GIÁO DỤC VÀ NỀN LINH ĐẠO SINH THÁI
202. Nhiều thứ cần phải thay đổi phương hướng, nhưng trên hết tất cả chính con người lại cần thay đổi trước. Chúng ta thiếu một sự nhận thức về cội nguồn chung, về sự thuộc về nhau của chúng ta, và về một đương lai được chia sẻ với mọi người. Nhận thức nền tảng này sẽ tạo nên một sự phát triển những xác tín, thái độ và các hình thức sống mới. Một thách đố lớn lao về văn hoá, tinh thần và giáo dục đang ở trước mắt chúng ta, và thách đố này đòi hỏi rằng chúng ta cần bắt đầu bước đi trên một hành trình dài của sự đổi mới.
I. HƯỚNG ĐẾN MỘT LỐI SỐNG MỚI
203. Bởi vì thị trường có xu hướng cổ võ một kiểu tiêu thụ cực độ trong một nỗ lực để bán hết các sản phẩm của nó, nên người ta có thể dễ dàng bị mắc kẹt trong một cơn lốc của việc mua sắm và tiêu xài không cần thiết. Kiểu tiêu thụ có tính cưỡng bách là một trong những điển hình về cách thức mà mô hình kinh tế kĩ trị ảnh hưởng lên các cá nhân. Romano Guardini đã thấy trước điều này: “Những tiện ích và kĩ thuật áp đặt trên con người bằng những khuôn mẫu của sản phẩm máy móc và của kế hoạch trừu tượng mà con người đại chúng chấp nhận khá đơn giản; chúng là những hình thức của chính sự sống. Ở mức độ cao hơn hoặc thấp hơn thì con người đại chúng lại tin rằng sự tương đồng là vừa hợp lý vừa công bằng”.[144] Mô thức này dẫn người ta đến chỗ tin rằng họ tự do cho đến khi nào họ còn sự tự do giả định để tiêu thụ. Nhưng những người thực sự tự do là một thiểu số những người đang nắm giữ quyền lực kinh tế và tài chính. Ngay giữa sự rối loạn này, nhận loại hậu hiện đại chưa từng đạt được một sự tự nhận thức mới có khả năng mang lại sự hướng dẫn và định hướng, và sự thiếu căn tính này là một mối lo. Chúng ta cũng có nhiều phương tiện và chỉ có một vài cùng đích hư vô.
204. Tình hình toàn cầu hiện nay đang tạo ra một cảm giác không ổn định và không chắc chắn, là điều kế đến sẽ trở thành “một mảnh đất cho tình trạng ích kỷ tập thể”.[145] Khi con người trở nên quy ngã và tự khép kín, thì lòng tham của họ gia tăng. Tâm hồn của một con người càng trống rỗng, thì người ấy càng cần nhiều thứ để mua, để sở hữu và để tiêu thụ. Chấp nhận những giới hạn bị áp đặt bởi thực tại là điều dường như không thể. Trong chân trời này, một cảm thức đúng đắn về thiện ích chung cũng sẽ biến mất. Khi những thái độ thế này trở nên ngày càng rộng khắp, thì các chuẩn mực xã hội sẽ được tôn trọng chỉ đến mức độ là chúng sẽ không mâu thuẫn với các nhu cầu cá nhân. Vì thế mối bận tâm của chúng ta không thể bị giới hạn thuần tuý đến mức mối đe doạ của những biến cố thời tiết khắc nghiệt, nhưng cũng phải mở rộng đến những hậu quả tàn khốc của tình trạng mất trật tự xã hội. Nỗi ám ảnh với một lối sống tiêu thụ, trên hết tất cả khi mà một số ít người có khả năng duy trì lối sống ấy, thì chỉ có thể dẫn đến tình trạng bạo lực và sự phá huỷ lẫn nhau.
205. Tuy nhiên tất cả sẽ không hư mất. Con người nhân loại, trong khi có khả năng về điều tồi tệ nhất, thì cũng có khả năng vượt lên trên chính bản thân họ, chọn lựa một lần nữa điều gì là tốt đẹp, và thực hiện một sự khởi đầu mới, bất kể đến điều kiện tinh thần và xã hội của họ. Chúng ta có thể trung thực nhìn vào chính bản thân chúng ta, để nhận biết sự bất mãn thẳm sâu của chúng ta, và để dấn thân trên những nẻo đường mới dẫn đến sự tự do đúng đắn. Không một hệ thống nào có thể hoàn toàn ngăn chặn sự mở lòng ra của chúng ta đối với điều gì là thiện hảo, chân thật và tuyệt vời, hoặc ngăn chặn khả năng mà Thiên Chúa ban cho chúng ta để đáp trả lại ân sủng của Ngài đang hoạt động trong tâm hồn chúng ta. Tôi mời gọi mọi người trên khắp thế giới đừng quên phẩm giá này vốn thuộc về chúng ta. Không ai có quyền lấy khỏi chúng ta phẩm giá ấy.
206. Một sự thay đổi trong lối sống có thể mang lại áp lực lành mạnh đặt trên những người đang nắm giữ quyền lực chính trị, kinh tế và xã hội. Đây là điều mà các phong trào người tiêu dùng đạt được bằng việc tẩy chay những sản phẩm nhất định. Các phong trào này cho thấy thành công trong việc thay đổi cách thế mà các doan nghiệp vận hành, buộc họ phải suy xét lại dấu ấn môi trường của họ và các khuôn mẫu sản xuất của họ. Khi áp lực xã hội ảnh hưởng đến các khoản lợi của họ, thì các doanh nghiệp rõ ràng là phải tìm kiếm những cách để sản xuất khác. Điều này cho chúng ta thấy sự cần thiết lớn lao một cảm thức trách nhiệm xã hội trên bình diện những người tiêu thụ. “Việc mua sắm luôn luôn là một hành vi đạo đức – chứ không phải thuần tuý là hành vi kinh tế”.[146] Ngày nay, tắt một lời, “vấn đề về sự suy giảm môi trường đang thách đố chúng ta suy xét lại lối sống của chúng ta”.[147]
207. Hiến Chương Trái Đất mời gọi chúng ta hãy bỏ lại phía sau một giai đoạn tự huỷ hoại và thực hiện một khởi đầu mới, nhưng chúng ta vẫn chưa phát triển một sự nhận thức hoàn vũ cần thiết để đạt được điều này. Ở đây, tôi muốn lặp lại thách đố can đảm đó: “Như chưa từng có trước đây trong lịch sử, định mệnh chung đang mời gọi chúng ta tìm kiếm một khởi đầu mới... Hãy làm cho khởi đầu của chúng ta là một thời gian được nhớ đến vì việc đánh thức một sự tôn kính mới dành cho sự sống, sự quyết tâm vững chắc để đạt được sự bền vững, việc nhanh chóng đấu tranh cho công lý và hoà bình, và việc vui hưởng cuộc sống”.[148]
208. Chúng ta luôn có khả năng đi ra khỏi chính bản thân của mình để đến với người khác. Trừ khi chúng ta thực hiện điều này, còn không thì các loại tạo vật khác sẽ không được nhìn nhận theo đúng giá trị của chúng; chúng ta sẽ không bận tâm về việc quan tâm đến mọi thứ vì người khác; chúng ta sẽ thất bại trong việc đặt ra những giới hạn ở nơi bản thân chúng ta để tránh gây khổ đau cho những người khác hoặc làm suy thoái những môi trường xung quanh của chúng ta. Sự quan tâm vô vị lợi dành cho người khác, và sự loại trừ mọi hình thức quy ngã và tự hấp thụ, là thiết yếu nếu chúng ta thực sự mong muốn chăm sóc anh chị em chúng ta và chăm sóc môi trường. Những thái độ này cũng làm cho chúng ta hoà hợp với điều buộc đạo đức về việc đánh giá sự ảnh hưởng của mọi hành vi và quyết định của chúng ta trên thế giới xung quanh chúng ta. Nếu chúng ta có thể vượt thắng được chủ nghĩa cá nhân, chúng ta sẽ thực sự có thể phát triển một lối sống khác và mang lại những thay đổi quan trọng trong xã hội.
