Vt: Với bài viết này, tôi phải nhìn khác đi khi chiêm ngưỡng bức tượng Pietà. Xin lưu về blog và chia sẻ với tất cả những ai quan tâm!
-------------------------------------------------------------------------------
"Thiên Chúa không đến và chịu khổ nạn cho sự đau khổ, tuyệt vọng. Mà
đến và chịu khổ nạn cho sự cứu rỗi và hy vọng. Sự đến và chịu khổ nạn
của Người có ý nghĩa siêu nhiên, mà để đón nhận, cần phải vượt qua các
cảm xúc thường tục và hướng đến cái đẹp tuyệt đối. Chỉ có nghệ thuật với
cái đẹp tuyệt đối mới có thể thể hiện được công cuộc cứu chuộc thiêng
liêng này của Người… Trong sự chiêm nghiệm, Đức Mẹ Maria vẫn luôn là một
trinh nữ với vẻ đẹp trong trắng, tinh khôi. Và Người đã có được sự
thanh tịnh thuần khiết trong đức Vâng Lời… Sự tĩnh lặng của Mẹ thể hiện
sự chấp nhận nỗi đau khủng khiếp với một đức tin mạnh mẽ vào Đấng Cứu
Chuộc…"
Trong lịch sử nghệ thuật nhân loại, có lẽ không có tác phẩm điêu khắc nào có nhiều phiên bản như “Pietà” của
Michelangelo. Phiên bản lớn có khi lớn hơn tác phẩm gốc, phiên-bản-nhỏ
có khi chỉ cao vài centimet, thể hiện bằng đủ các loại chất liệu, cho
đến nay, áng chừng một, hai triệu bản.
Có phải tại Pietà là một chủ đề quan trọng trong Nghệ thuật Thánh Công
giáo? Không hẳn. Bởi thực tế, có rất nhiều mẫu tượng “Pietà” khác nhau…
Có phải tại danh tiếng của tác phẩm? Không chắc. Rất hiếm người thực sự biết tác phẩm gốc được sáng tác thời nào và đang được đặt ở đâu…
Có phải tại tầm vóc thiên tài của tác giả quá lớn? Cũng không chắc. Bởi thực tế, rất ít người biết tác giả là Michelangelo và ông có vị trí thế nào trong lịch sử nghệ thuật…
Tại tác phẩm quá đẹp? Một vẻ đẹp sống động trong từng chi tiết, và vô cùng hài hòa? Vâng, quả thực như thế! Tuy nhiên, nhận định này lại hơi có phần chung chung, mơ hồ. Hiểu biết nghệ thuật, không ai có thể nói, “Pietà” này đẹp hơn những “Pieta” khác, của các tác giả khác!
Phải chăng vì “Pietà” diễn tả sự đau xót và thương xót? Gần như hầu hết các tác phẩm “Pietà” trước đó và sau đó đều nhấn mạnh đến khía cạnh này của chủ đề. Nhiều khi là quá thống thiết, bi thương!
“Pietà” của Michelangelo thể hiện một tinh thần khác!
Hình ảnh Đức Mẹ Maria trong “Pietà” của Michelangelo khá trẻ - như chỉ mới đôi mươi - ôm xác Chúa Giêsu trong lòng với tư thế ngồi vững chãi, và gương mặt, toát lên vẻ đẹp thanh thản, thánh thiện… Còn hình ảnh Chúa Giêsu cũng không được thể hiện với các dấu vết của sự khổ nạn. Gương mặt Ngài cũng toát lên vẻ thánh thiện, thanh thản…
Đương thời, các yếu tố khác biệt này đã gây ra nhiều tranh cãi. Nhiều người cho rằng tác phẩm đã không thể hiện đúng chủ đề và không đúng với thực tế!...
Tuy nhiên, theo Michelangelo:
"Thiên Chúa không đến và chịu khổ nạn cho sự đau khổ, tuyệt vọng. Mà đến và chịu khổ nạn cho sự cứu rỗi và hy vọng. Sự đến và chịu khổ nạn của Người có ý nghĩa siêu nhiên, mà để đón nhận, cần phải vượt qua các cảm xúc thường tục và hướng đến cái đẹp tuyệt đối. Chỉ có nghệ thuật với cái đẹp tuyệt đối mới có thể thể hiện được công cuộc cứu chuộc thiêng liêng này của Người… Trong sự chiêm nghiệm, Đức Mẹ Maria vẫn luôn là một trinh nữ với vẻ đẹp trong trắng, tinh khôi. Và Người đã có được sự thanh tịnh thuần khiết trong đức Vâng Lời… Sự tĩnh lặng của Mẹ thể hiện sự chấp nhận nỗi đau khủng khiếp với một đức tin mạnh mẽ vào Đấng Cứu Chuộc…"
Dường như Michelangelo đã đúng. Và dường như tác phẩm của ông đã đến được với mọi người, đi vào lòng người, bởi chính vẻ đẹp siêu việt mà ông tạo ra bằng thiên tài của mình…!
