không chứng minh là con người ko có tiền kiếp, 1 số cái chết hãi hùng hoặc bất ngờ cùng với duyên nghiệp vẫn còn tiếp diễn đã cho phép 1 số đứa trẻ trên thế giới này nhớ lại ký ức tiền kiếp. Và luân hồi là nguyên tắc vận hành của vũ trụ này, dù tin hay không tin, thì nó cũng tồn tại khách quan mà thôi.
Xin đọc lại những gì được viết ngay từ đầu!
"Xin phép được nói đôi điều trước khi trả lời: ở đây không muốn gây cuộc tranh luận về tôn giáo, vì khi giải đáp thắc mắc, hẳn sẽ động chạm tới niềm tin của anh chị em Phật tử vốn dĩ tin vào thuyết luân hồi. Có thể một cách nào đó, anh chị em sẽ cảm thấy động chạm nếu như thấy niềm tin của mình bị một tôn giáo khác tìm cách phủ nhận. Đây là một điều không hay và thật sự không nên. Dầu vậy, xin phép được chia sẻ dưới nhãn quan của một người Kitô giáo, kính mong anh chị em Phật tử lượng thứ cho nếu có gì mạo phạm. Xin sẵn sàng lắng nghe những góp ý chân thành từ quý vị. Chân thành cám ơn!"
Tôi tôn trọng niềm tin của bạn và mong bạn sống hết mình với niềm tin Phật Giáo.
Cám ơn bạn!
Trước hết, con xin cảm ơn Chúa, vì nhờ Chúa mà con biết loạn luân là 1 điều đúng đắn từ xưa. Ngài đã tạo ra Adam và Eva, 2 người đã sinh ra 100 nam và 100 nữ (ví dụ thôi). Và thế là những đứa con của họ đã làm "chuyện ấy" từa lưa để rồi dân số đến nay là 7 tỷ dân (2016).
Con xin cảm ơn Chúa, vì nhờ Chúa mà nhân loại có được kiến thức trái đất là phẳng, nằm ở trung tâm của vũ trụ, và mọi vật đều quay quanh trái đất.
Con xin cảm ơn Chúa vì Ngài đã trừng phạt 2 nhà khoa học dị giáo, Gallileo và Coppernicus, vì họ dám nói trái đất hình cầu và quay quanh mặt trời. Họ nói sai sự thật vì tuyên bố của họ trái với thánh kinh của Ngài.
Con xin cảm ơn Chúa, vì Ngài đã ngăn cấm phá thai ở mọi hình thức. Và Ngài đã sắp xếp mọi chuyện từ lúc con chưa sinh ra cho tới khi con chết đi. Các gia đình có con là quái thai, dị dạng, bệnh down, hay các bệnh hiểm nghèo khác cần phải cúi đầu cảm ơn Chúa vì Ngài đã sắp xếp mọi chuyện như vậy. Các bạn phải vui mừng vì Chúa đã chọn và làm thế với các con của bạn vì Ngài có mục đích tốt cho họ.
Con xin cảm ơn Chúa, nhờ Chúa mà con biết lễ Ishtar của người Babylon thờ thần tình dục (Biểu tượng thỏ và trứng) chính là lễ phục sinh của Chúa sau khi Constantin đánh chiếm Babylon.
Con thay mặt tất cả con người sinh ra trước khi Chúa giáng thế cám ơn Chúa. Họ đã và đang được đày trong hỏa ngục đời đời kiếp kiếp vì đã không biết đến Chúa và không tin vào Chúa.
Cám ơn Chúa vì Ngài đã ban tặng quyển kinh thánh mà Ngài mượn xác phàm để ghi lại. Kinh thánh của Ngài viết quá cao siêu, tụi con đọc mà chẳng hiểu và cũng chẳng khai sáng được gì. Tụi con phải dựa vào khoa học để cố gắng hiểu và hòa nhập với kinh thánh.
Cám ơn Chúa vì nhờ Chúa mà chúng con có nhiều đạo thờ Chúa và đạo nào cũng tranh nhau làm chính thống và coi đạo khác là quỷ Satan. Cùng thờ Chúa mà con chẳng biết đâu là chính tông để mai sau con lên thiên đàng hay xuống hỏa ngục mà hối hận.
Con xin tạ ơn Chúa, vì Chúa đã cho con thấy rõ quyền lực của Ngài qua các đợt cứu trợ các đồng bào bị thiên tai. Cụ thể là các nhánh Tin Lành đã tuyệt nhiên tuyên bố là nếu họ đã nhận hàng cứu trợ của hội thánh Tin Lành thì tuyệt đối không được nhận hàng cứu trợ từ các đạo khác như Phật tử, Thiên Chúa Giáo, Cao đài vì họ đều là Satan. Thật là hạnh phúc cho đồng bào bị thiên tai.
Cám ơn Chúa vì nhờ Chúa mà con mới biết, chỉ cần vào nhà thờ làm lễ bóc tem và tin Chúa là con được cứu, không cần biết sau này con làm bao nhiêu việc ác nhân thất đức đi nữa, Chúa vẫn thứ tha. Và cám ơn Ngài đã trừng phạt những kẻ không tin vào Ngài mặc kệ họ làm bao nhiêu việc thiện, giúp đỡ mọi người ra sao, sống tốt thế nào. Họ tốt kệ họ, không tin Ngài thì cứ đày xuống hỏa ngục đời đời kiếp kiếp.
Con xin tạ ơn Chúa vì Ngài đã trao quyền năng tối thượng của Người mình cho các Cha nhà thờ để họ lạm dụng tình dục trẻ em. Cũng xin cảm ơn Ngài vì Ngài đã sắp xếp tất cả chuyện đó.
Xin thành thật cám ơn Chúa, nhờ Ngài mà các nhà khảo cổ đã tìm ra sự thật trên 1 mảnh da dê có niên đại từ những năm đầu tiên SCN. Tấm da ghi là, "Ta ở trong con. Hãy chẻ khúc gỗ, lật hòn đá có Ta trong đó. Ta không ở trong 4 bức tường của nhà thờ." Nhưng họ không công nhận sự thật của Ngài vì nó sẽ làm lung lây quyền lực của họ.
Cám ơn những câu cám ơn của bạn! Cám ơn những câu cám ơn để cho thấy còn một mảng tối đang cần ánh sáng chiếu vào! Chúc bạn gặp được ÁNH SÁNG!
noi voi unknown:cong nhan gian phong ten lua cua ban co hoa luc manh that,nhung nhung qua ten lua mang nhan hieu"cam on" khong pha huy duoc muc tieu nao dau.Ban da dung cai can tri thuc mat can bang:dat het trong luong vao 1 ben dia can,con dia can con lai ben kia trong rong.tri thuc mat can bang se di vao loi mon bien kien{chi thay mot ben ma khong thay hai ben}.Hay dung tri thuc lam ich loi cho minh va cho nguoi.Dung "che tao ten lua" nua.Hay luu y cau danh ngon:"Hay viet dieu xau vao bui ,dieu tot vao cam thach"Benjamin Franklin"
Đăng nhận xét