TÔNG THƯ
LAUDATO SI’
CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
VỀ SỰ CHĂM SÓC NGÔI NHÀ CHUNG CỦA CHÚNG TA
CHƯƠNG MỘT
ĐIỀU ĐANG XẢY RA CHO NGÔI NHÀ CHUNG CỦA CHÚNG TA
17. Các suy tư thần học và triết học về tình hình nhân loại và thế giới có thể có vẻ hơi nhàm chán và trừu tượng, trừ khi những suy tư này đặt nền tảng trên một sự phân tích tươi mới về tình hình hiện tại của chúng ta, là điều mà bằng nhiều cách vô tiền khoáng hậu trong lịch sử của nhân loại. Vì thế, trước khi suy xét về cách thế mà niềm tin mang lại những sáng kiến và những đòi hỏi trong mối tương quan với thế giới mà chúng ta là một thành phần, tôi sẽ nói đến một cách vắn tắt điều đang diễn ra đối với ngôi nhà chung của chúng ta.
18. Sự tăng tốc liên tục của những thay đổi đang ảnh hưởng lên nhân loại và hành tinh ngày nay đang được đi cùng với một nhịp sống và công việc có cường độ mạnh hơn là điều có thể được gọi là “sự nhanh hoá”. Mặc dù sự thay đổi là một phần của các hệ thống phức tạp đang hoạt động, tốc độ mà hoạt động của con người đang phát triển cùng thì trái ngược với nhịp tiến hoá sinh học chậm tự nhiên. Hơn thế nữa, các mục tiêu của sự nhanh chóng và thay đổi liên tục này không hướng đến cách cần thiết cho thiện ích chung hay cho sự phát triển con người mang tính hỗ tương và dưỡng nuôi. Sự thay đổi là điều gì đáng có, tuy nhiên nó lại trở thành một mối lo khi nó gây hại cho thế giới và cho chất lượng cuộc sống của đa số nhân loại.
19. Theo sau một giai đoạn của sự tin tưởng không hợp lý vào sự tiến bộ và các khả năng con người, thì một số thành phần xã hội giờ đây đang áp dụng một cách tiếp cận nguy hại hơn. Chúng ta thấy sự nhạy bén đang gia tăng đối với môi trường và sự cần thiết phải bảo vệ thiên nhiên, cùng với sự bận tâm càng gia tăng, vừa đúng đắn lại vừa nguy hiểm, trước điều đang xảy ra cho hành tinh của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta hãy điểm qua, thật nhanh, những vấn đề đang gây phiền toái cho chúng ta ngày nay và điều mà chúng ta không còn có thể che đậy nữa. Mục tiêu của chúng ta không phải là để thu thập thông tin hoặc để làm thoả mãn sự tò mò, mà hơn thế là để ý thức cách đớn đau, dám hướng đến điều đang diễn ra cho thế giới đi vào trong nỗi thống khổ cá nhân của riêng chúng ta và do đó khám phá điều mà mỗi người chúng ta có thể thực hiện.
I. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Ô nhiễm, chất thải và nền văn hoá quẳng đi
20. Một số hình thức ô nhiễm là một phần của kinh nghiệm hằng ngày của con người. Sự phơi bày ra của những chất ô nhiễm khí quyển tạo ra một loạt các nguy hại về sức khoẻ, đặc biệt là đối với người nghèo, và tạo nên hàng triệu cái chết sớm. Chẳng hạn như, người ta bị bệnh từ việc hít thở một mức độ cao lượng khói từ các nhiên liệu dùng trong nấu nướng hay sưởi ấm. Cũng có sự ô nhiễm làm ảnh hưởng đến mọi người, được tạo ra bởi các loại khói của phương tiện giao thông và công nghiệp, những chất thải góp phần cho việc làm axít hoá đất đai và nguồn nước, các loại phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm, thuốc diệt thực vật và thuốc diệt cỏ nói chung. Công nghệ, một điều, có gắn liền với những lợi ích kinh doanh, được trình bày như là cách duy nhất để giải quyết những vấn đề này, thực ra cho thấy không thể thấy được mạng lưới bí ẩn các mối liên hệ giữa mọi thứ và vì thế đôi khi giải quyết một vấn đề chỉ để tạo ra nhiều vấn đề khác.
