Mùa xuân trời không quá lạnh như mùa đông nhưng lại thường xuyên xuất hiện những cơn mưa phùn. Mưa không lớn nhưng có thể làm thối đường thối đất. Đất trở nên nhão nhoét và lỏng như cháo nên chúng tôi gọi là cháo lòng.
Những con đường đầy cháo lòng không còn được gặp lại khi tôi vào Sài Gòn. Tuy nhiên, trong dịp tháng 12/2014, tôi lại thấy nới quê hương Quảng Ngãi với những con đường lầy lội. Hôm nay, tôi lại thấy trên báo chí với con đường ở thủ đô Hà Nội. Thực chẳng dám tin chuyện này còn xảy ra nơi phồn hoa đô thị vào thế kỷ XXI! Nhưng đó lại là sự thực. Sự thực dắt đôi quay về với những cái ao bằng đất.
Chuyện xảy ra lâu rất lâu khi tôi còn nhỏ. Ngày ấy, thời gian ở nhà thì ít và ở lều vó thì nhiều. Gọi là lều vó vì đó là một căn lều để nhà tôi cất vó bè - cần câu cơm của nhà tôi.
Con đường nối giữa nhà tôi và lều vó chỉ cách chừng 500m. Đó là con đường đất băng qua một nghĩa trang. Ngày đó chưa có điện nên tối thì tối đen như mực, chỉ người quen đường mới dám đi. Vào những ngày trời mưa thì thôi rồi, rất có thể sẽ được săn một bữa cháo ếch thảo thuê.
Trời mưa thì vồ ếch liên tục nên tha hồ nấu cháo ếch. Đấy là câu nói cửa miệng. Vồ ếch nhưng chẳng thấy ếch đâu mà chỉ thấy chỏng bốn vó lên trời. Thực ra phải nó là ngã. Những cú ngã ngoạn mục do đường trơn và tính háu táu của trẻ con. Tuy nhiên, cha mẹ tôi thì khó lòng mà ngã vì đã quá quen đường và có kinh nghiệm.
Quả thực, giữa đêm tối không đèn đuốc lại trời mưa thì thập phải có kinh nghiệm mới dám đi. Thấy trăng trắng loang loáng thì tránh cho xa vì đó là vũng nước. Không tinh ý thì lọt thỏm xuống đó sẽ mất dép cộng với quần áo sũng nước. Vậy là sẽ được một trần rét run. Mẹ tôi cũng đã bị một lần rét run như thế. Rét run không phải bởi vồ ếch hay ngã xuống vũng nước. Nhưng rét rum là do cõng tôi.
Mẹ cõng từ nhà xuống lều vó. Trời mưa mà chân tôi quàng ra làm mẹ ướt sũng. Đã thế, tôi lại đánh rơi chiếc dép. Rơi lúc nào chẳng hai. Mãi gần tới nơi mới la lên: Mẹ ơi con mất dép!
Vậy là mẹ cõng ngược trở lại. Người mẹ run lên bần bật vì lạnh nhưng vẫn cố tìm cho được chiếc dép. Thời buổi khó khăn mua đuợc đôi dép đâu phải dễ nên phải tìm. Tìm cho kỳ được.
Trời chẳng phụ lòng người. Cuối cùng hai mẹ con cũng tìm được dép. Vậy là mẹ kép đôi vào nách rồi cõng tô trên lưng với đôi chân trần như đôi chân mẹ đang bì bõm dưới trời mưa. Vừa đi vừa tạ ơn Chúa vì đã cho tìm thấy đôi dép. Trong nỗi mừng vui nhỏ nho của mẹ, tôi thêm rằng:
"Tạ ơn Chúa tìm thấy dép rồi mẹ nhỉ! Nhà mình có nhiều cái ao bằng đất sáng choang!"
Mẹ cười hì bảo: "Ừ, nhiều cái ao bằng đất con nhỉ!"
Mẹ cười nhưng trong lòng quặn đau. Nhưng nỗi đau của mẹ cũng vơi dịu phần nào vì có con bên cạnh dẫu bên đời vẫn còn nhiều cái ao bằng đất. Những cái ao được tạo nên bằng ổ gà sống trâu trên những con đường đất vào ngày mưa hay những ổ gà sống trâu bên những trận mưa của cuộc đời.
