Vt: Một bài viết nói về vai trò của người công giáo dưới nhãn quan kinh tế, học thuyết xã hội Công Giáo và đức tin của một bạn trẻ. Xin giới thiệu đến tất cả những ai quan tâm, đặc biệt những ai thắc mắc về vai trò của người Công Giáo giữa lằn ranh chính trị Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa.
---------------------------------------------------------------------
Có bạn hỏi thế này: "Đâu là vị trí của người Công giáo giữa hai thái cực chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản" ?
Theo mình thì giáo hội Công giáo luôn nhấn mạnh quyền tư hữu tài sản nhưng cần phải có luân lý trong việc sử dụng tài sản đó. Bạn có quyền sở hữu cá nhân súng đạn nhưng không có nghĩa là bạn có quyền sử dụng súng để bắn vào trẻ em, người nằm chức vụ có quyền pháp lí cho vị trí của anh nhưng anh không có quyền sử dụng vị trí đó để làm phương hại đến tài sản công (Theo thánh Augustino và Tomas Aquinas là : Common Good)
Chủ nghĩa tư bản nhấn mạnh quyền tư hữu và bỏ quên đi việc sử dụng quyền định đoạt tài sản cho mục đích xã hội. Chủ nghĩa cộng sản nhấn mạnh vào việc sử dụng cho mục đích xã hội nhưng loại bỏ quyền tư hữu. Người theo chủ nghĩa Công giáo : Nhấn mạnh quyền tư hữu đặt dưới điều kiện sử dụng cho "common good". (cần phần biệt common goods với public goods (theo kinh tế công) và collective goods (theo li thuyết tản quyền )).
Chủ nghĩa tư bản nói "Cái này của tôi, chỉ sử dụng cho tôi"
Chủ nghĩa cộng sản nói "Cái này của chúng ta, sử dụng cho chúng ta. Nhưng tôi là nhà độc tài tôi quyết định anh có bao nhiêu"
Người công giáo nói : "Cái này của tôi, tôi sử dụng cho chúng ta"
Hay nói khác đi :
Chủ nghĩa tư bản nhấn mạnh những cá nhân tư hữu nuốt chửng mất mục đích xã hội
Chủ nghĩa cộng sản nhấn mạnh mục đích xã hội nuốt chửng cá nhân tư hữu
Người Công giáo nhấn mạnh cá nhân tư hữu, sống vì mục đích xã hội
Phúc âm có hai câu chuyện sau đã phản ánh về CNTB và CNXH như sau để cho bạn thấy rõ hơn giữa : CNTB, CNXH và Người Công giáo
Khi Chúa Jesu đi vào vùng đất có tên là Gerasen* (tiếng việt là gì quên mất tiêu) nơi có một chàng thanh niên bị quỉ ám, anh sống trong hang động bị xiềng xích và kêu gào ngày đêm, anh lấy các viên đá sắc bến để cắt da thịt mình.
Chúa Jesu đi qua đến gần anh là ra lệnh cho Satan "Satan, hãy ra khỏi người này", ngay sau đó bầy quỉ trong anh bị trục xuất và nhập vào đàn gia súc khoảng 2000 con, một cách hùng dữ lao xuống vực thẳm.
Ngay sau đó, người thanh niên niên ăn mặc chỉnh tề, tỉnh táo ngồi bên Jesu. Những người chủ của đàn gia súc Gerasen chẳng hề quan tâm đến anh, cái họ quan tâm là đàn gia súc, vì vậy họ yêu cầu Ngài "Xin ông hãy đi khỏi vùng đất này". Bạn có thể diễn giải câu chuyện này trong ngôn ngữ hiện đại như như sau "Nếu ông đến đây để rao giàng và cứu rỗi phẩm giá con người, và điều đó gây cho chúng tôi sự thiệt hại lợi nhuận. Nếu ông cho rằng việc khôi phục con người trở về giá trị nhân bản thì quan trọng hơn là tài sản, thì xin ông hãy đi cho". Người Garasen quan tâm đến bầy gia súc hơn chàng thanh niên kia, Họ quan tâm đến sự giàu có vật chất hơn là nhân phẩm con người. Đó là biểu tượng cho tinh thần của chủ nghĩa tư bản đặt vật chất cao trọng hơn nhân quyền.