Khi sáng tác “Pietà”, Michelangelo mới 24 tuổi. Tác phẩm bằng đá cẩm thạch này, do Hồng y Jean de Billheres - một đại diện người Pháp tại Rôma - đặt làm như một đài tưởng niệm trong tang lễ của Ngài. Nhưng, từ thế kỷ XVIII, tác phẩm đã được chuyển vào đặt tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô ở Rôma cho đến ngày nay.
Pietà của Michenlangelo đã đi vào lịch sử nghệ thuật nhân loại với tư cách là một kiệt tác điêu khắc của thời Phục hưng.
Có phải tại danh tiếng của tác phẩm? Không chắc. Rất hiếm người thực sự biết tác phẩm gốc được sáng tác thời nào và đang được đặt ở đâu…
Có phải tại tầm vóc thiên tài của tác giả quá lớn? Cũng không chắc. Bởi thực tế, rất ít người biết tác giả là Michelangelo và ông có vị trí thế nào trong lịch sử nghệ thuật…
Tại tác phẩm quá đẹp? Một vẻ đẹp sống động trong từng chi tiết, và vô cùng hài hòa? Vâng, quả thực như thế! Tuy nhiên, nhận định này lại hơi có phần chung chung, mơ hồ. Hiểu biết nghệ thuật, không ai có thể nói, “Pietà” này đẹp hơn những “Pieta” khác, của các tác giả khác!
Phải chăng vì “Pietà” diễn tả sự đau xót và thương xót? Gần như hầu hết các tác phẩm “Pietà” trước đó và sau đó đều nhấn mạnh đến khía cạnh này của chủ đề. Nhiều khi là quá thống thiết, bi thương!
“Pietà” của Michelangelo thể hiện một tinh thần khác!
Hình ảnh Đức Mẹ Maria trong “Pietà” của Michelangelo khá trẻ - như chỉ mới đôi mươi - ôm xác Chúa Giêsu trong lòng với tư thế ngồi vững chãi, và gương mặt, toát lên vẻ đẹp thanh thản, thánh thiện… Còn hình ảnh Chúa Giêsu cũng không được thể hiện với các dấu vết của sự khổ nạn. Gương mặt Ngài cũng toát lên vẻ thánh thiện, thanh thản…
Đương thời, các yếu tố khác biệt này đã gây ra nhiều tranh cãi. Nhiều người cho rằng tác phẩm đã không thể hiện đúng chủ đề và không đúng với thực tế!...
Tuy nhiên, theo Michelangelo:
"Thiên Chúa không đến và chịu khổ nạn cho sự đau khổ, tuyệt vọng. Mà đến và chịu khổ nạn cho sự cứu rỗi và hy vọng. Sự đến và chịu khổ nạn của Người có ý nghĩa siêu nhiên, mà để đón nhận, cần phải vượt qua các cảm xúc thường tục và hướng đến cái đẹp tuyệt đối. Chỉ có nghệ thuật với cái đẹp tuyệt đối mới có thể thể hiện được công cuộc cứu chuộc thiêng liêng này của Người… Trong sự chiêm nghiệm, Đức Mẹ Maria vẫn luôn là một trinh nữ với vẻ đẹp trong trắng, tinh khôi. Và Người đã có được sự thanh tịnh thuần khiết trong đức Vâng Lời… Sự tĩnh lặng của Mẹ thể hiện sự chấp nhận nỗi đau khủng khiếp với một đức tin mạnh mẽ vào Đấng Cứu Chuộc…"
Dường như Michelangelo đã đúng. Và dường như tác phẩm của ông đã đến được với mọi người, đi vào lòng người, bởi chính vẻ đẹp siêu việt mà ông tạo ra bằng thiên tài của mình…!
Khi sáng tác “Pietà”, Michelangelo mới 24 tuổi. Tác phẩm bằng đá cẩm thạch này, do Hồng y Jean de Billheres - một đại diện người Pháp tại Rôma - đặt làm như một đài tưởng niệm trong tang lễ của Ngài. Nhưng, từ thế kỷ XVIII, tác phẩm đã được chuyển vào đặt tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô ở Rôma cho đến ngày nay.
Pietà của Michenlangelo đã đi vào lịch sử nghệ thuật nhân loại với tư cách là một kiệt tác điêu khắc của thời Phục hưng.
Đăng nhận xét