Kể tới đây tôi tự hỏi lòng mình: Ngày xưa vì thương yêu nên mẹ đã cõng chúng tôi trên lưng vượt qua những cái ao bằng đất. Vậy sao ngày nay cha mẹ làm nhiều thứ lớn nhất Đông Nam Á và thế giới lại không thấy họ cõng con trên lưng mà bắt con lội dưới những cái ao bằng đất như bài viết trên báo dưới đây! Cha mẹ đó là ai chắc bạn hiểu và biết rất rõ!
Vậy, nếu được ước, bạn ước gì! Còn tôi, tôi ước những bậc phụ mẫu của dân phải thương dân như người mẹ thương đứa con vừa lọt lòng.
Ấy chết, coi bộ khó, vì bây giờ nhiều bà mẹ đang tâm vất bỏ con mình khi nó chưa chào đời hoặc chào đời rồi lại ném từ lầu 3 ném xuống! Phải chăng, đang có nhiều cái ao bằng đất được tạo ra! Câu hỏi dành cho bạn, cho tôi và cho tất cả chúng ta!
SG 15/3/2015
SG 15/3/2015
------------------------------------------------------------------------------
Xem thêm bài này:
Cảnh lầy lội ở "con đường đau khổ" giữa Hà Nội
Thanh Hà
22:19 ngày 13 tháng 03 năm 2015
TPO - Đã từ nhiều năm nay, người dân đi qua khu vực
đường Nguyễn Cảnh Dị, quận Hoàng Mai, Hà Nội phải chịu cảnh trời mưa
thì ngập, trời nắng thì bụi, thậm chí không ít người ngã xuống đường vì
những chiếc ổ voi, ổ gà đầy bùn đất.
Giao thông trở nên lộn xộn vào giờ cao điểm. |
Con đường Nguyễn Cảnh Dị nối từ khu vực cầu Định Công đi xuống khu đô
thị Đại Từ - Đại Kim dài chừng 1km nhưng lại xuống cấp nghiêm trọng,
trên mặt đường xuất hiện la liệt ổ voi như những chiếc “ao nhỏ” mùa mưa
thì chứa đầy nước bùn, mùa khô thì bụi bẩn.
Theo ghi nhận của PV, vào giờ cao điểm các phương tiện lưu thông qua đây rất lộn xộn do tránh những vũng nước. Nhiều người không dám đi qua mà phải xuống dắt xe.
Ông Nguyễn Quốc Trưởng (56 tuổi) ở đường Định Công, Hà Nội cho biết, tình trạng trên đã xảy ra từ rất lâu, nhiều người dân đi qua đây đã bị ngã do trời mưa đường ngập nước.
“Cứ trời mưa là nước lại ngập lênh láng không khác gì một con sông phía dưới rất nhiều ổ voi, người dân đã đào rãnh thoát nước nhưng không khắc phục nổi”, ông Trưởng cho hay.
Một số hình ảnh PV ghi lại trên “con đường đau khổ” ở giữa Thủ đô:
Theo ghi nhận của PV, vào giờ cao điểm các phương tiện lưu thông qua đây rất lộn xộn do tránh những vũng nước. Nhiều người không dám đi qua mà phải xuống dắt xe.
Ông Nguyễn Quốc Trưởng (56 tuổi) ở đường Định Công, Hà Nội cho biết, tình trạng trên đã xảy ra từ rất lâu, nhiều người dân đi qua đây đã bị ngã do trời mưa đường ngập nước.
“Cứ trời mưa là nước lại ngập lênh láng không khác gì một con sông phía dưới rất nhiều ổ voi, người dân đã đào rãnh thoát nước nhưng không khắc phục nổi”, ông Trưởng cho hay.
Một số hình ảnh PV ghi lại trên “con đường đau khổ” ở giữa Thủ đô:
Ở giữa đường xuất hiện những chiếc ổ voi đầy bùn đất. |
Nếu không phải 'tay lái lụa' có thể có thể bị ngã xuống con đường toàn bùn. |
Người dân phải vật lộn với bùn đất trong giờ cao điểm. |
Những chiếc ổ voi sâu ở giữa đường.
Đăng nhận xét