Câu chuyện thứ 2 của Phúc âm mô tả CNCS, không giống như câu chuyện phía trên nơi mà nhà tư bản làm nô lệ cho lợi nhận và ích kỉ cá nhân (selfishness chứ ko là là self-interest). CNCS là sự ích kỉ của chủ nghĩa tập thể. Câu chuyện phía trên là minh họa cho con người kém hơn lợi nhuận. Còn câu chuyện sau đây là minh họa cho con người bị đặt dưới tập thể và nhà nước.
không lâu trước khi Đức Jesu bị đóng đinh trên thập giá. Trước tòa Thượng Tế Caipha, « ông đã nói với các thầy Pharisieu rằng Chúa nhân lành của chúng ta nên bị giết hơn là nhà nước, quốc gia hay tập thể bị thách thức » (Gioan 11 :22). Không có bất cứ bằng chứng nào để kết án tội lỗi của Ngài hay bất cứ sự vi phạm luân lý nào mà Ngài gây ra cho người xung quanh. Như thế, quốc gia và tập thể được bảo toàn để tiêu diệt nhân cách con người nhằm bảo toàn lợi ích tập thể. Trong suy nghĩ của Caipha, chẳng có bất cứ điều gì được xem là con người có những quyền không thể nhân nhượng mà không có ai có thể tước đoạt mất, ngay cả đó là nhà nước. Caipha chỉ quan tâm đến một thực tế rằng nhân phẩm con người chẳng đáng giá gì so với quyền lực chính trị hay quyền lực của đảng phái hay tập thể đông đúc những người Do Thái . Bạn có thể diễn giải trong ngôn ngữ hiện đại :
« Hãy để cho đạo đức chết đi và đừng để cho quyền lực chính trị bị diệt vong. Bất cứ ai đòi hỏi quyền tự do tư tưởng hay quyền rao giảng tôn giáo hay thờ phượng Chúa cao hơn là thờ phượng nhà nước, hay bất cứ ai tuyên bố anh ta có quyền độc lập với đảng chính trị. Hãy thanh trừng ! Nếu bất cứ giáo hội nào rao giảng rằng con người có những quyền mà anh ta sẵn sàng trả những gì thuộc về César cho César, trả những gì thuộc về Thiên Chúa cho Thiên Chúa. Hãy tiêu diệt người đó đó, Bởi vì không có Thiên Chúa nên tất cả đều thuộc về César »
Bởi chối bỏ rằng con người chẳng có quyền gì độc lập với nhà nước, người ta đã tạo ra những còn người hoàn toàn phụ thuộc vào nhà nước. Cũng như những người Gerasen hoàn toàn phụ thuộc vào lợi nhuận.
Cả Quyền lực kinh kinh tế, lẫn quyền lực chính trị đều treo Đức Kitô lên thập giá. Quyền lực kinh tế ích kỉ được tìm thấy nơi những người Gerasen và quyền lực chính trị ích kỷ nơi Thượng tế Caiphas.
Còn gì nữa, trong những giây phút trước khi trút hơi thở cuối cùng, họ kêu gọi Ngài hãy xuống khỏi thập giá bằng cách nhạo báng Ngài trước sự chinh phục của Ngài trước quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị. Ngài đã từ chối. Tại sao ? Nếu Chúa Jesu dùng Quyền lực để loại bỏ quyền lực, thì Ngài đã lấy mất tự do của họ. Ngài không muốn lòng sùng kính khúm núm của những kẻ nô lệ phụ thuộc César, mà Ngài muốn tình yêu trong Ân sủng có nguồn gốc Tự do bởi từ chối sử dụng QUYỀN LỰC chống lại quyền lực, Ngài giữ cho linh hồn Ngài Tự do và thân xác tự do, chính vì thế mà Ngài tự do lựa chọn nơi trú ngụ cho Ngài: "Con xin phó linh hồn trong tay Cha". Bởi giữ cho thân xác hay nói cách khác là tài sản của Ngài được tự do mà Ngài mới có gì đó trao lại cho chúng ta.
Đó là Tuyên Ngôn độc lập đầu tiên cũng là Tuyên Ngôn độc lập tâm linh cho chúng ta. Những người con Chúa cần ghi nhớ để giữ cho tâm hồn, linh hồn của mình độc lập để rồi ta "Trả lại cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa", Không trả cho César những gì thuộc về Thiên Chúa.
Theo khát vọng của tinh thần "Tuyên ngôn độc lập thứ nhất" mà "Tuyên ngôn độc lập thứ hai" được viết bằng văn bản theo ý nghĩa chính trị đó là "Tuyên ngôn độc lập khỏi Nhà nước". Phần hai của "Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ đồng thời cũng là "Tuyên ngôn phụ thuộc" vào Thiên Chúa (theo Fulton Sheen) . Tuyên ngôn độc lập thứ 3 mang tính cách kinh tế nới mà những người lao động có thể tự đứng trên đôi chân của mình để gọi "cái này thuộc về tôi".
