Tat Huynh: Các
bậc chân tu họ quyết tâm hạ thủ công phu "Biến Nghiệp thành Nguyện",đó
là một lối tu "tịnh hóa nghiệp chướng" của Mật tông,cho đến khi nào
"kiến" được "Nghiệp chướng Bổn lai không,Bổn lai không là nghiệp chướng"
,lúc ấy mặc tình hoa trôi mặc tình nước chảy.
-------------------------------------------
KHẨU NGHIỆP !
Cái nghiệp mồm của mình nặng mãi. Sáng sớm,
người lảo đảo lên cơn run rẩy, đã báo nghỉ học, nhưng bên Trung Tâm đt
qua, nói ráng đi, các bạn đông quá, bắt các bạn về, chẳng nỡ. Bèn đi
qua. Và lại nói năng linh tinh suốt buổi.
Được nói chuyện cùng
các học viên đây đó là một hân hạnh quá lớn cho mình. Hân hạnh có một
diễn đàn để tha hồ nói phét. Nhưng sâu xa ra, mình vẫn thấy đây là
Nghiệp, Nghiệp Mồm. Mình biết gì về Phật mà nói, mình cũng nào biết gì
về Tôn Giáo Á Đông và Văn Hóa VN mà nói !
Luôn luôn phải xin lỗi các bạn, vì các bạn cứ bị nghe một tay không
chuyên môn, không kiến thức, không khoa bảng.
Điều quan trọng nhất, là lẽ ra, con đường của mình phải là con đường
lùi lũi lặng im, lùi lũi chui về nơi đầu nguồn tận cùng của nói năng và
suy tưởng, rồi lùi lũi lặng im mà chờ, mà đợi, một lần, một lần, một
lần...
Chính trong tư thế đó, mà lại đùa, lại giỡn. lại thét, lại gào. Cốt hy vọng các bạn 'thấy' rằng, chúng ta làm sao có thể "làm người" đích thực được, nếu không sống chút niềm tin (tín ngưỡng) để khai mở tâm linh. Nhưng mọi truyền thống tâm linh, nhất là khi biến thành tôn giáo, đều có thể là sự 'phản động", vì chúng có thể đưa con người 'phóng thể', đánh mất chính mình. Nhân danh niềm tin tôn giáo, con người lại có thể đè bẹp và nô lệ hóa chính mình và người khác, thay vì làm cho con người "được sống và sống dồi dào". Vâng, ở đây, còn vấn đề mê tín và chánh tín.
Quê hương VN xa xưa không hề có "tôn giáo", mà chỉ có "Đạo". Phật Khổng Lão chẳng phải tôn giáo, mà là "Đạo". Khi tôn giáo Kitô đến VN, thì tôn giáo ấy là tôn giáo để mỗi con người được thực sự làm người, đặc biệt những ai đói nghèo, khổ đau, thấp bé. Với Kitô Giáo, Thiên Chúa cao siêu thì đã chui vào lòng người, chui vào dòng đời. Hễ ai không nhìn thấy điều đó thì chưa thực sự sống Kitô Giáo. Bấy giờ, tôn giáo Kitô lại rất mang chất "Đạo", "Đạo" giữa đời thường, "Đạo" cho những ai bé mọn và trong người bé mọn. "Lạy Cha, con xưng tụng Cha, vì đã dấu những huyền nhiệm cho kẻ thông thái, mà lại tỏ lộ cho người bé mọn...".
Chính trong tư thế đó, mà lại đùa, lại giỡn. lại thét, lại gào. Cốt hy vọng các bạn 'thấy' rằng, chúng ta làm sao có thể "làm người" đích thực được, nếu không sống chút niềm tin (tín ngưỡng) để khai mở tâm linh. Nhưng mọi truyền thống tâm linh, nhất là khi biến thành tôn giáo, đều có thể là sự 'phản động", vì chúng có thể đưa con người 'phóng thể', đánh mất chính mình. Nhân danh niềm tin tôn giáo, con người lại có thể đè bẹp và nô lệ hóa chính mình và người khác, thay vì làm cho con người "được sống và sống dồi dào". Vâng, ở đây, còn vấn đề mê tín và chánh tín.
Quê hương VN xa xưa không hề có "tôn giáo", mà chỉ có "Đạo". Phật Khổng Lão chẳng phải tôn giáo, mà là "Đạo". Khi tôn giáo Kitô đến VN, thì tôn giáo ấy là tôn giáo để mỗi con người được thực sự làm người, đặc biệt những ai đói nghèo, khổ đau, thấp bé. Với Kitô Giáo, Thiên Chúa cao siêu thì đã chui vào lòng người, chui vào dòng đời. Hễ ai không nhìn thấy điều đó thì chưa thực sự sống Kitô Giáo. Bấy giờ, tôn giáo Kitô lại rất mang chất "Đạo", "Đạo" giữa đời thường, "Đạo" cho những ai bé mọn và trong người bé mọn. "Lạy Cha, con xưng tụng Cha, vì đã dấu những huyền nhiệm cho kẻ thông thái, mà lại tỏ lộ cho người bé mọn...".
Đăng nhận xét