Thứ Hai, 4 tháng 4, 2016

THÁI THỌ HUYỆT DƯƠNG MINH KHẢO LUẬN ( Tư Liệu)

Written By Thanhcao's Blog on Thứ Hai, 4 tháng 4, 2016 | 13:30

Vt: Đây là bài viết độc đáo của Lương y Thuận Nghĩa, xin lưu về đây để làm tư liệu. Bài viết cũng giúp cho bản thân hiểu rõ cách làm tăng khí của thầy Lý Phước Lộc! Cám ơn các thầy!

----------------------------------------

Trước lúc đọc bài phần khảo luận này Quí Vị cần phải xem trước bài viết trước (nếu chưa xem bài trước thì chưa nên đọc bài khảo luận này)

Bấm vào đây để đọc: http://thuannghia.vnweblogs
  

__________
   
Lấy tư cách là một lương y hậu nhân của Thanh Long Phái một Y phái đã xuất thế nhiều Quan Ngự Y cho các triều đại Vua Chúa từ đời Hậu Lê cho đến đời Chúa Nguyễn Phúc Thuần. Tôi khẳng định huyệt Dương Minh mà Bà Lương Y Phạm Thị Hồng đã đề cập đến là có thật 100%.
    
Huyệt này là một biệt huyệt nằm trên Thái Thọ Cân Kinh nối giữa Thủ Dương Minh Đại Trường Kinh với Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu và Thủ Thái Dương Tiểu Trường Kinh. Huyệt này là huyệt chủ của Cân Thọ (sự bền vững của Gân Cơ)

Sách Linh Khu Tố Vấn viết " Thiếu niên chủ Thọ về Cốt khí Trung niên chủ thọ về Huyết khí Lão niên chủ thọ về Cân khí. Nam giới chủ thọ về Gân Cốt bền vững Nữ giới chủ thọ về Khí Huyết đầy đủ..."
   
Lại nói "Dương Minh là Thái Cân Kinh chủ huyệt là hội huyệt của các Lạc và biệt Kinh nối ba đường thủ dương Kinh (ba đường Kinh dương ở tay). Thiếu niên huyệt hội (sáng sủa lộ rõ) là Cốt khí thịnh vượng dương khí còn minh nguyên chưa bị âm tà hoạnh hại. Trung niên huyệt hội là khí lực cường tráng vận lực hanh thông không bị tổn vì âm tà hoạnh hại. Lão niên huyệt hội là gân cốt còn đầy đủ thâu nạp khí âm mà tàng dương đó là cái lý khícủa Đại thọ vậy..."
     
Như vậy theo sách Linh Khu thì Dương Minh không chỉ là huyệt Đồng tử mà nói thật chính xác đó chính là Thọ Huyệt.

Và có thể với con mắt thao luyện dày dặn của nghề nghiệp người Thầy Thuốc có thể dựa vào huyệt Dương Minh mà xác định định được là cònĐồng Tử hay không Đồng Tử. 

Nhưng nói như Lương Y Phạm Thị Hồng là nếu thiếu niên đã gần gũi một lần nữ sắc thì huyệt Dương Minh bị đứt hẳn là chưa chính xác.

Người thầy thuốc có nghề vọng Thần có thể thấy được huyệt Dương Minh có thần khí tăm tối hay sáng sủa mà xác định được người bệnh có thái quá trong việc chăn gối hay không để mà xác định được sự vắn dài tuổi thọ của bệnh nhân. Như vậy sao nói Dương Minh huyệt tuyệt đứt được.

Huyệt Dương Minh chính là nơi hội tụ và phát tiết thần sắc của con người. Thần khí sáng sủa trong lành hay u ám mờ tối là do chính từ Dương Minh huyệt phát tiết chứ không phải là do Minh Đường Dịch Mã Thái Dương sinh ra như một số người đã nghĩ.

Các bạn hãy nhìn sự tích hợp khí huyết của ba đường kinh dương trên cơ thể sau đây thì các bạn sẽ hiểu rõ thêm tại sao Huyệt Dương Minh lại có vai trò thần diệu như vậy


   
   
KINH THỦ DƯƠNG MINH ĐẠI TRƯỜNG


                              KINH 
THỦ THIẾU DƯƠNG TAM TIÊU



KINH THỦ THÁI DƯƠNG TIỂU TRƯỜNG

______________

    




