Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2018

THE GREATEST GIFT HAY KỸ NĂNG QUAN TRỌNG NHẤT TRONG 10 NĂM TỚI

Written By Thanhcao's Blog on Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2018 | 09:10

Vt: Đây là bài viết hay của cô Nguyễn Phi Vân, xin được lưu về đây để nhắc mình.
.......................................................................
Nguyễn Phi Vân

Thống kê tại Mỹ nói vầy, đến năm 2026 sẽ có một triệu job biến mất; Đến năm 2030, 1/3 dân số Mỹ sẽ thất nghiệp do tự động hoá. Mà trong thời đại mà mọi thứ di chuyển với tốc độ ánh sáng này, không có mất 10 năm để xảy ra điều tương tự tại Việt Nam. Giờ, tính bằng ngày, bằng tháng. Để giữ mình còn hữu dụng trên thị trường lao động tương lai, mà đây chỉ là nói trong vòng 10 năm tới thôi, anh Mark Cuban phát biểu: “Kỹ năng quan trọng nhất để người cạnh tranh được với máy là creative thinking – tư duy sáng tạo”.

Trích nguyên văn phát biểu nhe: “ I personally think there’s going to be a greater demand for liberal arts majors than there were for programming – Cá nhân tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ cần nhiều người tốt nghiệp các môn mang tính khai phóng hơn là dân lập trình.”

Ý chữ Liberal arts là nói ảnh nói gì mà lại là môn khai phóng? Giờ mượn định nghĩa các môn khai phóng là gì để mọi người hiểu hơn nhe.

Trong thời cổ đại, "các môn khai phóng" là những chủ đề học tập được xem là thiết yếu mà một con người tự do phải tinh thông. Tiếng La tinh, liber có nghĩa là "tự do". Vào thế kỷ thứ 5 sau Tây lịch, người ta xác định bảy môn khai phóng bao gồm: ngữ pháp, biện chứng, hùng biện, số học, hình học, âm nhạc, và thiên văn học. Trong các viện đại học thời Trung cổ, bảy môn khai phóng này được chia thành hai phần: Tam khoa và Tứ khoa: 
• Tam khoa (Trivium): Ngữ pháp, Luận lý, Hùng biện.
• Tứ khoa (Quadrivium): Số học, Hình học, Âm nhạc, Thiên văn học (hay Chiêm tinh học).
Hiện nay, các lĩnh vực học thuật có thể bao hàm trong thuật ngữ "các ngành khai phóng" gồm có: 
• Arts (fine arts, music, performing arts, literature) – Nghệ thuật (mỹ thuật, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, văn học) 
• Philosophy – Triết học 
• Religious studies – Khoa học tôn giáo 
• Social science (anthropology, geography, history, jurisprudence, linguistics, political science, psychology, sociology) – Khoa học xã hội (nhân chủng học, địa lý, lịch sử, luạt học, khoa học chính trị, tâm lý học, xã hội học) 
• Mathematics – Toán học 
• Natural Sciences (biology, chemistry, physics, astronomy, earth sciences) – Khoa hoc tự nhiên (sinh học, hoá học, vật lý, thiên văn học, khoa học trái đất)

Giờ quay lại chuyện tại sao người học các môn khai phóng như vừa gỉai thích trên lại là người của tương lai. Nếu nói về xử lý data, số liệu thì máy làm hơn người một vạn lần. Cho nên, kinh tế tương lai là kinh tế “suy nghĩ”, là tiếp cận vấn đề với cách tư duy tự do, không ràng buộc, để biến dữ liệu thành những ý tưởng mới. Chỉ có tại đó, con người mới khác đi với máy. Chính tư duy suy nghĩ tự do mới giúp con người sáng tạo vô giới hạn. Ai cũng có thể cần cù học kiến thức, nhưng nếu thiếu đi trí tưởng tượng để đưa kiến thức đến một tầng cao mới bằng sáng tạo, kiến thức học được là vô ích. Nhớ chữ này nhe, vô ích!

Vậy, để chuẩn bị cho bản thân và con cái trong tương lai, đừng nghĩ cứ lập trình, IT nữa. Liberal arts it is! Là những môn khai phóng như trên. Nên cách tiếp cận STEAM nhấn mạnh vào Arts – nghệ thuật mới quan trọng như thế. Không phải cứ robot đâu nhe. Học nghệ thuật, triết học, tôn giáo học, xã hội học, toán, khoa học tự nhiên nhiều vào để rèn luyện tư duy sáng tạo. Đó mới là tương lai cho nhân loại khi máy chiếm lấy nửa phần cứng của đời. Và món quà vĩ đại nhất phụ huynh có thể tặng cho con cái mình, cũng chính là tư duy sáng tạo. Đừng ép các em học lấy thành tích nữa. Xin chuẩn bị cho các em được hội nhập tương lai, để được ngẩng cao đầu làm người trong thời đại lên ngôi của máy.
Trong hình ảnh có thể có: bầu trời và đám mây

nguồn: fb Nguyễn Phi Vân

Đăng nhận xét