II. GIÁO DỤC VÌ GIAO ƯỚC GIỮA NHÂN LOẠI VÀ MÔI TRƯỜNG
209. Một sự ý thức về tính nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng văn hoá và sinh thái của thời đại ngày nay cần phải được chuyển đổi thành những thói quen mới. Nhiều người biết rằng sự tiến bộ hiện tại của chúng ta và sự tích luỹ thuần vật chất và thú vui thì chưa đủ để mang lại ý nghĩa và niềm vui cho tâm hồn con người, nhưng họ vẫn cảm thấy chưa thể bỏ đi điều mà thị trường đặt ra trước mắt họ. Ở những quốc gia này lẽ ra phải thực hiện những thay đổi lớn lao trong thói quen tiêu thụ, thì người trẻ sẽ có một sự nhạy bén sinh thái mới và một tinh thần đại lượng, và một trong số các bạn trẻ ấy sẽ thực hiện những nỗ lực đáng nể phục để bảo vệ môi trường. Đồng thời, các bạn trẻ đã trưởng thành trong một bối cảnh xã hội của tình trạng tiêu thụ cực độ và sự sung túc là những thứ làm cho việc phát triển những thói quen khác trở nên khó khăn. Chúng ta đang phải đối diện với một sự thách đố về giáo dục.
210. Việc giáo dục môi trường đã mở rộng các mục tiêu của nó. Mặc dù ngay từ đầu việc giáo dục môi trường tập trung chủ yếu vào các thông tin khoa học, nâng cao ý thức và việc ngăn chặn những nguy cơ môi trường, thì giờ đây việc giáo dục ấy lại bao gồm cả những bình luận về “những chuyện thần thoại” về một nền hiện đại được đặt trên nền tảng của một não trạng thực dụng (chủ nghĩa cá nhân, sự tiến bộ không giới hạn, sự cạnh tranh, sự tiêu thụ, thị trường không có điều tiết). Việc giáo dục môi trường cũng tìm kiếm để khôi phục các cấp độ khác nhau về thế quân bình sinh thái, thiết lập nên sự hoà hợp bên trong bản thân chúng ta, với người khác, với thiên nhiên và với các loại sinh vật khác, và với Thiên Chúa. Việc giáo dục môi trường cần làm cho việc thực hiện một sự nhảy vọt trở nên dễ dàng hơn hướng đến sự trổi vượt vốn mang lại cho các giá trị đạo đức sinh thái ý nghĩa sâu xa nhất của nó. Việc giáo dục này cần những nhà giáo dục có khả năng phát triển một nền đạo đức sinh thái, và giúp đỡ mọi người, thông qua phép so sánh hiệu quả, để trưởng thành trong tình liên đới, trách nhiệm và sự quan tâm đầy lòng thương cảm.
211. Tuy nhiên việc giáo dục này, nhằm mục đích tạo nên một “quyền công dân sinh thái”, đôi khi bị giới hạn vào việc cung cấp thông tin, và thất bại trong việc đưa vào những thói quen tốt. Sự tồn tại của pháp luật và những quy định thì chưa đủ để về lâu về dài ngăn chặn lại việc hành xử tồi tệ, ngay cả khi các phương thế hữu hiệu của sự bắt buộc hiện diện. Nếu pháp luật là để mang lại những ảnh hưởng quan trọng và lâu dài, thì đa số các thành viên của xã hội phải được khích lệ cách đầy đủ để chấp nhận chúng, và biến đổi cách cá nhân để đáp trả lại. Chỉ bằng việc nuôi dưỡng những nhân đức quan trọng thì người dân mới có thể thực hiện một sự cam kết quên mình về sinh thái. Một người có khả năng để chi tiêu và tiêu thụ hơn nhưng thường sử dụng ít hơn máy sưởi và mặc các loại áo ấm hơn, cho thấy một kiểu những xác tín và thái độ giúp bảo vệ môi trường. Có một sự cao quý trong nghĩa vụ chăm sóc cho công trình tạo dựng thông qua những việc nhỏ hằng ngày, và thật tuyệt vời biết bao khi việc giáo dục có thể mang lại những thay đổi thực sự trong lối sống. Việc giáo dục về trách nhiệm môi trường có thể khích lệ những cách hành động có ảnh hưởng cách trực tiếp và quan trọng đến thế giới xung quanh chúng ta, như việc tránh sử dụng nhựa và giấy, giảm việc tiêu thụ nước, việc tách rác ra, việc chỉ nấu điều gì có thể được tiêu thụ hợp lý, thể hiện sự quan tâm đến những sinh vật khác, sử dụng phương tiện giao thông công cộng hay đi xe chung, trồng cây, tắt hết những đèn không cần thiết, hoặc bất cứ thứ số lượng việc đang thực hiện khác. Tất cả những điều này phản ánh một sự sáng tạo đại lượng và xứng đáng là điều vốn mang lại điều tốt nhất cho con người. Tái sử dụng một điều gì đó thay vì ngay lập tức loại bỏ nó, khi đã hoàn tất vì những lý do đúng đắn, có thể là một hành động của tình yêu vốn diễn tả căn tính của chúng ta.
212. Chúng ta phải không được nghĩ rằng những nỗ lực này sẽ không thay đổi thế giới. Chúng đang làm lợi cho xã hội, thường không hay biết đối với chúng ta, vì chúng mời gọi một sự tốt lành là điều, mặc dù chưa thấy, nhưng chắc chắn sẽ có xu hướng lan rộng. Hơn thế nữa, những hành động như thế có thể khôi phục lại cảm thức về lòng tự trọng của chúng ta; chúng có thể dạy cho chúng ta cách sống cách đầy đủ hơn và cảm nhận rằng sự sống trên trái đất là xứng đáng.
213. Việc giáo dục sinh thái có thể diễn ra ở nhiều hoàn cảnh khác nhau: ở trường học, ở các gia đình, trên truyền thông, trong giáo lý hay bất cứ nơi nào. Việc giáo dục tốt sẽ gieo trồng những hạt giống khi chúng ta còn trẻ, và những hạt giống này tiếp tục sinh hoa trái trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, ở đây, tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng lớn lao của gia đình, vốn là “nơi mà trong đó sự sống là quà tặng của Thiên Chúa – có thể được đón nhận cách đúng đắn và bảo vệ chống lại nhiều sự tấn công hướng đến sự sống, và có thể phát triển theo đúng điều tạo nên sự trưởng thành con người đúng đắn. Trong khi đối diện với cái gọi là nền văn hoá của sự chết, gia đình là trái tim của nền văn hoá sự sống”.[149] Trong gia đình, trước hết chúng ta học cách thể hiện tình hêu và sự tôn trọng dành cho sự sống; chúng ta được dạy dỗ việc sử dụng cách đúng đắn mọi thứ, sự ngăn nắp và sự sạch sẽ, sự tôn trọng dành cho hệ sinh thái địa phương và sự chăm sóc dành cho hết mọi loại thọ tạo. Trong gia đình, chúng ta lãnh nhận một sự giáo dục toàn diện, là điều giúp chúng ta trưởng thành cách hoà hợp trong sự trường thành cá nhân. Trong gia đình, chúng ta học cách xin mà không đòi hỏi, cách nói “cám ơn” như là một sự diễn tả của một lòng biết ơn đúng đắn vì điều mà chúng ta đã được lãnh nhận, cách kiểm soát sự gây hấn và lòng tham của chúng ta, và cách xin sự tha thứ khi chúng ta gây thiệt hại. Những nghĩa cử đơn giản này của phép lịch sử từ trái tim sẽ giúp tạo nên một nền văn hoá của một đời sống chung và tôn trọng môi trường xung quanh của chúng ta.
214. Các tổ chức chính trị và nhiều nhóm xã hội khác nhau cũng được uỷ thác với sự trợ giúp để gia tăng sự nhận thức của người dân. Thì Giáo Hội cũng thế. Tất cả mọi cộng đoàn Kitô Giáo đều có một vai trò quan trọng cần thực hiện trong việc giáo dục sinh thái. Niềm hy vọng của tôi là các chủng viện và các nhà đào luyện của chúng ta sẽ mang lại một việc giáo dục về sự đơn giản có trách nhiệm của cuộc sống, trong sự chiêm niệm đầy tạ ơn về thế giới của Thiên Chúa, và trong sự quan tâm đến những nhu cầu của người nghèo và việc bảo vệ môi trường. Bởi vì những mối nguy đang quá cao, nên chúng ta cần những thể chế có sức mạnh để áp đặt những hình phạt vì sự nguy hại đã tiêm nhiễm vào môi trường. Nhưng chúng ta cũng cần những phẩm chất tự chủ và sự sẵn lòng mang tính cá nhân để học hỏi lẫn nhau.