Học thuyết xã hội Công giáo : Không ít người Công giáo sai lầm nghiêm trọng khi diễn giải đồng hóa Phúc âm và tinh thần "vô sản" của CNCS.
Chúa Jesu từng dạy "Ai có 2 áo hay chia cho người không có, ai có đồ ăn cũng làm như vậy". Ngài đòi hỏi chúng ta lòng tự nguyện, Ngài không nói "hãy làm luật, để lấy 1 cái áo của người có 2 cái để đưa cho người không có". Ngài cũng không kêu gọi "dùng bạo lực cướp của người có 2 áo"
Ngài kêu gọi người thanh niên giàu có đạo đức "giữ giới răn từ nhỏ" rằng về "bán hết của cải chia cho người nghèo" và theo Ngài, nhưng Ngài không hề cưỡng bức tài sản của anh, anh cũng hoàn toàn tự do lựa chọn "cúi đầu bỏ đi". Ngài sinh ra trong nghèo khó, nhưng không cưỡng bức người giàu có phải cho Ngài cái nôi bởi vì Ngài nằm trong máng cỏ; Ngài không cưỡng bức người có nhà cửa phải chia nhà cửa bởi vì Ngài không có một mái nhà; Ngài không cưỡng bức chúng ta phải chết trên thập giá vì ngài bị đóng đinh trên thập giá. Ngài không cưỡng bức chia cách vợ chồng, con cái bởi vì ngài không có một tổ ấm. Ngài không buộc chúng ta phải ngủ dưới trời sao bởi ngài không có đến một mái hiên. Ngài chỉ hỏi nhẹ nhàng: "Con có nghĩ rằng con có thể uống chén đắng này cho thầy không ?".
Hàng trăm ngàn tổ chức từ thiện của CG vẫn đang làm những điều này, kêu gọi lòng từ thiện tự nguyện để phân phối lại Tài sản tư hữu. Biết bao nhiêu Bệnh viện, trường học, Hệ thống đại học công giáo khắp thế giới đều nhằm mục đích này
-----------------------
* Gerasen phiêm âm qua tiếng Việt là Ghê-ra-sa theo bản dịch của nhóm Phiên dịch CGKPV, ấn bản Kinh Thánh Trọn Bộ 2011. Xc. Mc 5,1-20, Kinh Thánh Tân Ước, nhóm Phiên dịch CGKPV, 2008, Nxb Đà Nẵng, trang 207-208 (ghi chú của TC)
** Tựa đề do TC đặt.
---------------------------------------------------------------------
Ảnh nghilocquetoi.net |
Theo mình thì giáo hội Công giáo luôn nhấn mạnh quyền tư hữu tài sản nhưng cần phải có luân lý trong việc sử dụng tài sản đó. Bạn có quyền sở hữu cá nhân súng đạn nhưng không có nghĩa là bạn có quyền sử dụng súng để bắn vào trẻ em, người nằm chức vụ có quyền pháp lí cho vị trí của anh nhưng anh không có quyền sử dụng vị trí đó để làm phương hại đến tài sản công (Theo thánh Augustino và Tomas Aquinas là : Common Good)
Chủ nghĩa tư bản nhấn mạnh quyền tư hữu và bỏ quên đi việc sử dụng quyền định đoạt tài sản cho mục đích xã hội. Chủ nghĩa cộng sản nhấn mạnh vào việc sử dụng cho mục đích xã hội nhưng loại bỏ quyền tư hữu. Người theo chủ nghĩa Công giáo : Nhấn mạnh quyền tư hữu đặt dưới điều kiện sử dụng cho "common good". (cần phần biệt common goods với public goods (theo kinh tế công) và collective goods (theo li thuyết tản quyền )).
Chủ nghĩa tư bản nói "Cái này của tôi, chỉ sử dụng cho tôi"
Chủ nghĩa cộng sản nói "Cái này của chúng ta, sử dụng cho chúng ta. Nhưng tôi là nhà độc tài tôi quyết định anh có bao nhiêu"
Người công giáo nói : "Cái này của tôi, tôi sử dụng cho chúng ta"
Hay nói khác đi :
Chủ nghĩa tư bản nhấn mạnh những cá nhân tư hữu nuốt chửng mất mục đích xã hội
Chủ nghĩa cộng sản nhấn mạnh mục đích xã hội nuốt chửng cá nhân tư hữu
Người Công giáo nhấn mạnh cá nhân tư hữu, sống vì mục đích xã hội
Phúc âm có hai câu chuyện sau đã phản ánh về CNTB và CNXH như sau để cho bạn thấy rõ hơn giữa : CNTB, CNXH và Người Công giáo
Khi Chúa Jesu đi vào vùng đất có tên là Gerasen* (tiếng việt là gì quên mất tiêu) nơi có một chàng thanh niên bị quỉ ám, anh sống trong hang động bị xiềng xích và kêu gào ngày đêm, anh lấy các viên đá sắc bến để cắt da thịt mình.