ĐƯỜNG LƯU CHUYỂN KHÍ TRONG CÁC MẠCH LẠC KINH THỦ DƯƠNG MINH ĐẠI TRƯỜNG

1-KINH CHÍNH


Khởi đầu từ bờ ngoài chân móng ngón tay trỏ đi dọc theo mép trên của ngón tay qua hố lào giải phẫu đến nếp gấp bờ ngoài khuỷ tay chạy dọc theo mé trước- ngoài cánh tay đến đầu trên cánh tay chỗ hõm khớp vai ra bờ sau vai giao với kinh Tiểu Trường ở huyệt Bỉnh Phong hội với Đốc Mạch ở Đại Chùy và đi sâu vào trong hõm xương đòn từ đây phân ra 2 nhánh: Một nhánh lặn vào Phế qua cơ hoành để vào Đại Trường ; Một nhánh từ hố xương đòn lên cổ hàm đi vào giữa hàm răng dưới vòng quanh mép miệng giao nhau ở Nhân Trung đến cánh mũi phía bên đối diện.


2-KINH BIỆT

Khởi từ huyệt Kiên Ngung phân thành nhiều nhánh: Một nhánh ra sau ngực hội ở Đại Chùy Một nhánh đến trước ngực phân nhánh vào Đại Trường vào Phế nổi lên ở hố trên xương đòn (ở huyệt Phù Đột) để hội với kinh Biệt Phế.

3-LẠC DỌC

Từ huyệt Lạc - Thiên Lịch chạy đến mỏm vai lên cổ vào hàm dưới phân một nhánh vào răng - tai và một nhánh vào Phế. 

     
4-LẠC NGANG

Từ huyệt Lạc - Thiên Lịch chạy theo bờ ngoài cẳng tay vào huyệt Nguyên của Phế là Thái Uyên.


5-KINH CÂN

Khởi lên ở bờ ngoài chân móng ngón tay trỏ đi dọc theo bờ ngoài cẳng tay lên khuỷ tay đến đầu cánh tay kết ở Kiên Ngung phân một nhánh vòng theo bả vai áp vào 2 bên cột sống còn một nhánh đi từ Kiên Ngung lên đến cổ chia: một chi nhánh lên má kết ở trong xương gò má và chạy vào tai một chi nhánh lên trên đến góc trán vào trong tóc vòng quanh sọ xuống phía hàm đối diện cùng kinh.

___

ĐƯỜNG LƯU CHUYỂN KHÍ TRONG CÁC MẠCH LẠC KINH THỦ THIẾU DƯƠNG TAM TIÊU.

1-KINH CHÍNH:

Khởi từ góc trong ngón tay áp úp dọc theo khe giữa của 2 ngón tay 4-5 ở mu bàn tay đến mặt ngoài cổ tay lên trên đi dọc theo mặt sau cẳng tay giữa xương trụ và xương quay đến mỏm khuỷ tay đi theo mặt sau cánh tay lên vai trong chỗ lõm của đầu xương vai và đầu xương cánh tay. Qua đỉnh cao xương bả vai thì đường kinh bắt chéo ra sau kinh Đởm chạy xuống rãnh trên xương đòn (h.Khuyết Bồn) rồi đi sâu vào trong ngực đến Tâm Bào Lạc qua cơ hoành và liên hệ với Tam Tiêu. Một nhánh đi từ ngực (h.Chiêu Trung) trở lên rãnh trên xương đòn để ra sau cổ liên lạc với Đốc Mạch (h.Đại Chùy) chạy lên sau gáy vào sau tai vòng quanh tai đến góc trên tai đi vòng xuống mặt và trở lên kết ở bờ dưới ổ mắt. Một nhánh từ sau tai (h.Khế Mạch) vào trong tai và ra trước tai qua trước h.Thượng Quan (Đởm) vòng xuống góc hàm dưới và liên kết ở góc ngoài đuôi lông mày để liên lạc với kinh Túc Thiếu Dương Đởm ở phía ngoài đuôi mắt (h.Đồng Tử Liêu).

2-KINH BIỆT:

Khởi từ huyệt Giác Tôn của kinh Chính Tam Tiêu đi lên đỉnh đầu ở h.Bá Hội rồi trở xuống vòng sau tai đến h.Thiên Dũ qua h.Khuyết Bồn (Vị) để vào sâu trong ngực liên lạc với Tâm Bào Lạc và Tam Tiêu.

3-LẠC DỌC:

Khởi từ huyệt Lạc - Ngoại Quan theo kinh Chính lên phía sau cánh tay qua hõm trên xương đòn rồi xuyên vào trong ngực đến Tâm Bào Lạc.

4-LẠC NGANG:

Khởi từ huyệt Lạc - Ngoại Quan đi dọc theo bờ ngoài cẳng tay để đổ vào Kinh Chính Tâm Bào ở huyệt Nguyên - Đại Lăng.