21. Điều cũng cần phải được đề cập về tình trạng ô nhiễm được tạo ra bởi chất cặn, bao gồm chất thải nguy hiểm có ở trong các lãnh vực khác nhau. Mỗi năm hàng trăm triệu tấn chất thải được tạo ra, đa số là không thể phân huỷ, có tính độc hại và phóng xạ cao từ các gia đình và các cơ sở kinh doanh, từ các mảnh đất xây dựng và phá huỷ, từ các nguồn y tế, điện tử và các nguồn công nghiệp. Trái đất, căn nhà của chúng ta, đang bắt đầu nhìn càng ngày càng giống như một cột bao la các thứ rác rến. Ở nhiều nơi trên hành tinh, người già than thở rằng bây giờ các phong cảnh đẹp đã bị bao phủ bởi rác rưởi. Chất thải công nghiệp và các sản phẩm hoá học được sử dụng ở các thành phố và các vùng nông nghiệp lớn có thể dẫn đến việc tích luỹ sinh học nơi các chất hữu cơ của dân số địa phương, thậm chí cả các mức độ độc hại ở những nơi này là thấp. Thường thì chưa có phương thế nào được đưa áp dụng cho đến sau khi sức khoẻ của người dân đã bị nhiễm cách không thể vãn hồi.
22. Những vấn đề này có liên hệ mật thiết với nền văn hoá bỏ đi là nền văn hoá đang ảnh hưởng đến người bị loại trừ khi nó nhanh chóng giảm thiểu mọi thứ thành rác rưởi. Đơn cử một ví dụ, hầu hết các loại giấy mà chúng ta sản xuất ra bị bỏ đi và không tái chế. Thật khó cho chúng ta chấp nhận rằng cách thế các hệ sinh thái tự nhiên hoạt động là một mẫu gương: các loại thực vật tổng hợp các chất dinh dưỡng nuôi các loại động vật ăn cỏ; những loại này đến lượt nó lại trở thành thực phẩm cho các loại động vật ăn thịt, là loại sản sinh ra các khối lượng mang ý nghĩa loại chất lại hữu cơ là thứ làm cho xuất hiện những thế hệ thực vật mới. Nhưng hệ thống công nghiệp của chúng ta, ở đoạn cuối của quy trình sản xuất và tiêu thụ của nó, không tạo ra khả năng để hấp thụ và tái sử dụng chất thải và các sản phẩm phụ. Chúng ta đã không quản lý để áp dụng một mô thức tuần hoàn của việc sản xuất có khả năng bảo tồn các nguồn lực cho hiện tại và cho các thế hệ tương lai, trong khi giới hạn càng nhiều càng có thể việc sử dụng các nguồn không làm mới lại được, điều độ việc tiêu thụ chúng, tối đa hoá việc sử dụng hiệu quả, và tái sử dụng và tái chế chúng. Một sự suy xét nghiêm túc việc sử dụng này có thể là một cách ngăn chặn nền văn hoá bỏ đi đang ảnh hưởng trên toàn tinh cầu, nhưng cũng cần phải nói rằng chỉ sự tiến bộ giới hạn được thực hiện khi trong sự suy xét này.
Khí hậu là thiện ích chung
23. Khí hậu là một thiện ích chung, thuộc về tất cả mọi người và dành cho tất cả mọi người. Ở mức độ toàn cầu, đó là một hệ thống phức tạp có gắn liền với nhiều điều kiện thiết yếu đối với đời sống con người. Một sự đồng thuận có nền tảng khoa học rất vững vàng cho thấy rằng chúng ta hiện đang chứng kiến một sự nóng dần gây khó chịu của hệ thống khí hậu. Trong những thập kỷ gần đây sự cảnh báo này đi cùng với một sự gia tăng liên tục về mực nước biển và, dường như là, bởi mọt sự gia tăng của các biến cố thời tiết cực độ, ngay cả khi nguyên nhân có thể xác định được về mặt khoa học không thể xác định cho mỗi một hiện tượng cụ thể. Nhân loại được mời gọi để nhận biết sự cần thiết để thay đổi lối sống, việc sản xuất và tiêu thụ, để chống lại sự nóng lên này hoặc ít nhất là con người tạo nên điều sản sinh hay làm cho nó ra tồi tệ thêm. Đúng thật là có những yếu tố khác (như hoạt động núi lửa, những biến chuyển trong quỹ đạo và đường xích đạo trái đất và vòng mặt trời), tuy nhiên thật nhiều các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng hầu hết việc nóng dần toàn cầu trong những thập kỷ gần đây là do sự tập trung lớn lao của các loại khí nhà kính (khí carbon dioxide, khí mêtan, các loại khí ôxít nitơ và các loại khác) được thải ra chủ yếu là do hoạt động của con người. Tập trung vào khí quyển, những loại khí này không cho phép sức ấm của những tia nắng mặt trời phản chiếu bởi trái đất để được phân tán ra trong không gian. Vấn đề được trở nên tồi tệ hơn bởi một khuôn mẫu phát triển dựa trên việc sử dụng mang tính tập trung các nhiên liệu hoá thạch, vốn là trung tâm của hệ thống năng lượng thế giới. Một nhân tố có tính quyết định nữa đã là một sự gia tăng trong những các sử dụng đã thay đổi đất, chủ yếu là sự sói mòn cho các mục đích nông nghiệp.
