Lương Kim Định (1914-1997) |
I. ĐẠI CHÚNG LẤN ÁT DÂN TỘC
Dân tộc là gì?
Làm thế nào để duy trì dân tộc tính v.v¼ Đó là những mối bận tâm không phải chỉ của những dân mới thoát ách đô hộ như nước ta, nhưng còn là vấn đề chung cho nhân loại, và được đặt ra với một ý thức khốn khổ đau thương hơn hết ở bên Âu Mỹ, nơi mà những khó khăn trong việc mưu sinh đã không còn tính chất quá khẩn trương cấp bách nên thả cho tâm trí con người vươn lên cảm nghiệm được tất cả mọi chiều kích thâm sâu của con người trong đó có vấn đề dân tộc tính.
Vậy thì vấn đề dân tộc là của chung nhân loại như sau đây chúng tôi sẽ trưng một số nhân chứng chẳng hạn Joseph Follier trong quyển Avènement de Prométhée, Karl Jasper trong quyển Situation spirituelle de notre temps v.v¼
Nhìn tổng quát nền văn hóa toàn cầu hiện đại người ta nhận thấy đang hiện hình lên một hiện tượng rất đáng ái ngại, đó là sự lấn át mau lẹ của đại chúng tính trên dân tộc tính. Các triết gia xã hội học, tâm lý học¼ đang lo nghĩ tìm phương thế để duy trì dân tộc tính chống sự tiến triển của đại chúng tính. Đại chúng là gì? Là nhiều cá nhân làm nên một đống, chỉ có giá trị về thể tích, vì đông, ta tạm dịch là đại chúng: la masse. Một nhóm người đi đàng đứng lại xem một tai nạn xe hơi là một đại chúng.
Trái với dân tộc đồng nghĩa với nhân vị mà để được kể là nhân vị thì phải biết tự phán đoán, có sự chín chắn, độc đáo và óc trách nhiệm, có cảm tình mạnh mẽ sâu xa. Đại chúng như vậy chỉ là đám đông tụ đấy mà tan đấy: không có cơ sở tinh thần bền chặt nên trôi nổi như đám bèo bồng không nơi bám víu không tinh thần trách nhiệm. Khác hẳn với dân tộc có cơ sở tinh thần, có sự liên tục, có truyền thống làm như cột trụ đầy óc trách nhiệm về quốc gia hưng vong. Đoàn thể của dân tộc gọi là công thể (communauté) với ý thức nói lên cơ thể tính, nội khởi tính là những đức tính vắng mặt trong đại chúng, đầy tính chất cưỡng bách, ngoại khởi, hàm chứa những yếu tố như sau:
Banalisation de jugement == sự phán đoán bị đồng đều hóa theo huấn lệnh từ trên ban xuống, thiếu phần độc đáo tư riêng, nên sự phê phán rất nông cạn bì phu. Vì thế thiếu hẳn sự làm chủ được mình (khắc kỷ = maitrise de soi) mà chỉ có buông lung.
Trong những địa hạt luật pháp tự trên không lo tới thì cá nhân chỉ biết buông xuôi theo những bản năng hạ cấp. Sống theo bản năng, theo hiện tại và từ chối phong tục (vivre de l'instinct et de l'instant, l'homme des masses renonce aux coutumes) Av. Prométhée p.46. Jaspers:
"Dân tộc bao hàm một phẩm trật, một ý thức về những cách sống, cách suy tư và truyền thống riêng biệt của nó. Nó là một bản thể, có phẩm trật, có hồn. Cá nhân được nó nuôi dưỡng có tư cách một phần nhờ những đức tính của dân tộc mình.