5-KINH CÂN:

Khởi từ góc trong của móng ngón tay áp út đến cổ tay lên phía sau cẳng tay và sau khuỷ tay theo bờ ngoài cánh tay lên mỏm vai qua cổ hội với kinh Cân Thủ Thái Dương Tiểu Trường đến góc hàm dưới tại đây phân hai nhánh: Một nhánh đi vòng dưới góc hàm dưới để tiến sâu vào họng và kết ở cuống lưỡi. Một nhánh đi lên cao dọc trước tai chia nhánh vào tai và đến góc ngoài mắt kết ở miền trán thái dương tại huyệt Bản Thần
__________________


ĐƯỜNG LƯU CHUYỂN KHÍ TRONG CÁC MẠCH LẠC KINH THỦ THÁI DƯƠNG TIỂU TRƯỜNG


1-KINH CHÍNH


Khởi lên từ góc trong chân móng ngón tay út chạy dọc theo bờ trong bàn tay phía xương trụ lên cổ tay đi dọc theo phía sau trong cánh tay qua giữa mỏm khuỷ tay vào sau khớp vai đi ngoằn ngoèo ở gai xương bả vai đến hội với kinh Bàng Quang và Đốc Mạch hội tại h. Đại Chùy rồi trở ra hố xương đòn.

Từ hố xương đòn vùng huyệt Khuyết Bồn phân thành hai nhánh: Một nhánh lặn vào Tâm qua cơ hoành đến Vị Tiểu Trường và xuống liên hệ với huyệt Hạ Cự Hư của kinh Túc Dương Minh Vị (huyệt Hợp dưới của Tiểu Trường). Một nhánh lên cổ gò má tới góc ngoài mắt và vào tai; tại vùng má có nhánh đến bờ dưới hố mắt hốc mũi và kết ở huyệt Tình Minh (Bq).


2-KINH BIỆT

Khởi từ sau vai ở huyệt Nhu Du nhập vào nách tại huyệt Uyên Dịch (Đởm) vào ngực và phân nhánh vào Tâm xuyên cơ hoành xuống liên hệ với Tiểu Trường Một nhánh chạy đến khóe mắt trong ở huyệt Tình Minh (Bq).

3-LẠC DỌC

Từ huyệt Lạc - Chi Chánh chạy ra ngoài bờ sau cánh tay lên tới vai vào vùng huyệt Khuyết Bồn (Vị) rồi chạy vào Tâm.

4-LẠC NGANG

Từ huyệt Lạc - Chi Chánh vòng ngang bờ ngoài cánh tay đến huyệt Nguyên của kinh Tâm là Thần Môn.

5-KINH CÂN


Khởi từ phía trong ngón út men theo cổ tay chạy dọc bờ trong sau cánh tay phân thành hai nhánh: Một nhánh vòng xuống kết dưới ổ nách Một nhánh vòng lên vai cổ đi trước kinh Túc Thái Dương Bàng Quang và Thiếu Dương Đởm: phân một nhánh đến sau tai và vào trong tai còn một nhánh đi vòng quanh tai rồi đổ xuống xương hàm dưới và chạy ngược lên trên đến góc ngoài mắt kết thành nhiều mao mạch dưới ổ mắt.
_______

Nhìn trên đồ huyệt và đường luân chuyển khí huyết của ba đường Thủ Dương Kinh (lưu ý chổ có gạch đít) chúng ta đều thấy dù là đường luân chuyển kinh chính kinh biệt lạc dọc lạc ngang hay cân kinh đều thấy cả ba đường kinh Dương này đều cũng có một sự hội tụ ở cuối xương quai hàm và đi vào trong tai. Điểm tích hợp đó chính là Dương Minh huyệt.

Lúc này đây chúng ta mới hiểu được lý luận logic của Y Lý là vì sao Thận khai khiếu ở tai (80% bệnh ù tai - Tinitut là liên quan đến thận). Khai khiếu có nghĩa là bóng ảnh biểu hiện ra ngoài của nội tạng Trong trường hợp này tạm hiểu nôm na là mọi tình trạng của Thận biểu hiện ra ở Tai. Và chúng ta mới thật thấu ngộ tại vì sao huyệt Dương Minh lại thể hiện được những hiện trạng có liên quan đến sự thịnh suy của quả Thận. Bởi vì Kinh Thận vốn là đường kinh Âm nhưng Thận chính là cái bể khí tàng trữ khí Nguyên Dương (Chân Khí). Vì vậy mà xét về sự thịnh-suy của Thận chính là dựa vào nơi hội tụ khí Dương nơi khai khiếu của Thận. Đó chính là điều huyền vi của Y Lý cổ truyền.