24. Sức nóng có những tác động lên vòng tuần hoàn carbon. Nó tạo ra một vòng luẩn quển vốn làm tồi tệ tình hình thậm chí còn hơn nữa, ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng của các nguồn lực thiết yếu như nước uống, năng lượng và sản phẩm nông nghiệp ở những vùng nóng hơn, và dẫn đến sự tiêu diệt một phần của sự đa dạng sinh học của hành tinh. Sự tan chảy băng bắc cực và ở các vùng đồng bằng trên cao có thể dẫn đến việc thải ra rất nguy hiểm khí mêtan, trong khi sự phân huỷ các nguyên liệu hữu cơ đóng băng có thể làm gia tăng việc làm bốc hơi khí cácbon dioxít. Mọi thứ đang bị làm cho nên tồi tệ hơn bởi sự mất đi những khu rừng nhiệt đới là những nơi lẽ ra làm dịu đi sự biến đổi khí hậu. Tình trạng ô nhiễm khí cácbon điôxít làm gia tăng sự axít hoá các đại dương và gây nguy hại cho chuỗi thực phẩm biển. Nếu các xu hướng hiện tại vẫn tiếp tục, thế kỷ này sẽ rõ ràng chứng kiến một sự biến đội khí hậu bất thường và một sự phá huỷ các hệ sinh thái chưa từng có, với các hậu quả nghiêm trọng dành cho tất cả chúng ta. Một sự gia tăng mực nước biển, ví dụ, có thể tạo nên những tình huống cực kỳ nghiêm trọng, nếu chúng ta xem xét thấy rằng một phần tư dân số thế giới đang sống ở các bờ biển hoặc gần đó, và rằng đa số những đại thành phố đang được toạ lạc ở các vùng bờ biển.
25. Biến đổi khí hậu là một vấn đề mang tính toàn cầu với những hậu quả nghiêm trọng: môi trường, xã hội, kinh tế, chính trị và đối với việc phân phối các loại hàng hoá. Nó đại diện cho một trong những thách đố chính mà nhân loại ngày nay đang đối diện. Tác động tồi tệ nhất của nó rất có thể sẽ được các quốc gia đang phát triển cảm nghiệm trong những thập kỷ tới. Nhiều người nghèo đang sống ở những vùng đặc biệt chịu ảnh hưởng hiện tượng có liên quan đến việc nóng lên, và các phương tiện tồn tại của họ đa phần là dựa trên những bảo tồn thiên nhiên và những tiện ích của hệ sinh thái chẳng hạn như nông nghiệp, đánh bắt thuỷ hải sản và trồng rừng. Họ không có những hoạt động tài chính khác hoặc nguồn lực khác có thể giúp họ thích nghi với sự biến đổi khí hậu hoặc đối diện với các thảm hoạ thiên nhiên, và tiện ích của họ đối với các dịch vụ xã hội và bảo vệ thì rất giới hạn. Chẳng hạn, sự biến đổi khí hậu, ngay cả đến các loại động vật và thực vật còn không thể thích nghi, dẫn chúng đến chỗ phải di trú; điều này ngược lại sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người nghèo, là những người sau đó bị buộc phải rời khỏi quê hương của họ, với mọt sự bấp bênh lớn lao cho tương lai và sự bấp bênh của con cái họ. Đã có một sự gia tăng mang tính bi kịch với một số lớn những người di dân đang tìm kiếm để thoái khỏi sự nghèo nàn ngày càng tăng được tạo nên bởi sự suy thoái môi trường. Họ đã không được các tổ chức quốc tế nhìn nhận là những người tỵ nạn; họ mang lấy sự mất mát cuộc sống mà họ đã phải bỏ lại phía sau, mà không được hưởng bất kỳ một sự bảo vệ pháp lý nào. Đáng buồn thay, có một sự thờ ơ lan rộng trước sự khổ đau này, là điều hiện đang diễn ra ở trên khắp thế giới của chúng ta. Sự thiếu đáp trả của chúng ta trước những thảm kịch này có liên hệ đến anh chị em của chúng ta đến mức mất luôn cảm thức về trách nhiệm đối với những người nam nữ đồng loại của chúng ta là những người mà lập nên nền tảng xã hội dân sự.
