Lang thang trên mạng đọc được bài viết về một kỹ sư nhật với tựa đề: Cái chết vì lòng tự trọng của của kĩ sư Nhật khiến cả thế giới nghiêng mình. Trong bài viết có đoạn:
Ông Kishi Ryoichi, một kỹ sư người Nhật làm việc tại Thổ Nhĩ Kỳ đã tự sát vào hôm chủ nhật (22/3) tại thành phố Yalova, phía tây bắc của Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy sự việc xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ, thế nhưng, cái chết của vị kĩ sư người Nhật đã khiến cả thế giới phải nể phục.
Người ta đã tìm thấy một bức thư để lại trong phòng ông, kỹ sư nhận toàn bộ trách nhiệm khi một chiếc dây cáp bị đứt của cây cầu treo do ông phụ trách. Mặc dù không có thương vong và thiệt hại nào xảy ra, nhưng điều này lại khiến ông Kishi vô cùng suy sụp.
Đâu là điều khác biết giữa một con người không chức không quyền ở Nhật và những người đứng đầu các thành phố Hà Nội cũng như Đồng Nai và cả các doanh nghiệp tiến hành vụ chặt cây hay lấp sông! Phải chăng chỉ là lòng tự trọng?
Nói tới lòng tự trọng cũng đúng vì nếu không tự trọng, không trọng danh dự của mình thì viên kỹ sư người Nhật chẳng dại mà tự kết liễu đời mình. Thậm chí, anh còn trở nên trò cười cho biết bao người, đặc biệt là viên chức lãnh đạo hai thành phố nêu tên ở trên: Ta làm chết người chứ có chết ta đâu! Việc đó liên quan gì đến mình? Xét cho cùng, ta có lỗi gì đâu mà lỗi là tại dân nó ngu không biết lên tiếng, ngu nên mới để bị đè đầu cưỡi cổ!.v.v.
Chắc còn nhiều cách bao biện khác nên chưa thấy các vị cất lên lời xin lỗi, cả các doanh nghiệp trong vụ việc này cũng thế. Họ vẫn thế, vẫn ngang nhiên làm việc bất chấp dư luận và ý kiến của những nhà chuyên môn. Đơn giản thôi, những kẻ ngoài kia chẳng can hệ gì đến ta. Điều can hệ chính là túi tiền của ta!
Viết tới đây, tôi cảm thấy bị ám ảnh bởi hình ảnh viên công an đánh chết em học sinh lớp 9, Tu Ngọc Thạch, bên ngoài phiên tòa tại Nha Trang, Khánh Hòa, cười cách hồn nhiên như không có gì khi ra khỏi phiên tòa. Anh này có ngoài hình khá điển trai nhưng hình như trai hơn là điển nên anh không cảm thấy mình có tội có lỗi gì. Anh thấy người học sinh kia là kẻ xa lạ, chết có sao đâu. Đối với anh, có lẽ, chết không phải là nhự tựa lông hồng nhưng là như giết một con gà con que vậy thôi. Anh chẳng cảm thấy mình ray rứt chút nào khi cho mọi người thấy nụ cười như hoa ngay sau phiên tòa.
Nụ cười như hoa ngay sau phiên tòa cũng như sự lãnh đạm của giới lãnh đạo Hà Nội và Đồng Nai trong những ngày qua cho thấy họ đang dần và có lẽ là mất hẳn cảm thức về tội lỗi. Có lẽ vì thể mà một lời xin lỗi tối thiểu họ cũng không thể thốt ra nhưng bằng mọi cách cãi chày cãi cối cho kỳ được hòng thoát khỏi tội và an tâm trước dư luận. Không biết đêm về họ có ngủ ngon, vợ con họ có yên khi chính họ đang chuẩn bị những cái chết và gánh nặng tương lai lên biết bao người. Có lẽ, những người ngoài kia chẳng liên quan!
Chẳng liên quan vì tôi đâu có liên đới trách nhiệm. Vì tôi đâu còn cảm thức về tội. Nếu còn cảm thức về tội, tôi đã ăn năn hầu mong có được sự khoan dung tha thứ của bao người. Như vậy, điều sâu sa và lớn hơn là cảm thức về sự liên đới và lỗi tội trong con người.
Cảm thức liên đới là cần thiết. Nếu thấy mọi hành động của tôi đều có sự liên đới và ảnh hưởng tới người khác thì đòi hỏi phải suy tính cẩn thận. Suy tính cẩn thận và cẩn trọng trước khi hành động vì rất có thể gây hậu quả lớn về sau. Lấp sông Đồng Nai hay chặt 6700 cây xanh tại Hà Nội là ví dụ điển hình. Cũng chính vì đặt tất cả trong sự liên đới này dẫn con người tới cảm thức về tội.