(Việc Thận khai khiếu ở Tai và ba đường kinh Dương ở tay hội ở huyệt Dương Minh ảnh hưởng đến khí Nguyên Dương của Thận lý giải rất rõ ràng cho các động tác vận động của Tay nhịp nhàng uyển chuyển và nhu thuận của môn khí công Thiên Lý Tiêu Dao tại sao lại có thể là một môn khí công Cường Dương Tráng Thận được...)

Là người thầy thuốc và chính người có bệnh về Thận xác định đúng vị trí huyệt Dương Minh có thể chỉ bằng một vài thủ thuật đơn giản ( trước đây là bí truyền) có thể khắc phục được cấp bách tình trạng suy chức năng tình dục để bảo đảm được hạnh phúc gia đình trong việc phòng the.

Vậy thì huyệt Dương Minh nằm ở đâu mới chính xác?. Thật đơn giản! Cho dù huyệt Dương Minh là một động huyệt (Huyệt không có vị trí cố định) Nhưng cũng rất dễ dàng xác định.

Vì huyệt Dương Minh nằm dưới ngay điểm cuối cùng của dái tai (Nhĩ Châu) kéo tthẳng góc vào da mặt. Dái tai ai dài thì huyệt Dương Minh nằm dịch xuống gò Địa Các ( Giữa quai hàm và cằm ) nhiều hơn. 

Vòm Địa Các vốn là nơi tích tụ phước khí. Địa Các sâu rộng vững chãi thì hậu vận sung mãn trường thọ. Dương Minh huyệt càng nằm xuống dưới thì sinh lực càng cường tráng là vậy.

Điều này còn lý giải cho một lý luận của Tướng Số Mệnh Học là người có dái tai to thòng xuống là tướng trường thọ (Huyệt Dương Minh là hội của Thái Thọ Cân Kinh mà...). Và dái tai ai kéo xếch ngược lên trên thì người ta nói đó tướng yểu mệnh bạc phước là vậy.

Huyệt Dương Minh còn có liên quan đến một môn công phu tương đối bá đạo mà thời xưa các quan Ngự Y và thái giám thường giúp các bậc vua chúa để "chiến đấu" với hàng trăm hàng ngàn cung nữ mà không biết mệt đó chính là thuật "Dương Lang Thủ". Thuật này vốn bí truyền chỉ lưu truyền trong giới có y thuật cao minh và phải phát thệ không truyền bá ra nhân gian kẻo sợ kẻ có tâm bất chánh làm chuyện tà dâm.

Ngày nay trong những trường hợp đặc biệt các Lương Y đã truyền bá cho bệnh nhân để chữa bệnh suy thoái chức năng Thận liệt dương

Dương Minh huyệt cũng còn có liên quan đến một phương pháp "hồi dương" cho người đã tuyệt khí. Ví dụ kéo dài hơi thở cuối cùng cho người tuyệt mệnh muốn chờ gặp con cháu chẳng hạn. Hay là dốc hết sinh lực của người sắp chết nhằm mục đích chờ đợi một một phép mầu khác của Y thuật.

Dương Minh huyệt không phải chỉ có ở Đàn Ông mà Đàn Bà cũng có huyệt ấy cũng có những chức năng ấy. Nhưng sự huyền vi trong việc vọng Thần thì ở Đàn Ông rõ nét và chính xác hơn. 

Một huyệt khác ở Phụ Nữ có chức năng như huyệt Dương Minh ở đàn ông là huyệt Huyết Quyết Âm. Huyệt này chính huyệt ở lòng ngực nằm giữa huyệt Cữu Vĩ và Nhũ Trung. Huyệt này phát Hình ở trên cườm tay trái phía trong và phát thần ở đỉnh Châu Sa (chóp mũi) và dọi xuống Thủy Các ( làn môi). (Trong khuôn khổ bài viết này cho phép tôi miễn luận bàn về Huyết Quyết Âm huyệt).

Trong sách Linh Khu có nói đại ý như sau: "Là một Thầy Thuốc nếu chưa thấu đáo được hết sự huyền vi của Dương Minh huyệt và Huyết Quyết Âm huyệt thì chưa thể gọi là một Danh Y. Là một nhà Tướng Mệnh Học nếu chưa nắm được cái Thần của Dương Minh huyệt và Huyết Quyết Âm huyệt thì chưa thể gọi là một Thần Tướng được"

Câu nói đó thay cho lời kết luận của thiên khảo luận này.
     ___________________
  
  

Hì hì..thêm một quả tái bút:
- Lương Y Phạm Thị Hồng có nói về "Huyệt Dương Minh "...chị Hồng bùi ngùi nhớ lại. Chị bảo cái huyệt đạo này người theo học y thuật phương Đông đều biết nhưng nhiều người không để ý vì nó chẳng mấy tác dụng trong việc chữa bệnh ngoài chức năng chứng minh sự trinh tiết."

