Dân gian vẫn thường nói: nhà ngói không được cao hơn nhà tranh. Cho dù người sau có thế nào thì cũng đừng vượt mặt những người đi trước. Có lẽ, đó là điều mà trong xã hội Việt Nam ngày nay hãy còn mang nặng dầu vẫn nói: hậu sinh khả úy hay con hơn cha là nhà có phúc.
Tranh st trên internet |
Sự việc ấy đầy dẫy trong xã hội Việt Nam khi người ta ngại và khó tiếp thu cái mới. Đó là nguyên nhân của sự trì trệ của cả đất nước và con người Việt Nam. Điều ấy không phải là ngoại lệ với người Dothái thời Đức Giêsu.
Chỉ vì Giêsu kia dám vượt mặt họ và làm cho Lazarô, kẻ chết trỗi dậy. Ai bảo Giêsu dại mà chi khi thu hút sự chú ý của dân chúng! Dại mà chi khi yêu và gần với dân chúng cho lắm vào để thiên hạ coi là kẻ ăn nhậu và chơi với phường tội lỗi. Vì thế, chính ông, Giêsu, ông phải bị loại trừ. Nhà ngói mà đòi cao hơn nhà tranh.
Chuyện là thế đấy, không phải chỉ trong xã hội dân sự nhưng ngay cả trong đời sống tâm linh, cũng lắm khi chúng ta so đo tính toán với nhau. Nhiều khi chúng ta dè chừng dè bửu về sự thăng tiến của nhau. Tâm lý là thế, ai cũng muốn mình hơn và muốn loại trừ người khác. Nhưng, đó không thể là tâm lý và tâm thế của con người hiện đại, đặc biệt con người Kitô giáo.
Con người hiện đại thì dám chấp nhận sự đa diện của cuộc sống. Dám đón nhận sự khác biệt để làm phong phú chính mình và cùng nhau thăng tiến.
Con người Kitô giáo thì dám chơi và dám dính vào với tất cả. Dám đi ngược dòng đời và cùng nhau chạy đua trên con đường tâm linh. Con đường không có người chiến bại mà chỉ có người chiến thắng. Chiến thắng chính mình hầu có thể đón nhận người khác cách trọn vẹn dù họ khiếm khuyết và làm ta khổ đau trăm bề. Tất cả cũng vì chữ YÊU mà người Kitô trở nên như thế.
Chấp nhận trở nên như thế, người Kitô giáo cũng chấp nhận mình bị loại trừ hoặc sẽ bị loại trừ khỏi dòng đời khinh khi ghen tỵ và hòa nhập vào dòng chảy tình yêu. Tình yêu có sức cứu độ và giải thoát con người khỏi mọi sợ hãi.
Sài Gòn 27/3/2015
Sài Gòn 27/3/2015
Đăng nhận xét