Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2015

ĐỨC ÔNG NGUYỄN MINH HIỀN BỊ TRUY TỐ VỀ TỘI TRỐN THUẾ - CÙNG NHAU NHÌN LẠI CÁCH TÍNH THUẾ*

Written By Thanhcao's Blog on Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2015 | 22:44

Vài ngày nay, dư luận lại xôn xao việc tu sĩ gốc Việt ở San Jose . Đức Ông Nguyễn Minh Hiền bị truy tố 14 tội danh trốn thuế, gian lận.
 
Đức Ông Nguyễn Minh Hiền - ảnh vietcatholic

Cách tính thuế:

Trong một quốc gia liên bang, công thức tính thuế thu nhập cá nhân thường như sau được minh họa theo công thức sau đây :

T(thuế phải đóng) = t (%)*[(Thu nhập thuần - (Do+Dg+Ds)]*(K.Liênbang+K. Tiểu bang b+K. Phường xã)

Trong đó: 
 t: là ba rem thuế theo %, có thể là Proportional (tỉ lệ), Pregressif (lũy tiến) hay Regressif (lũy thoái)
Do : Khấu trừ các chi phí để đạt được thu nhập
Dg : Khấu trừ chi tiêu sinh hoạt tổng hợp
Ds : Khấu trừ chi phí cho các hoạt động xã hội

Thu nhập ròng = [Thu nhập thuần - (Do+Dg+Ds)]
K : hệ số thuế 3 cấp liên bang, tiểu bang và cấp phường xã . Thông thường thì cá nhân đóng thuế nhiều nhất là cấp phường xã và tiểu bang bởi đây là logic của kinh tế học thể chế, mà trong đó không gian "thực sự sống" phần lớn là cấp phường/xã và tiểu bang, chỉ có nơi đây bạn sử dụng các dịch vụ công ích nhiều nhất.

Theo công thức này thì 

Về phương diện cá nhân : Tâm lí chung, để giảm mức thuế phải đóng thì mọi người đều tìm cách giảm thu nhập thuần và tăng khấu trừ thuế. Cách này giúp giảm thu nhập ròng thấp đi và như thế T thuế phải đóng sẽ thấp đi

Phương diện chính trị : Tìm cách vận động hành lang (lobby), tác động lên các nhà chức trách nhằm giảm %t và K. Nhất là K.Liênbang hơn là K.Tiểubang và K.Phường xã. 

Sau khi đã đóng thuế T, thì phần còn lại sẽ là Tiết kiệm (S) hay thu nhập sau thuế của bạn. Đức Ông Hiền cũng đối mặt với một công thức tương tự như vậy và những người đóng góp cho ông cũng làm tương tự như thế.

Gọi S1 là phần nhu nhập còn lại của Đức ông Hiền sau khi đã trả Thuế. 

S1(thu nhập sau thuế) = I1(thu nhập thuần)- T1(thuế đã trả). 

Như vậy (S1 + %S2+ %S3+%S4...+%Sn) là tổng thu nhập sau thuế của những người đã góp tiền đã chuyển cho Đức ông. Nếu đánh thuế « thu nhập » thêm phần này nữa thì hóa ra là đánh thuế thêm lần thứ 2. Như vậy có bất công ?

Về sự việc Đức Ông Hiền dưới nhãn quan kinh tế!
Toàn bộ số tiền này đặt trong tài khoản của Đức Ông Hiền, có lãi suất thì khi tính vào thu nhập thuần cho năm kế tiếp, thì chỉ có thể tính % t*(r%* [S1+….Sn]), cái này rất thấp. Nó sẽ không lớn đến khoản «trốn thuế » 300-400k usd/năm như thế. Ngoài ra, theo mình biết thì lương của linh mục bên mình khoảng 5000-6.000chf/tháng thôi. 

Mình cho rằng tư pháp của San Jose truy tố Đức Ông Hiền là vì họ không xem khoản (S1+%S2+…%Sn) theo KHÔNG theo bản chất kinh tế, mà xem đó là «thu nhập thuần» theo luật. Theo bản chất kinh tế thì đây là khoản thu nhập sau thuế, tiết kiệm hay tiêu dùng tương lai ngay cả khi nó được chuyển từ người này sang người khác. 

Bạn có thể nói rằng khoản này nếu nằm tại tài khoản của những người A, B,C, ..thì có tên là "thu nhập sau thuế" còn đi qua tài khoản của ông thì thành "Thu Nhập thuần". Đúng về mặt chữ nghĩa kế toán nhưng hoàn toàn sai về mặt bản chất kinh tế. Phần này không thể bị đánh thuế thêm lần nữa bất kể nó được chuyển cho ai. Nếu có đánh thì đánh chỉ trên phần lợi tức mà nó sinh ra thêm, chứ không thể đánh trên toàn bộ phần "thu nhập còn lại".

Còn việc Đức Ông Hiền đã dùng vào việc gì số tiền này, thì chỉ có cộng đồng người Công Giáo Việt Nam, người đã đóng góp thì mới thấu hiểu làm thế nào mà nhà thờ Việt Nam ở San Jose đã trả hết nợ nhanh như vậy. Cũng dễ hiểu vì sao. 

Con người luôn dễ dàng bị điều khiển bởi logic chính trị khi đọc tin tức hơn là logic kinh tế.
---------------
TC: Luật pháp Hoa Kỳ và chính quyền Hoa Kỳ quản lý tốt hơn Việt Nam nhưng không có nghĩa là luôn công tâm và khách quan. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhìn một cách công bình và khách quan hơn, đặc biệt theo nhãn quan luật về thuế và kinh tế trong sự việc này!

*Tựa đề do TC đặt

Đăng nhận xét