   
Nói vậy là quá coi thường Dương Minh huyệt rồi ít nhất nó cũng là một điểm để Vọng Thần trong Tứ Chẩn chứ (Vọng-Văn-Vấn-Thiết).
   
Ngoài tra Dương Minh còn là huyệt khá quan trọng cho việc phục nguyên cho Thận sao lại nói là chẳng có mấy tác dụng trong việc chữa bệnh được. Có lẽ vì vị Lương Y tài ba và can đảm đầy tình Mẫu Tử này chỉ căn cứ vào điểm huyệt Dương Minh cấm Châm và cấm Cứu nên cho rằng nó không có tác dụng chăng?. Nên nhớ rằng trong Y học còn có một phép chữa bệnh cực kỳ thâm diệu nữa là phép Án-Ma (day bấm huyệt).
   
Chính vì vậy mà Dương Minh huyệt chính là "Tử Huyệt" của các đấng mày râu họ sẽ bị gục như Từ Hải chết đứng khi bị quí mợ "mơn trớn" thậm chỉ chỉ cần thổi nhẹ vào Dương Minh huyệt. Và nó cũng là "Sinh Huyệt" cho các quí ngài bị chứng " đã vội về khi chưa tới bến" khi biết khống chế huyệt Dương Minh.
  
Hà hà.... bạn cứ thử lấy ngón tay trỏ dí vào huyệt Dương Minh ( dí nhẹ thôi nhé). Ấn ngón tay và dí chếch lên trên sẽ cảm giác có một chổ hủm  nhỏ ấn nhẹ vào đó sẽ thấy cả hàm má nhói buốt lên tận mang tai nơi có mạch Thái Dương cái mạch hay nhảy cuồng lên như trống làng khi "lâm sự". 
Vậy mới thấy cái huyền vi của Dương Minh trong chuyện phục nguyên Thận. Sao lại nói là không có tác dụng chi hè. Lạ thật
  
 "..Chị đã đi gặp GS. Nguyễn Tài Thu - một trong số ít người quan tâm đến cái huyệt đó. GS. Nguyễn Tài Thu sau khi nghe chị thuật lại sự việc cũng lắc đầu bảo khó lắm con ạ (GS luôn gọi chị là con ) chuyện này không đùa được liên quan đến luật pháp mà cái huyệt này chỉ những người rành y thuật phương Đông mới hiểu khó làm chứng cứ minh oan lắm...Nói vậy nhưng GS cũng rất thương cho phạm nhân Lợi chính ông đã móc ví lấy tất cả số tiền trong đó là 800 ngàn đồng gửi chị mua thuốc để tiêm cho Lợi rồi động viên chị hãy bình tĩnh làm từng bước cho chắc chắn.- trích trong bài báo "Bí mật huyệt Dương minh")
   
Hè hè kẻ hèn này thời còn xuân xanh (23 tuồi) đã có dịp gặp gỡ vị Giáo Sư tài ba này trong cuộc hội thảo Châm Cứu Cai Nghiện Ma Túy. Trong cuộc hội ngộ này tôi đã có trình bày với Giáo Sư có thể dùng thuật Dương Lang Thủ chữa trị bệnh suy Thận dẫn đến chứng Dương Nuy. Nhưng có lẽ hồi ấy Giáo Sư ở tận trên trời mà tôi thì tận dưới đáy nên Giáo Sư không để ý đến. Cho nên bây giờ Ông vẫn coi nhẹ huyệt Dương Minh như vậy đó chăng. Trong khi Tổ Sư Gia Hải Thượng Lãn Ông có nói : "bá bệnh từ Thận mà sinh ra nên lấy Thận làm trọng trong các thuật ôn bổ chính khí mà loại trừ bá bệnh". (Chính vì vậy mà Cụ Tổ mới lấy huyệt Thận Du và Mệnh Môn làm "Đại Chủ Huyệt" trong Y Thuật lừng danh kim cổ của Ông chứ.)



22.05.10
QN- Lê Thuận Nghĩa
Sưu tầm và biên khảo
   

(Vì tiếng gọi cấp thiết từ nhiều phía đồng đội Bloger nên tôi mới phải viết entry này chứ thực tâm không có muốn viết những bài dạng như ri ở đây....hu hu...một phát...)

Đăng nhận xét