Chúa Jesu đi qua đến gần anh là ra lệnh cho Satan "Satan, hãy ra khỏi người này", ngay sau đó bầy quỉ trong anh bị trục xuất và nhập vào đàn gia súc khoảng 2000 con, một cách hùng dữ lao xuống vực thẳm.
Ngay sau đó, người thanh niên niên ăn mặc chỉnh tề, tỉnh táo ngồi bên Jesu. Những người chủ của đàn gia súc Gerasen chẳng hề quan tâm đến anh, cái họ quan tâm là đàn gia súc, vì vậy họ yêu cầu Ngài "Xin ông hãy đi khỏi vùng đất này". Bạn có thể diễn giải câu chuyện này trong ngôn ngữ hiện đại như như sau "Nếu ông đến đây để rao giàng và cứu rỗi phẩm giá con người, và điều đó gây cho chúng tôi sự thiệt hại lợi nhuận. Nếu ông cho rằng việc khôi phục con người trở về giá trị nhân bản thì quan trọng hơn là tài sản, thì xin ông hãy đi cho". Người Garasen quan tâm đến bầy gia súc hơn chàng thanh niên kia, Họ quan tâm đến sự giàu có vật chất hơn là nhân phẩm con người. Đó là biểu tượng cho tinh thần của chủ nghĩa tư bản đặt vật chất cao trọng hơn nhân quyền.
Câu chuyện thứ 2 của Phúc âm mô tả CNCS, không giống như câu chuyện phía trên nơi mà nhà tư bản làm nô lệ cho lợi nhận và ích kỉ cá nhân (selfishness chứ ko là là self-interest). CNCS là sự ích kỉ của chủ nghĩa tập thể. Câu chuyện phía trên là minh họa cho con người kém hơn lợi nhuận. Còn câu chuyện sau đây là minh họa cho con người bị đặt dưới tập thể và nhà nước.
không lâu trước khi Đức Jesu bị đóng đinh trên thập giá. Trước tòa Thượng Tế Caipha, « ông đã nói với các thầy Pharisieu rằng Chúa nhân lành của chúng ta nên bị giết hơn là nhà nước, quốc gia hay tập thể bị thách thức » (Gioan 11 :22). Không có bất cứ bằng chứng nào để kết án tội lỗi của Ngài hay bất cứ sự vi phạm luân lý nào mà Ngài gây ra cho người xung quanh. Như thế, quốc gia và tập thể được bảo toàn để tiêu diệt nhân cách con người nhằm bảo toàn lợi ích tập thể. Trong suy nghĩ của Caipha, chẳng có bất cứ điều gì được xem là con người có những quyền không thể nhân nhượng mà không có ai có thể tước đoạt mất, ngay cả đó là nhà nước. Caipha chỉ quan tâm đến một thực tế rằng nhân phẩm con người chẳng đáng giá gì so với quyền lực chính trị hay quyền lực của đảng phái hay tập thể đông đúc những người Do Thái . Bạn có thể diễn giải trong ngôn ngữ hiện đại :
« Hãy để cho đạo đức chết đi và đừng để cho quyền lực chính trị bị diệt vong. Bất cứ ai đòi hỏi quyền tự do tư tưởng hay quyền rao giảng tôn giáo hay thờ phượng Chúa cao hơn là thờ phượng nhà nước, hay bất cứ ai tuyên bố anh ta có quyền độc lập với đảng chính trị. Hãy thanh trừng ! Nếu bất cứ giáo hội nào rao giảng rằng con người có những quyền mà anh ta sẵn sàng trả những gì thuộc về César cho César, trả những gì thuộc về Thiên Chúa cho Thiên Chúa. Hãy tiêu diệt người đó đó, Bởi vì không có Thiên Chúa nên tất cả đều thuộc về César »
Bởi chối bỏ rằng con người chẳng có quyền gì độc lập với nhà nước, người ta đã tạo ra những còn người hoàn toàn phụ thuộc vào nhà nước. Cũng như những người Gerasen hoàn toàn phụ thuộc vào lợi nhuận.
Cả Quyền lực kinh kinh tế, lẫn quyền lực chính trị đều treo Đức Kitô lên thập giá. Quyền lực kinh tế ích kỉ được tìm thấy nơi những người Gerasen và quyền lực chính trị ích kỷ nơi Thượng tế Caiphas.