215. Trong sự suy xét này, “mối quan hệ giữa một việc giáo dục thẩm mỹ tốt và việc duy trì một môi trường lành mạnh không thể bị coi thường”.[150] Bằng việc biết nhìn nhận và trân trọng vẻ đẹp, chúng ta sẽ biết khước từ chủ nghĩa thực dụng lợi ích cá nhân. Nếu có một ai đó đã không biết dừng lại và thán phục một điều gì đó thật đẹp, thì chúng ta không được ngạc nhiên khi người ấy đối xử với mọi thứ như thể là một đối tượng để sử dụng và lạm dụng mà không do dự. Nếu chúng ta muốn mang lại một sự thay đổi sâu sắc, thì chúng ta cần nhận biết rằng những não trạng nhất định thực sự rất ảnh hưởng đến hành vi ứng xử của chúng ta. Những nỗ lực của chúng ta trong việc giáo dục vẫn sẽ chưa đủ và không hiệu quả trừ khi chúng ta nỗ lực để cổ võ một cách nghĩ mới về con người nhân loại, sự sống, xã hội và mối quan hệ của chúng ta với thiên nhiên. Bằng không, mô thức của chủ nghĩa tiêu thụ sẽ tiếp tục tiến triển, với sự trợ giúp của giới truyền thông và những công việc hiệu quả cao của thị trường.
III. SỰ HOÁN CẢI SINH THÁI
216. Di sản phong phú của linh đạo Kitô Giáo, hoa trái của hai mươi thế kỷ của kinh nghiệm cá nhân và cộng đoàn, có một sự đóng góp quý báu được thực hiện đối với sự đổi mới của nhân loại. Ở đây, tôi muốn mang lại cho những người Kitô Hữu một vài đề nghị mới cho một nền linh đạo sinh thái đặt nền tảng trên những xác tín của niềm tin của chúng ta, bởi vì những giáo huấn của Tin Mừng có những tác động trực tiếp đến cách nghĩ, cách cảm nhận và cách sống của chúng ta. Hơn cả trong các ý tưởng hay các ý niệm như thế, tôi yêu thích cách mà một nền linh đạo như thế có thể thúc đẩy chúng ta đến một sự quan tâm đầy đam mê hơn cho việc bảo vệ thế giới của chúng ta. Một sự dấn thân cho sự cao cả này không thể được suy trì chỉ bởi giáo lý mà thôi, mà không có một nền linh tạo có khả năng gợi hứng cho chúng ta, mà không có một “động lực nội tại vốn khích lệ, động viên, nuôi dưỡng và mang lại ý nghĩa cho hoạt động cá nhân và động đoàn của chúng ta”.[151] Phải nhìn nhận rằng, các Kitô Hữu đã không luôn trân trọng và phát triển những kho tàng thiêng liêng được Thiên Chúa phú ban trên Giáo Hội, nơi mà đời sống tinh thần không tách lìa khỏi thân xác hay khỏi bản tính hay khỏi những thực tại thế giới, nhưng được sống trong và cùng với họ, trong sự hiệp thông với tất cả mọi người đang ở xung quanh chúng ta.
217. “Những sa mạc bên ngoài trong thế giới này đang tăng trưởng, bởi vì những sa mạc bên trong đã trở nên quá bao la”.[152] Vì lý do này, cuộc khủng hoảng sinh thái cũng là một lệnh truyền đối với một sự hoán cải nội tâm sâu sắc. Cần phải nói rằng một số Kitô Hữu dấn thân và cầu nguyện, với sự biện minh về chủ nghĩa thực tế và chủ nghĩa thực dụng, có khuynh hướng nhạo báng những thể hiện của mối bận tâm dành cho môi trường. Những người khác thì bị động; họ chọn không thay đổi các thói quen của họ và do đó trở nên bất nhất. Vì thế điều mà tất cả họ cần là một “sự hoán cải sinh thái”, từ đó mà những hiệu quả của cuộc gặp gỡ của họ với Đức Giêsu Kitô trở nên chứng tá trong mối quan hệ của họ với thế giới quanh họ. Sống ơn gọi của chúng ta để trở thành những người bảo vệ của công trình tay Chúa là cần thiết đối với một đời sống nhân đức; đó không phải là một chọn lựa hay một khía cạnh thứ yếu của kinh nghiệm Kitô Giáo của chúng ta.
218. Trong khi gợi nhớ về hình ảnh của Thánh Phanxicô Assisi, chúng ta đi đến chỗ nhận biết rằng một mối quan hệ lành mạnh với công trình tạo dựng là một chiều kích của sự hoán cải cá nhân toàn diện, là điều kèm theo sự nhận biết về những lỗi lầm, tội lỗi, sai lỗi và thất bại của chúng ta, và dẫn đến một sự sám hối chân thành và một lòng mong muốn thay đổi. Hội Đồng Giám Mục Úc đã nói về tầm quan trọng của một sự hoán cải như thế nhằm đạt tới một sự hoà giải với công trình tạo dựng: “Để đạt được sự hoà giải như thế, chúng ta phải xét lại đợi sống của chúng ta và nhận biết các cách thế mà trong đó chúng ta đã làm hại đến công trình tạo dựng của Thiên Chúa ngang qua các hành động của chúng ta và sự thất bại của chúng ta. Chúng ta cần kinh nghiệm một sự hoán cải, hay một sự thay đổi tâm hồn”.[153]
219. Tuy nhiên, sự tự cải thiện về phía các cá nhân tự thân nó sẽ không phải là một phương dược cho tình hình cực kỳ phức tạp mà thế giới chúng ta ngày nay đang đối diện. Các cá nhân cô lập có thể đánh mất khả năng và sự tự do của họ để thoát khỏi não trạng thực dụng, và mang lấy kết cục trở thành mồi cho một chủ nghĩa tiêu thụ vô đạo đức đang tước đoạt sự nhận thức mang tính xã hội và sinh thái. Các vấn đề xã hội phải được nói đến bởi các mạng lưới cộng đồng chứ không chỉ bởi một tổng thể các cá nhân có hành vi tốt. Nhiệm vụ này “sẽ tạo nên những đòi hỏi lớn lao như thế của con người mà con người sẽ không bao giờ đạt được bằng sáng kiến cá nhân hay thậm chí bởi sự nỗ lực có tính hiệp nhất của con người được nhân giống một cách cá nhân. Công việc của thế giới thống trị mời gọi một sự hiệp nhất các kĩ năng và một sự hiệp nhất thành tựu vốn chỉ có thể phát triển từ một thái độ khá khác biệt”.[154] Sự hoán cải sinh thái cần mang lại sự thay đổi vĩnh viễn cũng là một sự thay đổi cộng đồng.
220. Sự hoán cải này mời gọi một lượng các thái độ sẽ cùng nhau nuôi dưỡng một tinh thần chăm sóc đại lượng, đầy sự dịu dàng. Trước hết, sự hoán cải này đi kèm theo một lòng biết ơn và sự nhưng không, một sự nhận biết rằng thế giới là quà tặng yêu thương của Thiên Chúa, và rằng chúng ta được mời gọi cách âm thầm để noi gương sự đại lượng của Ngài trong việc tự hy sinh và những việc làm tốt: “đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh” (Mt 6:3-4). Sự hoán cải này cũng kéo theo một sự nhận thức đầy yêu thương rằng chúng ta không tách lìa khỏi toàn thể các tạo vật, mà cùng dự phần vào một sự hiệp thông hoàn vũ tráng lệ. Là những người tin, chúng ta không nhìn vao thế giới từ bên ngoài mà từ bên trong, ý thức về các mối dây liên hệ với điều mà Chúa Cha đã liên kết chúng ta với tất cả mọi hữu thể. Bằng việc phát triển những khả năng cá nhân mà Thiên Chúa ban tặng của chúng ta, một sự hoán cải sinh thái có thể thúc đẩy chúng ta đến sự sáng tạo và lòng nhiệt thành lớn lao hơn trong việc giải quyết các vấn đề của thế giới và trong việc dâng chính bản thân chúng ta lên Thiên Chúa “như là một của hy lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng” (Rm 12:1). Chúng ta đừng hiểu quyền trổi vượt của chúng ta là một lý do cho vinh quang cá nhân hay sự thống trị vô trách nhiệm, nhưng hơn thế là một khả năng khác mà, đến lượt nó, đi kèm với một trách nhiệm nghiêm túc xuất phát từ niềm tin của chúng ta.