"Trái lại, đại chúng không biết đến phẩm trật, nó vô ý thức, đồng nhất như nhau, chỉ có lượng, không có mẫu người điển hình, không có truyền thống, vô định tính, trống rỗng. Nó là mảnh đất lý tưởng cho sự tuyên truyền, dễ bị xui giục, vô trách nhiệm, trình độ ý thức của nó thấp vào hạng bét. Dân tộc có những sách của nó, trường tồn và đi theo nó suốt đời. Đại chúng rất chóng thay đổi, không có bản ngã, không có sách riêng nó đại diện cho một nếp sống trong đó yếu tố nhân bản phải phân tán." (Sens et l'origine de l'histoire, Jaspers p.158-160)
Như vậy, dân tộc là đi lên, đại chúng là đi xuống. Victor Hugo viết: "Còn chuyện a dua đại chúng thì hỡi linh hồn tôi ơi! Nhất định là không. Bởi vì dân tộc ở trên mà đại chúng ở dưới". Quand à flatter la foule! Oh! Mon esprit non pas. Car le peuple est en haut mais la foule est en bas. "Hiện tượng đại chúng lan rộng mỗi ngày mỗi mạnh đến độ trở thành mối lo âu cho các nhà thức giả chẳng hạn của một Nietzsche mà Jaspers nhắc nhở trong quyển Nietzsche của ông rằng:
"Chúng ta không còn sự thống nhất dân tộc trong văn hóa: tính chất của nền văn hóa mới từ trung cổ trở đi thật đáng ghê sợ (abominable). Giá trị của một dân tộc ở tại chỗ nó in vào đời sống của người dân một con dấu của sự vĩnh cửu" (la valeur du peuple¼ consiste à imprimer sur sa vie elle même le sceau d'étenité, p.423-424).
Một dân tộc khi thực sự là một dân tộc, thì nó sống trong kỷ niệm rất bao la, với những khả năng về tương lai man mác. Dân tộc càng ngày càng trở nên đại chúng nghĩa là nó tiến đến sự nghèo nàn tinh thần. Tại đâu gây nên sự thể. Có người nhận xét tại vì "ông Cộng bóp cổ bà Thông" (Mr. Lefèbre étouffe Madame Lesage). Nói thế rất trúng nhưng chưa đủ sâu. Chúng ta cần biết lý do tại sao bà lại để cho ông lộng quyền. Có phải tại kỹ thuật lớn mạnh quá mau. Nhưng tại sao văn hóa lại không theo kịp đà tiến kỹ thuật?¼
Cần thiết phải đi ngược thời gian để tìm ra căn do ngọn nguồn của hiện tượng này mới mong đề ra được một toa thuốc hữu hiệu.
Dân tộc là gì?
Làm thế nào để duy trì dân tộc tính v.v¼ Đó là những mối bận tâm không phải chỉ của những dân mới thoát ách đô hộ như nước ta, nhưng còn là vấn đề chung cho nhân loại, và được đặt ra với một ý thức khốn khổ đau thương hơn hết ở bên Âu Mỹ, nơi mà những khó khăn trong việc mưu sinh đã không còn tính chất quá khẩn trương cấp bách nên thả cho tâm trí con người vươn lên cảm nghiệm được tất cả mọi chiều kích thâm sâu của con người trong đó có vấn đề dân tộc tính.
Vậy thì vấn đề dân tộc là của chung nhân loại như sau đây chúng tôi sẽ trưng một số nhân chứng chẳng hạn Joseph Follier trong quyển Avènement de Prométhée, Karl Jasper trong quyển Situation spirituelle de notre temps v.v¼
Nhìn tổng quát nền văn hóa toàn cầu hiện đại người ta nhận thấy đang hiện hình lên một hiện tượng rất đáng ái ngại, đó là sự lấn át mau lẹ của đại chúng tính trên dân tộc tính. Các triết gia xã hội học, tâm lý học¼ đang lo nghĩ tìm phương thế để duy trì dân tộc tính chống sự tiến triển của đại chúng tính. Đại chúng là gì? Là nhiều cá nhân làm nên một đống, chỉ có giá trị về thể tích, vì đông, ta tạm dịch là đại chúng: la masse. Một nhóm người đi đàng đứng lại xem một tai nạn xe hơi là một đại chúng.