Còn gì nữa, trong những giây phút trước khi trút hơi thở cuối cùng, họ kêu gọi Ngài hãy xuống khỏi thập giá bằng cách nhạo báng Ngài trước sự chinh phục của Ngài trước quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị. Ngài đã từ chối. Tại sao ? Nếu Chúa Jesu dùng Quyền lực để loại bỏ quyền lực, thì Ngài đã lấy mất tự do của họ. Ngài không muốn lòng sùng kính khúm núm của những kẻ nô lệ phụ thuộc César, mà Ngài muốn tình yêu trong Ân sủng có nguồn gốc Tự do bởi từ chối sử dụng QUYỀN LỰC chống lại quyền lực, Ngài giữ cho linh hồn Ngài Tự do và thân xác tự do, chính vì thế mà Ngài tự do lựa chọn nơi trú ngụ cho Ngài: "Con xin phó linh hồn trong tay Cha". Bởi giữ cho thân xác hay nói cách khác là tài sản của Ngài được tự do mà Ngài mới có gì đó trao lại cho chúng ta.
Đó là Tuyên Ngôn độc lập đầu tiên cũng là Tuyên Ngôn độc lập tâm linh cho chúng ta. Những người con Chúa cần ghi nhớ để giữ cho tâm hồn, linh hồn của mình độc lập để rồi ta "Trả lại cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa", Không trả cho César những gì thuộc về Thiên Chúa.
Theo khát vọng của tinh thần "Tuyên ngôn độc lập thứ nhất" mà "Tuyên ngôn độc lập thứ hai" được viết bằng văn bản theo ý nghĩa chính trị đó là "Tuyên ngôn độc lập khỏi Nhà nước". Phần hai của "Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ đồng thời cũng là "Tuyên ngôn phụ thuộc" vào Thiên Chúa (theo Fulton Sheen) . Tuyên ngôn độc lập thứ 3 mang tính cách kinh tế nới mà những người lao động có thể tự đứng trên đôi chân của mình để gọi "cái này thuộc về tôi".
Học thuyết xã hội Công giáo : Không ít người Công giáo sai lầm nghiêm trọng khi diễn giải đồng hóa Phúc âm và tinh thần "vô sản" của CNCS.
Chúa Jesu từng dạy "Ai có 2 áo hay chia cho người không có, ai có đồ ăn cũng làm như vậy". Ngài đòi hỏi chúng ta lòng tự nguyện, Ngài không nói "hãy làm luật, để lấy 1 cái áo của người có 2 cái để đưa cho người không có". Ngài cũng không kêu gọi "dùng bạo lực cướp của người có 2 áo"
Ngài kêu gọi người thanh niên giàu có đạo đức "giữ giới răn từ nhỏ" rằng về "bán hết của cải chia cho người nghèo" và theo Ngài, nhưng Ngài không hề cưỡng bức tài sản của anh, anh cũng hoàn toàn tự do lựa chọn "cúi đầu bỏ đi". Ngài sinh ra trong nghèo khó, nhưng không cưỡng bức người giàu có phải cho Ngài cái nôi bởi vì Ngài nằm trong máng cỏ; Ngài không cưỡng bức người có nhà cửa phải chia nhà cửa bởi vì Ngài không có một mái nhà; Ngài không cưỡng bức chúng ta phải chết trên thập giá vì ngài bị đóng đinh trên thập giá. Ngài không cưỡng bức chia cách vợ chồng, con cái bởi vì ngài không có một tổ ấm. Ngài không buộc chúng ta phải ngủ dưới trời sao bởi ngài không có đến một mái hiên. Ngài chỉ hỏi nhẹ nhàng: "Con có nghĩ rằng con có thể uống chén đắng này cho thầy không ?".
Hàng trăm ngàn tổ chức từ thiện của CG vẫn đang làm những điều này, kêu gọi lòng từ thiện tự nguyện để phân phối lại Tài sản tư hữu. Biết bao nhiêu Bệnh viện, trường học, Hệ thống đại học công giáo khắp thế giới đều nhằm mục đích này
-----------------------
* Gerasen phiêm âm qua tiếng Việt là Ghê-ra-sa theo bản dịch của nhóm Phiên dịch CGKPV, ấn bản Kinh Thánh Trọn Bộ 2011. Xc. Mc 5,1-20, Kinh Thánh Tân Ước, nhóm Phiên dịch CGKPV, 2008, Nxb Đà Nẵng, trang 207-208 (ghi chú của TC)
** Tựa đề do TC đặt.
Đăng nhận xét