Cảm thức về tội là điều tuyệt vời có nơi con người. Chính nó khiến con người biết học và rút kinh nghiệm qua những lầm lỗi của mình. Chính nó làm cho con người tiến lên và mỗi ngày người hơn. Tuy nhiên, cảm thức về tội không đồng nghĩa với sự dằn vặt không thể tha thứ cho chính mình. Mọi lỗi lầm đều được tha thứ vì thế cần phải học tha thứ cho chính mình. Ngay trong hành động tha thứ cho chính mình cũng cần phải đặt trong sự liên đới với người khác để kiến tạo xã hội đầy tình thương và mỗi ngày thêm tốt đẹp. Tha thứ để kiến tạo chứ không phải dễ dàng bỏ qua khiếm khiếm khuyết lỗi lầm của chính mình để rồi dung túng và kéo theo sự trì trệ của xã hội. Xã hội Việt Nam với cách làm của những người lãnh đạo và Đảng cầm quyền đang là minh chứng cho điều đó khi sợ đánh chuột thì vỡ bình.
Tất cả những điều viết ra đây không phải để mỗi người trở nên bi quan yếm thế nhưng là để chúng ta biết cái khuyết thiếu ở đâu. Xã hội này cần lắm những con người, trong đó có cả chúng ta cần ý thức được sự liên đới trách nhiệm trong những vụ việc trên. Phải chăng ta đã vô tâm không biết bảo vệ những người quanh ta cũng như thiên nhiên? Phải chăng ta đang ngày trở nên vô cảm và an tâm không thấy mình lỗi chi khi việc đó không do mình gây ra? Điều đó cần lắm, cần lắm nơi con người có một cảm thức về tội. Mất cảm thức về tội lỗi, thế giới này sẽ trở nên sa đọa và con người sẽ trở nên tàn bạo hơn bao giờ hết.
Vậy, hãy sám hối từ tâm chân thật. Sám hối và trở về với con người đích thực của mình. Điều ấy càng cần thiết hơn trong những ngày cuối của mùa chay này. Hãy sám hối và trở về để được sống!
Sài Gòn 26/3/2015
* Ảnh sưu tầm trên internet
Cảm thức liên đới là cần thiết. Nếu thấy mọi hành động của tôi đều có sự liên đới và ảnh hưởng tới người khác thì đòi hỏi phải suy tính cẩn thận. Suy tính cẩn thận và cẩn trọng trước khi hành động vì rất có thể gây hậu quả lớn về sau. Lấp sông Đồng Nai hay chặt 6700 cây xanh tại Hà Nội là ví dụ điển hình. Cũng chính vì đặt tất cả trong sự liên đới này dẫn con người tới cảm thức về tội.
Cảm thức về tội là điều tuyệt vời có nơi con người. Chính nó khiến con người biết học và rút kinh nghiệm qua những lầm lỗi của mình. Chính nó làm cho con người tiến lên và mỗi ngày người hơn. Tuy nhiên, cảm thức về tội không đồng nghĩa với sự dằn vặt không thể tha thứ cho chính mình. Mọi lỗi lầm đều được tha thứ vì thế cần phải học tha thứ cho chính mình. Ngay trong hành động tha thứ cho chính mình cũng cần phải đặt trong sự liên đới với người khác để kiến tạo xã hội đầy tình thương và mỗi ngày thêm tốt đẹp. Tha thứ để kiến tạo chứ không phải dễ dàng bỏ qua khiếm khiếm khuyết lỗi lầm của chính mình để rồi dung túng và kéo theo sự trì trệ của xã hội. Xã hội Việt Nam với cách làm của những người lãnh đạo và Đảng cầm quyền đang là minh chứng cho điều đó khi sợ đánh chuột thì vỡ bình.
Tất cả những điều viết ra đây không phải để mỗi người trở nên bi quan yếm thế nhưng là để chúng ta biết cái khuyết thiếu ở đâu. Xã hội này cần lắm những con người, trong đó có cả chúng ta cần ý thức được sự liên đới trách nhiệm trong những vụ việc trên. Phải chăng ta đã vô tâm không biết bảo vệ những người quanh ta cũng như thiên nhiên? Phải chăng ta đang ngày trở nên vô cảm và an tâm không thấy mình lỗi chi khi việc đó không do mình gây ra? Điều đó cần lắm, cần lắm nơi con người có một cảm thức về tội. Mất cảm thức về tội lỗi, thế giới này sẽ trở nên sa đọa và con người sẽ trở nên tàn bạo hơn bao giờ hết.
Vậy, hãy sám hối từ tâm chân thật. Sám hối và trở về với con người đích thực của mình. Điều ấy càng cần thiết hơn trong những ngày cuối của mùa chay này. Hãy sám hối và trở về để được sống!
Sài Gòn 26/3/2015
* Ảnh sưu tầm trên internet
Đăng nhận xét