221. Những xác tín khác nhau của niềm tin của chúng ta, được triển khai từ đầu của Tông Thư này có thể giúp chúng ta làm phong phú ý nghĩa của cuộc hoán cải này. Những niềm xác tín này bao gồm sự nhận thức rằng mỗi tạo vật đều phản chiếu một điều gì đó thuộc về Thiên Chúa và có một thông điệp để truyền tải đến cho chúng ta, và sự bảo toàn mà Đức Kitô đã mang lấy trên bản thân Ngài cái thế giới vật chất này và bây giờ, đã phục sinh, đang hiện hữu cách gần gũi đối với mỗi hữu thể, bao bọc nó bằng tình thương của Ngài và làm cho nó rạng ngời bằng ánh sáng của Ngài. Cũng thế, có một sự nhận biết rằng Thiên Chúa đã tạo nên thế giới, viết vào đó một trật tự và một sự năng động mà con người nhân loại không có quyền được phớt lờ. Chúng ta đọc trong Tin Mừng rằng Chúa Giêsu nói về các loại chim trời mà “không một con nào bị bỏ quên trước mặt Thiên Chúa” (Lc 12:6). Để rồi làm thế nào chúng ta có thể đối xử tệ với chúng hoặc gây nguy hại cho chúng? Tôi mời gọi tất cả mọi Kitô Hữu hãy nhận biết và hãy sống cách trọn vẹn chiều kích này của sự hoán cải của mình. Chớ gì năng quyền và ánh sáng của ân sủng mà chúng ta đã lãnh nhận cũng thể hiện trong mối quan hệ của chúng ta với các loài thọ tạo khác và với thế giới xung quanh chúng ta. Bằng cách này, chúng ta sẽ giúp nuôi dưỡng tình huynh đệ tuyệt vời với tất cả công trình tạo dựng mà Thánh Phanxicô Assisi đã thể hiện quá rạng ngời.
IV. NIỀM VUI VÀ BÌNH AN
222. Linh đạo Kitô Giáo đưa ra một sự hiểu biết thay thế về chất lượng cuộc sống, và khích lệ một lối sống mang tính ngôn sứ và chiêm niệm, một lối sống có khả năng vui hưởng cách sâu sắc sự tự do thoát khỏi nỗi ám ảnh về việc tiêu thụ. Chúng ta cần học lấy bài học xưa, được thấy ở trong các truyền thống tôn giáo cũng như trong Kinh Thánh. Đó chính là sự xác tín rằng “ít là nhiều”. Một cơn lũ thường trực của những ngành hàng tiêu dùng mới có thể làm hỏng tâm hồn và ngăn chặn chúng ta khỏi việc trân quý mỗi điều và mỗi khoảnh khắc. Để hiện diện cách thanh bình với mỗi thực tại, cho dù là thực tại ấy nhỏ bé thế nào, đều mở ra cho chúng ta những chân trời của sự hiểu biết và sự thành toàn cá nhân lớn lao hơn rất nhiều. Linh đạo Kitô Giáo đưa ra một sự tăng trưởng được đánh dấu bởi sự tiết độ và khả năng vui với một chút. Chính một sự trở về với sự đơn giản ấy là điều giúp chúng ta dừng lại và trân quý hững điều nhỏ bé, biết ơn những cơ hội mà cuộc sống mang lại cho chúng ta, biết tách ra cách thiêng liêng khỏi điều mà chúng ta đang sở hữu, và không ngã quỵ trước nỗi buồn vì điều chúng ta còn thiếu. Điều này hàm ý một sự tránh sự năng động của việc thống trị và sự tích luỹ thuần tuý những thú vui.
223. Sự điều độ như thế, khi được sống cách tự do và ý thức, là đang giải thoát. Đó không phải là một cuộc sống kém hơn hay một cuộc sống với ít cường độ hơn. Trái lại, đó là một lối sống cuộc sống đến mức tròn đầy. Trong thực tế, những người vui hưởng hơn và sống tốt hơn mỗi phút giây là những người đã đầu hàng việc đậu lại đây và đó, luôn luôn tìm kiếm điều mà họ không có. Họ kinh nghiệm việc trân quý mỗi người và mỗi sự vật, học làm quen với những thứ đơn giản nhất và cách vui hưởng những điều ấy có ý nghĩa như thế nào. Vì thế họ có thể loại bỏ những nhu cầu không thoả mãn, giảm bớt sự ám ảnh và sự mỏi mệt của họ. Ngay cả khi sống với một chút, họ vẫn có thể sống thật nhiều, trên hết tất cả khi họ nuôi dưỡng những thú vui khác và tìm kiếm sự thoả mãn trong những gặp gỡ huynh đệ, trong việc phục vụ, trong việc phát triển các tài năng của họ, trong âm nhạc và trong nghệ thuật, trong việc liên lạc với thiên nhiên, trong cầu nguyện. Hạnh phúc có nghĩa là biết cách giới hạn một số nhu cầu vốn chỉ làm suy giảm chúng ta, và biết mở ra với nhiều khả năng khác mà cuộc sống có thể mang lại.
224. Sự điều độ và khiêm nhường không được nhìn đến một cách ưa thích trong thế kỷ qua. Và tuy nhiên, khi có một sự sụp đổ chung trong việc thi hành một nhân đức nhất định trong đời sống cá nhân và đời sống xã hội, thì nó sẽ mang lấy kết cục là tạo ra một số những bất quân bình, bao gồm cả những bất quân bình môi trường. Đó là lý do vì sao thật không đủ để chỉ nói về sự nhất quán của các hệ sinh thái. Chúng ta phải dám nói về sự nhất quán của đời sống con người, của sự cần thiết phải cổ võ và hiệp nhất tất cả các giá trị lớn lao. Một khi chúng ta đánh mất sự khiêm nhường của chúng ta, và trở nên say mê với khả năng làm chủ cách vô giới hạn trên mọi sự, thì chắc chắn chúng ta sẽ mang lấy kết cục là làm tổn hại xã hội và môi trường. Thật không dễ để cổ võ kiểu khiêm nhường lành mạnh này hay kiểu điều độ lành mạnh này khi chúng ta tự coi bản thân mình là tự trị, khi chúng ta loại trừ Thiên Chúa ra khỏi đời sống của chúng ta hay thay thế Ngài bằng cái tôi của riêng chúng ta, và nghĩ rằng những cảm giác chủ quan của chúng ta có thể xác định được điều gì là đúng điều gì là sai.
