Gần đây, dực án cải tạo cảnh quan đô thị sông Đồng Nai đã được tỉnh này chấp thuận và tiến hành lấp sông san nền để bán đất. Kết quả đã làm dậy lên một làm sóng phản đối. Trên facebook còn có nguyên một group fanpage với chủ để: cứu lấy sông Đồng Nai. Hôm nay, tôi lại đọc được tin lấp sông Nậm Na để mở đường. Bất chợt tôi nghĩ tới những cục choesteron trong mạch máu.
Hình sưu tầm trên internet |
Nếu ví dòng sống như những huyết quản chạy khắp thân thể, chúng ta sẽ thấy sự cần thiết phải có sự thông thoáng. Nếu cục cholesteron làm tắc nghẽn dòng chảy sẽ giảm lưu lượng máu lui tới các cơ quan. Nếu tắc nghẽn mạch máu nuôi tim sẽ gây chứng nhồi máu cơ tim hoặc chứng đau thắt ngực. Nếu cản trở dòng máu lên não sẽ gây chứng rối loạn tiền đình, thiếu máu não, nhũn não, mất khả năng tập trung làm việc, giảm trí nhớ. Thậm chí cục cholesteron này cũng có thể gây chứng hen tim hay xơ cứng động mạch dẫn đến bể mạch máu. Nặng nhất là bể mạch máu não mà chúng ta quen gọi là tai biến mạch máu não hay xuất huyết não. Cục cholesteron tuy nhỏ nhưng hậu quả có thể khôn lường.
Nhớ tới bệnh tật, tôi nhớ lại lời kể của cha mẹ mình vì lệnh cấm chợ ngăn sống trước năm 86. Với lệnh cấm đó dân Việt đã rơi vào cảnh đói khổ cùng cực. Ngay của vựa lúa Miền Nam cũng rớt vào cảnh thiếu đói, phải ăn độn bo bo thường xuyên. Nghĩ mà thấy ngao ngán với cục cholesteron. Thứ cholesteron ngăn cản sự sinh trưởng và phát triển của xã hội Việt Nam chỉ vì thói quen độc tôn chân lý nên tìm mọi cách cản trở những không theo ý mình của giới lãnh đạo. Vì vậy, Việt Nam vẫn đang dò dẫm trong sự tụt hậu của thế giới.
Sự độc tôn chân lý và đóng cửa ấy vẫn tiếp tục khi ca ngợi những người lãnh tụ cách mạng với tri thức xóa mù chữ. Coi xóa mũ chữ là chân lý trong khi xã hội phải vượt lên bằng sự tiến triển của khoa học công nghệ và mở ra đón nhận tinh túy của nhân loại như Lý Quang Diệu, nhà lãnh đạo Singapore vừa mới từ trần. Ấy thế, có những cục cholesteron làm ai đó tự cao khi so sánh lãnh đạo của ta với ông Lý rằng tư tưởng lớn gặp nhau. Sự thần thánh hóa con người một cách vô lý khiến giới trẻ và biết bao người bị đóng khung chẳng khác nào thời ngăn sông cấm chợ.
Trái với việc ngăn sống cấm trợ là thái độ thờ ơ với con người. Cục cholesteron ngăn cản sự xấu hổ của giới lãnh đạo Hà Nội khi dám phớt lờ dư luận để đốn hàng ngàn cây. Đốn cây chính là đốn đi sự sống và tương lai an toàn của thế hệ trẻ. Một cục cholesteron phá hoại tương lai như việc mở đường cho con lũ nắng tràn về chẳng khác nào cơn tai biến.
Cơn tai biến ấy cũng dang dần xảy ra trên thế giới khi cuộc chiến tranh tiền tệ đang manh nha. Các nước đang đổ dồn vào cái tàu phi nhân tính chỉ vì mục đích phát triển kinh tế. Lý do thuyết phục lắm vì đó là cách để cứu lấy cuộc khủng hoảng của biết bao nước. Thật hay khi đó chỉ là cuộc khủng hoảng thừa. Với lý do hợp lý này, con người rất có thể quay trở lại là động vật kinh tế trong một ngày nào đó không xa. Nếu nhìn như thế, chúng ta thấy vì kinh tế và hình thức bề ngoài, xã hội hôm nay chẳng khác nào cơn say nắng thời trang; hết loe đến bó rồi lại côn.v.v. và cứ thế vòng đi vòng lại. Ấy vậy nó cứ cuốn hút và khiến người ta quay quắt. Cục cholesteron duy vật chất đang dần tha hóa con người trong sự cùng cực do chính mình tạo ra.
Còn nhiều, nhiều cục cholesteron nữa chẳng thể kể hết. Tất cả những thứ cholesteron ấy đang cản dòng chảy sự sống của cuộc đời trong sự vô tâm và vô trách nhiệm của chính chúng ta. Chúng ta đang loay hoay đi tìm câu trả lời cho chính mình nhưng lại phớt là câu trả lời tối hậu. Đó chính là thảm họa khi con người gạt tôn giáo ra khỏi đời mình. Coi tôn giáo như là một cái gì đó thêm vào chứ không phải là câu giải đáp cho cuộc đời. Và cứ như thế, con người cứ loay hoay tìm kiếm và bắt gặp được những mảnh ghép chân lý nhưng lại như tưởng mình nắm trọn chân lý. Đó là sự nguy hiểm của con người và xã hội hôm nay. Sự nguy hiểm ấy đã được một nhà tư tưởng nọ nhận định: Thế kỷ XXI một là tôn giáo một là không là gì cả.
Câu nói đáng để chúng ta suy gẫm và tìm cách loại bỏ đi những cục cholesteron ngấm ngầm phá hoại sự sống và bình an của nhân loại.
Sài Gòn 25/3/2015
Sài Gòn 25/3/2015
Đăng nhận xét