Trái với dân tộc đồng nghĩa với nhân vị mà để được kể là nhân vị thì phải biết tự phán đoán, có sự chín chắn, độc đáo và óc trách nhiệm, có cảm tình mạnh mẽ sâu xa. Đại chúng như vậy chỉ là đám đông tụ đấy mà tan đấy: không có cơ sở tinh thần bền chặt nên trôi nổi như đám bèo bồng không nơi bám víu không tinh thần trách nhiệm. Khác hẳn với dân tộc có cơ sở tinh thần, có sự liên tục, có truyền thống làm như cột trụ đầy óc trách nhiệm về quốc gia hưng vong. Đoàn thể của dân tộc gọi là công thể (communauté) với ý thức nói lên cơ thể tính, nội khởi tính là những đức tính vắng mặt trong đại chúng, đầy tính chất cưỡng bách, ngoại khởi, hàm chứa những yếu tố như sau:
Banalisation de jugement == sự phán đoán bị đồng đều hóa theo huấn lệnh từ trên ban xuống, thiếu phần độc đáo tư riêng, nên sự phê phán rất nông cạn bì phu. Vì thế thiếu hẳn sự làm chủ được mình (khắc kỷ = maitrise de soi) mà chỉ có buông lung.
Trong những địa hạt luật pháp tự trên không lo tới thì cá nhân chỉ biết buông xuôi theo những bản năng hạ cấp. Sống theo bản năng, theo hiện tại và từ chối phong tục (vivre de l'instinct et de l'instant, l'homme des masses renonce aux coutumes) Av. Prométhée p.46. Jaspers:
"Dân tộc bao hàm một phẩm trật, một ý thức về những cách sống, cách suy tư và truyền thống riêng biệt của nó. Nó là một bản thể, có phẩm trật, có hồn. Cá nhân được nó nuôi dưỡng có tư cách một phần nhờ những đức tính của dân tộc mình.
"Trái lại, đại chúng không biết đến phẩm trật, nó vô ý thức, đồng nhất như nhau, chỉ có lượng, không có mẫu người điển hình, không có truyền thống, vô định tính, trống rỗng. Nó là mảnh đất lý tưởng cho sự tuyên truyền, dễ bị xui giục, vô trách nhiệm, trình độ ý thức của nó thấp vào hạng bét. Dân tộc có những sách của nó, trường tồn và đi theo nó suốt đời. Đại chúng rất chóng thay đổi, không có bản ngã, không có sách riêng nó đại diện cho một nếp sống trong đó yếu tố nhân bản phải phân tán." (Sens et l'origine de l'histoire, Jaspers p.158-160)
Như vậy, dân tộc là đi lên, đại chúng là đi xuống. Victor Hugo viết: "Còn chuyện a dua đại chúng thì hỡi linh hồn tôi ơi! Nhất định là không. Bởi vì dân tộc ở trên mà đại chúng ở dưới". Quand à flatter la foule! Oh! Mon esprit non pas. Car le peuple est en haut mais la foule est en bas. "Hiện tượng đại chúng lan rộng mỗi ngày mỗi mạnh đến độ trở thành mối lo âu cho các nhà thức giả chẳng hạn của một Nietzsche mà Jaspers nhắc nhở trong quyển Nietzsche của ông rằng:
"Chúng ta không còn sự thống nhất dân tộc trong văn hóa: tính chất của nền văn hóa mới từ trung cổ trở đi thật đáng ghê sợ (abominable). Giá trị của một dân tộc ở tại chỗ nó in vào đời sống của người dân một con dấu của sự vĩnh cửu" (la valeur du peuple¼ consiste à imprimer sur sa vie elle même le sceau d'étenité, p.423-424).
Một dân tộc khi thực sự là một dân tộc, thì nó sống trong kỷ niệm rất bao la, với những khả năng về tương lai man mác. Dân tộc càng ngày càng trở nên đại chúng nghĩa là nó tiến đến sự nghèo nàn tinh thần. Tại đâu gây nên sự thể. Có người nhận xét tại vì "ông Cộng bóp cổ bà Thông" (Mr. Lefèbre étouffe Madame Lesage). Nói thế rất trúng nhưng chưa đủ sâu. Chúng ta cần biết lý do tại sao bà lại để cho ông lộng quyền. Có phải tại kỹ thuật lớn mạnh quá mau. Nhưng tại sao văn hóa lại không theo kịp đà tiến kỹ thuật?¼
Cần thiết phải đi ngược thời gian để tìm ra căn do ngọn nguồn của hiện tượng này mới mong đề ra được một toa thuốc hữu hiệu.
Đăng nhận xét