225. Mặt khác, không ai có thể nuôi dưỡng một sự tỉnh thức và làm thoả mãn cuộc sống mà không bình an với chính bản thân mình. Một sự hiểu biết đầy đủ về linh đạo hệ tại ở việc lấp đầy điều chúng ta muốn bằng sự bình an, vốn nhiều hơn là sự vắng bóng chiến tranh. Sự bình an nội tâm có liên hệ gần gũi với việc chăm sóc sinh thái và thiện ích chung bởi vì, khi được sống một cách đúng đắn, sự bình an sẽ được phản chiếu trong một lối sống quân bình cùng với một khả năng biết kinh ngạc là điều sẽ dẫn chúng ta đi vào một sự hiểu sâu hơn về cuộc sống. Thiên nhiên đầy tràn những lời của tình yêu, nhưng làm thế nào chúng ta có thể lắng nghe những lời ấy ngay giữa sự ồn ào thường trực, những phiền nhiễu bất tận và gây căng thẳng thần kinh, hoặc sự sùng bái hình thức bên ngoài? Nhiều người ngày nay cảm thấy một sự mất quân bình sâu sắc là điều dẫn họ đến hoạt động điên cuồng và làm cho họ cảm thấy bận rộn, trong một sự vội vã triền miên là điều mà tiếp đến sẽ dẫn họ đến việc thực hiện các kế hoạch riêng đến mức coi thường mọi thứ xung quanh họ. Điều này cũng ảnh hưởng đến cách mà họ đối xử với môi trường. Một nền sinh thái toàn diện bao gồm việc dành thời gian để khôi phục sự hoà hợp thanh bình với công trình tạo dựng, suy tư về lối sống của chúng ta và những lý lưởng của chúng ta, và chiêm nhiệm Đấng Tạo Dựng là Đấng đang sống ở giữa chúng ta và ở quanh chúng ta, Đấng mà sự hiện diện của Ngài “không phải được tạo ra mà phải tìm kiếm, khám phá”.[155]
226. Chúng ta đang nói về một thái độ của tâm hồn, một thái độ vốn tiếp cận cuộc sống bằng sự chú tâm thanh bình, vốn có thể hiện diện cách đầy đủ với một ai đó mà không nghĩ đến điều gì sẽ xảy đến tiếp theo, một thái độ chấp nhận mỗi khoảnh khắc như là một quà tặng từ Thiên Chúa cần được sống cách tròn đầy. Chúa Giêsu dạy chúng ta thái độ này khi Ngài mời gọi chúng ta hãy chiêm ngắm những hoa huệ ngoài đồng và những con chim trên trời, hoặc khi thấy một người thanh niên giàu có và biết về bồn chồn của anh, “Ngài đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến” (Mc 10:21). Ngài hoàn toàn hiện diện với mọi người và với mọi thứ, và bằng cách này Ngài chỉ cho chúng ta con đường để vượt thắng sự lo âu không lành mạnh vốn biến chúng ta thành những người tiêu thụ hời hợt, gây hấn, và cưỡng bách.
227. Một sự diễn tả của thái độ này là khi chúng ta dừng lại và dâng lời tạ ơn Thiên Chúa trước và sau bữa ăn. Tôi mời gọi hết mọi người tin hãy trở về với tập quán đẹp đẽ và ý nghĩa này. Thời khắc phúc lành ấy, dù là vắn vỏi, cũng nhắc nhớ chúng ta về sự lệ thuộc của chúng ta vào Thiên Chúa cho cuộc sống; nó củng cố cảm giác biết ơn của chúng ta về những món quà của công trình tạo dựng; nó giúp nhận biết những người bằng công lao của họ mang lại cho chúng ta những của ăn này; và nó tái khẳng định tình liên đới của chúng ta với những người đang cần sự giúp đỡ nhất.
V. TÌNH YÊU DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ
228. Chăm sóc thiên nhiên là một phần của một lối sống vốn bao gồm khả năng sống cùng nhau và sự hiệp thông. Chúa Giêsu nhắc nhớ chúng ta rằng chúng ta có Thiên Chúa như là Cha chung của chúng ta và rằng điều này làm cho chúng ta trở thành anh chị em. Tình yêu huynh đệ chỉ có thể là nhưng không; nó không bao giờ là một phương tiện trả lại cho người khác điều mà họ đã thực hiện hay sẽ thực hiện cho chúng ta. Đó là lý do vì sao việc yêu kẻ thù là có thể. Cùng một sự nhưng không này sẽ gợi hứng cho chúng ta biết yêu và chấp nhận gió, mặt trời và đám mây, ngay cả khi chúng ta không thể kiểm soát chúng. Theo nghĩa này, chúng ta có thể nói về một “tình huynh đệ hoàn vũ”.
229. Chúng ta phải trở lại với niềm xác tín là chúng ta cần nhau, rằng chúng ta có một trách nhiệm chung đối với nhau và thế giới, và rằng việc trở nên tốt và đoan chính là xứng đáng. Chúng ta đã có đủ về sự vô luân và sự nhạo báng đạo đức, sự tốt lành, niềm tin và sự trung thực. Đã đến lúc cần nhận biết rằng sự nông cạn hời hợt đã chẳng mang lại cho chúng ta điều gì tốt. Khi những nền tảng của đời sống xã hội bị sói mòn, thì điều tiếp theo chắc chắn là những cuộc chiến vì những mâu thuẫn lợi ích, những hình thức bạo lực và tàn bạo mới, và những trở ngại cho sự phát triển của một nền văn hoá đúng đắn chăm sóc môi trường.
230. Thánh Têrêsa Lisieux mời gọi chúng ta thực hiện con đường nhỏ bé của tình yêu, không bỏ lỡ một lời nói tốt lành, một nụ cười hay bất kì một nghĩa cử nhỏ nào gieo rắc bình an và tình bạn. Một nền sinh thái toàn diện cũng được tạo nên từ những nghĩa cử đơn giản mỗi ngày vốn phá vỡ bằng luận lý của bạo lực, khai thác và ích kỷ. Cuối cùng, một thế giới của sự tiêu thụ trầm trọng hơn thì đồng thời cũng là một thế giới đang đối xử tệ với sự sống trong tất cả mọi dạng thức của nó.
231. Tình yêu, tuôn trào bằng những nghĩa cử nhỏ bé của sự chăm sóc lẫn nhau, cũng mang tính dân sự và chính trị, và tình yêu ấy làm cho chính nó cảm nghiệm được trong mọi hành động vốn tìm kiếm việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Tình yêu dành cho xã hội và sự dấn thân cho thiện ích chung là những biểu hiện tuyệt vời của một lòng bác ái vốn ảnh hưởng đến không chỉ các mối quan hệ giữa các cá nhân mà còn “các mối quan hệ vĩ mô, các mối quan hệ xã hội, kinh tế và chính trị”.[156] Đó là lý do vì sao Giáo Hội đặt ra trước mắt thế giới lý tưởng về một “nền văn minh tình yêu”.[157] Tình yêu xã hội là chìa khoá cho sự phát triển đúng đăn: “Để làm cho xã hội nhân bản hơn, xứng hợp với con người nhân loại hơn, tình yêu trong đời sống xã hội – chính trị, kinh tế, và văn hoá – phải được trao ban một giá trị được đổi mới, trở nên một tiêu chuẩn thường hằng và cao nhất cho mọi hoạt động”.[158] Trong bộ khung này, cùng với tầm quan trọng của những nghĩa cử nhỏ bé hằng ngày, tình yêu xã hội thúc đẩy chúng ta đến việc phát minh ra những chiến lược lớn hơn để làm giảm sự suy thoái môi trường và để khích lệ một “nền văn hoá chăm sóc” vốn chi phối hết toàn thể xã hội. Khi chúng ta cảm thấy rằng Thiên Chúa đang kêu gọi chúng ta can thiệp cùng với người khác vào những động lực xã hội này, thì chúng ta cần nhận biết rằng điều này cũng là một phần của nền linh đạo của chúng ta, vốn là một sự thi hành bác ái và, như thế, làm cho chúng ta trưởng thành và thánh hoá chúng ta.
232. Không phải mọi người đều được mời gọi để tham gia cách trực tiếp vào đời sống chính trị. Xã hội cũng được làm cho phong phú bởi vô số các tổ chức đang hoạt động để cổ võ thiện ích chung và bảo vệ môi trường, bất luận là tự nhiên hay đô thị. Chẳng hạn, một số tổ chức thể hiện sự quan tâm đối với nơi công cộng (một toà nhà, một tháp nước, một tượng đài bị phế bỏ, một phong cảnh, một quảng trường), và nỗ lực để bảo vệ, khôi phục, cải tiến hay làm cho đẹp nơi ấy như thể là một điều gì đó thuộc về mọi người. Quanh những hoạt động cộng đồng này, những mối quan hệ phát triển hay được khôi phục và một kết cấu xã hội mới xuất hiện. Do đó, một cộng đồng có thể phá vỡ sự thờ ơ đã bị tiêm nhiễm bởi chủ nghĩa tiêu thụ. Những hành động này nuôi dưỡng một căn tính chung, bằng một câu chuyện vốn có thể được nhớ và được truyền lại. Bằng cách này, thế giới, và chất lượng cuộc sống của người nghèo nhất, được chăm sóc, bằng một cảm thức của tình liên đới là điều đồng thời ý thức rằng chúng ta đang sống trong một ngôi nhà chung mà Thiên Chúa đã uỷ thác cho chúng ta. Những hành động cộng đồng này, khi chúng diễn tả tình yêu trao ban bản thân, cũng có thể trở thành những kinh nghiệm thiêng liêng mạnh mẽ.
VI. CÁC DẤU CHỈ BÍ TÍCH VÀ CỬ HÀNH SỰ NGHỈ NGƠI
233. Vũ trụ mở ra trong Thiên Chúa, Đấng lấp đầy nó cách trọn vẹn. Do đó, có một ý nghĩa mầu nhiệm được tìm thấy ở nơi một chiếc lá, nơi một đường mòn trên núi, nơi một giọt sương, nơi diện mạo một con người.[159] Lý tưởng không chỉ là để đi từ bên ngoài vào bên trong để khám phá ra hành động của Thiên Chúa trong linh hồn, mà còn khám phá ra Thiên Chúa trong mọi sự. Thánh Bonaventure dạy chúng ta rằng “việc chiêm niệm đào sâu hơn nữa việc chúng ta cảm thấy công việc ân sủng của Thiên Chúa trong tâm hồn chúng ta, và việc chúng ta biết gặp gỡ Thiên Chúa hơn nữa trong các loại thọ tạo bên ngoài bản thân chúng ta”.[160]
234. Thánh Gioan Thánh Giá đã dạy rằng mọi sự tốt lành hiện diện trong các thực tại và kinh nghiệm của thế giới này “đều hiện diện ở nơi Thiên Chúa cách xuất chúng và vô biên, hoặc đúng hơn, trong mỗi một trong những thực tại cao cả là Thiên Chúa”.[161] Điều này không phải vì những điều hạn hữu của thế giới này là thực sự thánh thiêng, nhưng vì những kinh nghiệm thần bí sự kết nối gần gũi giữa Thiên Chúa và hết mọi hữu thể, và do đó cảm thấy rằng “mọi sự đều là Thiên Chúa”.[162] Đứng cách sững sờ trước một ngọn núi, người ấy không thể tách lìa kinh nghiệm này khỏi Thiên Chúa, và tiếp nhận rằng sự kính sợ nội tại được sống phải phó thác vào Thiên Chúa: “Núi có độ cao và có thật nhiều núi, bao la, đẹp, đầy ân sủng, sáng láng và toả hương. Những ngọn núi này là điều mà Người Yêu của tôi dành cho tôi. Những thung lũng cô đơn thì tĩnh lặng, dễ chịu, đẹp đẽ, mát mẻ và chảy tràn dòng nước trong lành; trong nhiều lùm cây khác nhau của chúng và trong tiếng hót ngọt ngào của các loại chim, những thung lũng này mang lại sự tiêu khiển và thích thú cho các giác quan, và trong sự cô tịch và tĩnh lặng của chúng, chúng làm cho chúng ta thư giãn và mang lại sự nghỉ ngơi. Những thung lũng này là điều mà Người Yêu của tôi dành cho tôi”.[163]
235. Các Bí Tích là một cách thế đặc quyền mà trong đó thiên nhiên được Thiên Chúa mang lấy để trở thành một phương thế của việc làm trung gian cho đời sống siêu nhiên. Thông qua việc thờ phượng Thiên Chúa của chúng ta, chúng ta được mời gọi để ôm lấy thế giới ở một cấp độ khác. Nước, dầu, lửa và các sắc mầu được mặc lấy trong tất cả sức mạnh biểu tưởng của nó và cộng tác vào trong hành vi ca tụng của chúng ta. Bàn tay chúc lành là một khí cụ của tình yêu Thiên Chúa và một sự phản chiếu sự gần gũi của Đức Giêsu Kitô, Đấng đã đến để đồng hành với chúng ta trên hành trình của cuộc sống. Nước đổ trên thân thể của một em bé trong Phép Rửa là một dấu chỉ của một sự sống mới. Gặp gỡ Thiên Chúa không có nghĩa là thoát khỏi thế giới này hay quay lưng chúng ta lại với thiên nhiên. Điều này đặc biệt rõ ràng trong linh đạo Kitô Giáo Đông Phương. “Vẻ đẹp, điều mà ở Phương Đông là một trong những danh xưng được yêu thích nhất thể hiện sự hoà hợp thánh và khuôn mẫu của nhân loại được biến hình, xuất hiện ở khắp mọi nơi: dưới dáng vẻ của một ngôi thánh đường, trong âm thanh, trong mầu sắc, trong ánh sáng, và trong hương thơm”.[164] Đối với các Kitô Hữu, tất cả mọi loài thọ tạo của vũ trụ vật chất đều có ý nghĩa thực sự của nó trong Lời nhập thể, vì Con Thiên Chúa đã mặc lấy nơi con người của Ngài một phần của thế giới vật chất, đặt vào đó một hạt giống của một sự biến đổi tối hậu. “Kitô Giáo không khước từ vấn đề. Hơn thế, tình trạng không thân xác được suy xét trong tất mọi giá trị của nó trong hành động phụng vụ, mà từ đó thân xác con người được làm cho tỏ hiện trong bản chất nội tại của nó như là đền thờ của Chúa Thánh Thần và được hiệp nhất với Chúa Giêsu, Đấng mà chính Ngài đã mặc lấy một thân xác vì sự cứu độ thế giới”.[165]
236. Chính trong Thánh Thể mà tất cả mọi điều đã được tạo thành tìm thấy được tình trạng hạnh phúc đỉnh điểm của mình. Ân sủng, vốn có khuynh hướng thể hiện chính nó cách hữu hình, thấy được sự diễn tả vượt quá sự hiểu biết khi chính Thiên Chúa trở thành con người và đã trao ban chính bản thân Ngài làm của ăn cho các thọ tạo của Ngài. Thiên Chúa, trong đỉnh cao của mầu nhiệm Nhập Thể, đã chọn để chạm đến những chiều sâu gần gũi của chúng ta thông qua một sự phân mảnh của vấn đề. Ngài đến không phải từ trên cao, nhưng từ bên trong, Ngài đến để chúng ta có thể tìm thấy Ngài trong thế giới của chúng ta. Trong Thánh Thể, sự viên mãn đã đạt được; đó là trung tâm sóng động của vũ trụ, trung tâm chảy tràn tình yêu và chảy tràn sự sống không bao giờ cạn kiệt. Dự phần vào Chúa Con nhập thể, đang hiện diện trong Thánh Thể, toàn thể vũ trụ dâng lời tạ ơn Thiên Chúa. Thực ra chính bản thân Thánh Thể là một hành động của tình yêu vũ trụ: “Đúng, vũ trụ! Bởi vì ngay cả khi Thánh Thể được cử hành trên một bàn thờ khiêm tốn của một nhà thờ của một đất nước, thì Thành Thể vẫn luôn luôn một cách nào đó được cử hành trên bàn thờ của thế giới”.[166] Thánh Thể kết nối trời với đất; Thánh Thể ôm lấy và bao bọc lấy toàn thể công trình tạo dựng. Thế giới vốn xuất phát từ bàn tay của Thiên Chúa trở về với Ngài trong sự tôn kính thánh và bất phân ly: trong bánh Thánh Thể, “công trình tạo dựng được tạo ra để hướng về sự thần hoá, hướng đến tiệc cưới thánh, hướng đến sự hiệp nhất với chính Đấng Tạo Dựng”.[167] Do đó, Thánh Thể cũng là một nguồn ánh sáng và động lực cho những bận tâm của chúng ta về môi trường, hướng dẫn chúng ta trở thành những quản gia của toàn thể tạo vật.
237. Vào Chúa Nhật, sự tham dự của chúng ta vào Thánh Thể có một tầm quan trọng đặc biệt. Chúa Nhật, giống như ngày Sa-bát của người Do Thái, có nghĩa là một ngày chữa lành các mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa, với chính bản thân chúng ta, với người khác và với thế giới. Chúa Nhật là ngày của Phục Sinh, “ngày thứ nhất” của việc tạo dựng mới, mà hoa trái đầu mùa của ngày ấy là nhân loại được phục sinh của Thiên Chúa, lời hứa của sự biến hình sau cùng của tất cả mọi thực tại được tạo thành. Ngày Chúa Nhật cũng loan báo “sự nghỉ ngơi vĩnh cửu của con người ở trong Thiên Chúa”.[168] Bằng cách này, nền linh đạo Kitô Giáo đưa vào giá trị của sự nghỉ ngơi và lễ hội. Chúng ta có xu hướng làm giảm sự nghỉ ngơi chiêm niệm thành một điều gì đó không hiệu quả và không cần thiết, nhưng điều này là loại bỏ điều rất nền tảng vốn rất quan trọng về công việc: ý nghĩa của công việc. Chúng ta được mời gọi để bao gồm trong công việc của chúng ta một chiều kích của sự sẵn lòng và nhưng không, vốn khá khác biệt so với sự bất động thuần tuý. Hơn thế, đó là một cách làm việc khác, vốn hình thành nên một phần của yếu tính rất quan trọng của chúng ta. Nó ngăn chặn hành động của con người khỏi tình trạng hoạt động trống rỗng; nó cũng ngăn ngừa lòng tham không đáy và một cảm giác cô lập khiến cho chúng ta tìm kiếm lợi ích cá nhân đến mức loại bỏ tất cả mọi thứ khác. Luật nghỉ hàng tuần ngăn cấm làm việc vào ngày thứ bảy, “để bò lừa của ngươi được nghỉ ngơi, và để đứa con của nữ tỳ ngươi và người ngoại kiều lấy lại sức” (St 23:12). Sự nghỉ ngơi mở tầm mắt của chúng ta đến một bức tranh rộng lớn hơn và mang lại cho chúng ta một sự nhạy bén được đổi mới trước các quyền lợi của người khác. Và vì thế ngày nghỉ ngơi, được tập trung vào Thánh Thể, chiếu ánh sáng của ngày ấy trên cả tuần, và động viên chúng ta đến một sự quan tâm lớn lao hơn dành cho thiên nhiên và người nghèo.
VII. BA NGÔI VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC THỌ TẠO
238. Chúa Cha là nguồn mạch tối hậu của mọi sự, là nền tảng tình yêu và tự thông truyền của tất cả mọi sự đang hiện hữu. Chúa Con, phản chiếu của Ngài, thông qua Ngài mà muôn vật được tạo thành, đã hiệp nhất chính Ngài với trái đất này khi Ngài được tác thành trong cung lòng của Mẹ Maria. Thánh Thần, mối liên kết vô biên của tình yêu, đang hiện diện cách gần gũi trong trung tâm của vũ trụ, đang gợi hứng và mang lại những con đường mới. Thế giới được tạo thành bởi Ba Ngôi Vị hoạt động như là một nguyên lý thánh duy nhất, nhưng mỗi ngôi vị lại thực hiện công việc chung này theo nét riêng cá vị của từng ngôi. Do đó, “khi chúng ta chiêm ngắm kỳ công của vũ trụ trong tất cả sự vĩ đại và vẻ đẹp của nó, chúng ta phải tạ ơn toàn thể Ba Ngôi”.[169]
239. Đối với các Kitô Hữu, việc tin vào một Thiên Chúa ba ngôi hiệp thông cho thấy rằng Ba Ngôi đã để lại dấu ấn của mình trên mọi tạo vật. Thánh Bonaventure đã đi xa đến mức nói rằng con người nhân loại, trước khi phạm tội, đã có thể thấy được cách mỗi loài thọ tạo “chứng thực rằng Thiên Chúa là ba ngôi”. Việc suy tư về Ba Ngôi là là việc cần phải nhận ra trong thiên nhiên “khi cuốn sách ấy được mở ra cho con người và đôi mắt của chúng ta vẫn chưa trở nên tối tăm”.[170] Vị Thánh dòng Phanxicô dạy chúng ta rằng mỗi loại thọ tạo mang lấy trong chính nó một cấu trúc cụ thể thuộc về Ba Ngôi, quá thực đến nỗi nó có thể được chiêm ngắm một cách sẵn sàng nếu như cái nhìn của con người đừng quá nửa vời, tăm tối và mỏng manh. Theo đó, Ngài chỉ ra cho chúng ta thách đố của việc nỗ lực đọc thực tại bằng chìa khoá Ba Ngôi.
240. Các Ngôi Vị thánh là các mối liên hệ hỗ tương, và thế giới, được tạo dựng theo khuôn mẫu thánh, là một mạng lưới các mối quan hệ. Các thọ tạo hướng về Thiên Chúa, và tiếp đến thật chính đáng là mỗi hữu thể sống đều có khuynh hướng hướng về các điều khác, để trong toàn thể vũ trụ chúng ta có thể tìm thấy bất kì một mối quan hệ nào có tính thường hằng và được đan quyện vào nhau cách âm thầm.[171] Điều này dẫn chúng ta đến việc không chỉ kinh ngạc về những kết nối đa dạng đang tồn tại giữa các loài thọ tạo, nhưng còn để khám phá ra một chìa khoá cho sự thành toàn của chúng ta. Con người nhân loại phát triển hơn nữa, trưởng thành hơn nữa và được thánh hoá hơn nữa đến mức mà con người đi vào các mối quan hệ, đi ra khỏi chính bản thân họ để sống trong sự hiệp thông với Thiên Chúa, với những người khác và với toàn thể thọ tạo. Theo đó, họ tạo nên sự năng động mang tính ba ngôi ấy của riêng họ là điều mà Thiên Chúa vốn in dấu ấn trong họ khi họ được tạo thành. Mọi sự đều có liên hệ với nhau, và điều này mời gọi chúng ta phát triển một nền linh đạo của tình liên đới toàn cầu ấy vốn chảy tràn từ mầu nhiệm Ba Ngôi.
VIII. NỮ VƯƠNG CỦA MỌI LOÀI THỌ TẠO
241. Mẹ Maria, Mẹ của những ai chăm sóc Chúa Giêsu, giờ đây đang chăm sóc bằng tình thương và nỗi đau mẫu tử cho thế giới bị thương tích này. Cũng như trái tim bị đâm thâu của Mẹ đau đớn trước cái chết của Chúa Giêsu thế nào, thì giờ đây Mẹ đang chịu đau khổ trước nỗi khổ của những người nghèo bị đóng đinh và trước các loài thọ tạo của thể giới này đã bị phá huỷ bởi sức mạnh con người. Được biến hình hoàn toàn, giờ đây Mẹ đang sống cùng với Chúa Giêsu, và tất cả mọi thọ tạo đều hát khen về sự công bằng của Mẹ. Mẹ là một Phụ Nữ, “mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, và đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao” (Kh 12:1). Được rước về trời, Mẹ là Mẹ và là Nữ Vương của mọi loài thọ tạo. Nơi thân xác vinh hiển của Mẹ, cùng với Đức Kitô Phục Sinh, một phần của công trình tạo dựng đã đạt tới sự viên mãn của vẻ đẹp của nó. Mẹ trân quý toàn bộ cuộc đời của Chúa Giêsu trong trái tim Mẹ (x. Lc 2:19,51), và giờ đây hiểu được ý nghĩa của mọi sự. Do đó, chúng ta có thể xin Mẹ giúp chúng ta biết nhìn vào thế giới này bằng cặp mắt của sự khôn ngoan.
242. Bên cạnh Mẹ trong Thánh Gia Na-da-rét, có hình ảnh của Thánh Giuse. Thông qua công việc và sự hiện diện đại lượng của Ngài, Ngài đã chăm sóc và bảo vệ Mẹ Maria và Chúa Giêsu, đã cứu thoát các Ngài khỏi tình trạng bạo lực của sự bất công bằng cách đưa các Ngài sang Ai Cập. Tin Mừng trình bày Thánh Giuse là một người công chính, chăm chỉ và mạnh mẽ. Nhưng Ngài cũng thể hiện một sự dịu dàng lớn lao, vốn không phải là dấu hiệu của kẻ yếu nhưng là của những người mạnh mẽ cách đúng đắn, hoàn toàn ý thức về thực tại và sẵn sàng yêu thương và phục vụ trong sự khiêm nhường. Đó là lý do vì sao mà Ngài được loan báo như là người canh giữ của Giáo Hội hoàn vũ. Ngài cũng có thể dạy chúng ta cách thể hiện sự quan tâm; Ngài có thể tạo cảm hứng cho chúng ta làm việc bằng sự đại lượng và sự dịu dàng trong việc bảo vệ thế giới này vốn được Thiên Chúa uỷ thác cho chúng ta.
IX. VƯỢT RA KHỎI MẶT TRỜI
243. Sau cùng, chúng ta sẽ thấy bản thân chúng ta đang diện đối diện với vẻ đẹp vô biên của Thiên Chúa (x. 1 Cr 13:12), và có thể đọc được bằng sự thán phục và niềm hạnh phúc mầu nhiệm vũ trụ, vốn cùng chia sẻ với chúng ta sự phong phú vô biên. Thậm chí ngay bây giờ chúng ta đang trên hành trình tiến về ngày Sa-bát của vĩnh cửu, Thành Giê-ru-sa-lem mới, hướng về ngôi nhà chung của chúng ta trên thiên đàng. Chúa Giêsu nói: “Ta sẽ đổi mới mọi sự” (Kh 21:15). Sự sống vĩnh cửu sẽ là một kinh nghiệm chung về sự kính sợ, mà trong đó mỗi tạo vật, được biến đổi huy hoàng, sẽ có được vị trí đúng của mình và có điều gì đó để cho những con người nam nữ đáng thương này là những người sẽ được giải thoát một lần và mãi mãi.
244. Trong khi đó, chúng ta quy tụ lại với nhau để cùng chịu trách nhiệm về ngôi nhà này đã được uỷ thác cho chúng ta, biết rằng tất cả mọi điều thiện hạo đang tồn tại ở đây sẽ được đưa vào bàn tiệc thiên đàng. Trong sự hiệp nhất với tất cả mọi loài thọ tạo, chúng ta đi trên hành trình ngang qua mảnh đất này để tìm kiếm Thiên Chúa, vì “nếu thế giới có một sự khởi đầu và nếu nó được tạo dựng nên, thì chúng ta phải tìm hiểu ai đã cho nó sự khởi đầu này, và ai là Đấng Tạo Thành của nó”.[172] Chúng ta hãy vừa ca tụng vừa bước đi. Chớ gì những đấu tranh của chúng ta và sự bận tâm của chúng ta dành cho hành tinh này không bao giờ lấy đi niềm vui của niềm hy vọng của chúng ta.
245. Thiên Chúa, Đấng mời gọi chúng ta dấn thân đại lượng và trao cho Ngài tất cả, sẽ mang lại cho chúng ta ánh sáng và sức mạnh cần thiết để tiếp tục hành trình của chúng ta. Ngay tại trung tâm của thế giới này, Thiên Chúa của sự sống, Đấng yêu thương chúng ta vô cùng, luôn luôn hiện diện. Ngài không bỏ mặc chúng ta, Ngài không bỏ chúng ta một mình, vì Ngài đã hiệp nhất chính Ngài cách cụ thể với trái đất của chúng ta, và tình yêu của Ngài luôn thúc bách chúng ta biết tìm kiếm những cách thế mới để tiếnn bước. Xin chúc tụng Ngài!
* * * * *
246. Để kết thúc bài suy tư dài này vốn vừa đầy niềm vui vừa gây bối rối, tôi cho rằng chúng ta nên đưa ra hai lời cầu nguyện. Lời cầu nguyện thứ nhất chúng ta có thể chia sẻ với tất cả những ai tin vào một Thiên Chúa đấng là Đấng Tạo Dựng toàn năng, trong khi trong lời cầu nguyện khác chúng ta là các Kitô Hữu xin sự thúc đẩy để nhận lấy sự dấn thân cho công trình tạo dựng đã ở trước mắt chúng ta bởi Tin Mừng của Chúa Giêsu.
Một lời cầu nguyện cho trái đất của chúng ta
Lạy Thiên Chúa toàn năng, Cha đang hiện diện trong toàn thể vũ trụ
và trong các loài thọ tạo nhỏ bé nhất của Cha.
Cha ôm lấy tất cả mọi sự đang hiện hữu bằng sự dịu dàng của Cha.
Xin đổ tràn trên chúng con sức mạnh của tình yêu Cha,
để chúng con có thể bảo vệ sự sống và vẻ đẹp.
Xin đổ tràn đầy sự bình an trên chúng con, để chúng con có thể sống
như những anh chị em, mà không làm hại một ai.
Ôi lạy Thiên Chúa của người nghèo,
xin giúp chúng con biết cứu người bị bỏ rơi và bị lãng quên của trái đất này,
vốn quá quý giá trước mắt Cha.
Xin mang lại sự chữa lành cho cuộc sống của chúng con,
để chúng con có thể bảo vệ thế giới mà không tận diệt thế giới,
để chúng con có thể gieo vẻ đẹp, chứ không phải sự ô nhiễm và huỷ diệt.
Xin chạm đến những tâm hồn
của những người đang chỉ biết tìm lợi ích
bằng cái giá của người nghèo và trái đất.
Xin dạy chúng con biết khám phá giá trị của từng sự vật,
để được lấp đầy bằng sự kính sợ và chiêm niệm,
để nhận biết rằng chúng con được hiệp nhất sâu sắc
with every creature với mọi loại thọ tạo
khi chúng con trên hành trình tiến về ánh sáng vô biên của Cha.
Chúng con xin tạ ơn Cha vì đã hiện diện với chúng con mỗi ngày.
Xin khích lệ chúng con, khi chúng con cầu nguyện, trong cuộc chiến của chúng con
cho công lý, tình yêu và hoà bình.
Lời cầu nguyện Kitô Hữu trong sự hiệp nhất với tạo vật
Lạy Cha, chúng con ngợi khen Cha cùng với tất cả mọi thọ tạo của Cha.
Tất cả đều xuất phát từ bàn tay quyền năng của Cha;
Tất cả là của Cha, được đầy tràn bằng sự hiện diện của Cha và tình yêu dịu dàng của Cha.
Xin chúc tụng Cha!
Lạy Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa,
qua Ngài mà mọi sự được tạo thành.
Ngài đã được tác thành trong cung lòng của Mẹ Maria là Mẹ chúng con,
Ngài đã trở thành một phần của trái đất này,
và Ngài đã chiêm ngắm thế giới này bằng đôi mắt nhân loại của Ngài.
Ngày nay Ngài đang sống trong mọi tạo vật
trong vinh quan phục sinh của Ngài.
Xin chúc tụng Ngài!
Lạy Chúa Thánh Thần, bởi ánh sáng của Ngài
Ngài hướng dẫn thế giới này hướng về tình yêu của Chúa Cha
và đồng hành với công trình tạo dựng khi nó rên xiết trong đau khổ.
Ngài cũng ngự trị trong tâm hồn chúng con
và Ngài thúc đẩy chúc con làm điều tốt.
Xin chúc tụng Ngài!
Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi, cộng đồng tuyệt diệu của tình yêu vô biên,
xin dạy chúng con biết chiêm ngắm Ngài
trong vẻ đẹp của vũ trụ,
vì mọi sự đều loan báo về Ngài.
Xin gia tăng tâm tình ngợi khen và cảm tạ của chúng con
vì mọi hữu thể Ngài đã tạo dựng.
Xin ban cho chúng con ân sủng để cảm thấy được kết hiệp
với mọi sự như nó là.
Lạy Thiên Chúa tình yêu, xin cho chúng con thấy vị trí của chúng con trong thế giới này
như là những dòng kênh của tình yêu Ngài
cho tất cả mọi loài thọ tạo trên trái đất này,
vì không một loại nào trong số ấy bị lãng quên trong ánh mắt Ngài.
Xin soi sáng cho những ai đang nắm giữ quyền lực và đồng tiền
để họ có thể tránh được tội thờ ơ,
để họ có thể yêu quý thiện ích chung, thăng tiến người yếu thế,
và chăm sóc cho thế giới này mà họ đang sống.
Người nghèo và trái đất đang kêu khóc.
Ôi lạy Thiên Chúa, xin nắm giữ chúng con bằng năng quyền và ánh sáng của Ngài,
xin giúp chúng con biết bảo vệ mọi sự sống,
biết chuẩn bị cho một tương lai tốt đẹp hơn,
vì sự ngự đến của Vương Quốc Ngài
Vương Quốc của công lý, hoà bình, tình yêu và vẻ đẹp.
Xin chúc tụng Ngài!
Amen.
Làm tại Rôma tại Ngai Toà Thánh Phêrô vào ngày 24 tháng 05, Lễ Hiện Xuống, năm 2015, năm thứ ba Triều Đại Giáo Hoàng của tôi.
Joseph C. Pham (Chuyển ngữ)
Đăng nhận xét