26. Nhiều trong số những người đang sở hữu nhiều nguồn lực và thế lực kinh tế hay chính trị hơn dường như đa số có liên quan đến việc che đậy các vấn đề hay che giấu các biểu hiện, chỉ đưa ra những nỗ lực để làm giảm một số những tác động tiêu cực của sự biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nhiều trong số triệu chứng này cho thấy rằng những nỗ lực như thế sẽ chỉ tiếp tục làm tồi tệ thêm nếu chúng ta cứ tiếp tuc với những mô thức hiện tại của việc sản xuất và tiêu thụ. Có một sự khẩn thiết để phát triển những chính sách để, trong những năm tiếp theo, sự bùng phát của khí cácbon điôxít và các loại khí ô nhiễm cao khác có thể được giảm thiểu đáng kể, chẳng hạn, thay thế các nguyên liệu hoá thạch và phát triển những nguồn năng lượng có thể làm mới lại được. Có một sự sử dụng tối thiểu đối với nguồn năng lượng sạch và làm mới lại trên toàn thế giới. Vẫn có một sự cần thiết để triển khai những công nghệ lưu trữ đủ. Một số đất nước đã thực hiện một sự tiến bộ đáng kể, mặc dù điều ấy vẫn còn xa khỏi việc tạo nên một mối tương quan có ý nghĩa. Các khoản đầu tư cũng đã được thực hiện ngangq ua những phương tiện sản xuất và giao thông là những điều tiêu thụ ít năng lượng và đòi hỏi ít nguyên liệu thô hơn, cũng như là trong các phương pháp xây dựng và trùng tu lại các toà nhà cũng chứng minh được tính hiệu quả về mặt năng lượng. Nhưng những việc thực thi tốt lành này vẫn còn xa công chúng.
II. VẤN ĐỀ VỀ NƯỚC
27. Những chỉ số về tình trạng hiện tại có liên hệ đến sự cạn kiệt các nguồn nước. Tất cả chúng ta đều biết rằng thật không thể duy trì mức độ tiêu thụ hiện tại ở các nước phát triển và các thành phần lành mạnh hơn của xã hội, nơi mà thói quen lãng phí và loại bỏ đã đạt tới những mức độ không hề có trước đó. Việc khai thác hành tinh đã vượt ra quá các giới hạn chấp nhận được và chúng ta vẫn chưa giải quyết vấn đề nghèo nàn.
28. Nước uống sạch là một vấn đề có tầm quan trọng thiết yếu, bởi vì nó là điều không thể thiếu cho sự sống con người và cho việc hỗ trợ các hệ thống sinh thái trên cạn và dưới nước. Các nguồn nước sạch thì cần thiết cho việc chăm sóc sức khoẻ, cho ngành nông nghiệp và công nghiệp. Các nguồn cung nước đã từng tương đối ổn định, thì nay ở nhiều nơi đang đòi hỏi quá mức nguồn cung ổn định, với những hậu quả nghiêm trọng cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Các thành phố lớn lệ thuộc vào các nguồn cung nước chính đã trải qua những giai đoạn thiếu thốn, và ở những thời điểm chính yếu thì những hậu quả này không phải luôn luôn được quản trị bằng sự quan sát và sự công bằng. Tình trạng nghèo nàn nguồn nước đặc biệt ảnh hưởng đến Châu Phi nơi mà các thành phần dân số lớn lao hơn không được dùng nguồn nước an toàn hoặc trải qua nhiều kỳ hạn hán ngăn cản việc sản xuất nông nghiệp. Một số nước có những vùng phong phú về nguồn nước trong khi ở những nơi khác thì đang chịu đựng sự khan hiếm thê thảm.
29. Một vấn đề nghiêm trọng đặc biệt là chất lượng nguồn nước dành cho người nghèo. Mỗi ngày, nguồn nước không an toàn tạo nên quá nhiều cái chết và sự lan rộng của các căn bệnh có liên quan đến nguồn nước, bao gồm cả những bệnh tạo ra bởi các yếu tố vi hữu cơ và hoá học. Bệnh dịch tả và kiết lỵ, có liên hệ đến sự thiếu vệ sinh và nguồn nước, là căn nguyên chính của sự khổ đau và cái chết sơ sinh. Các nguồn nước dưới lòng đất ở nhiều nơi đang bị đe doạ bởi tình trạng ô nhiệm tạo ra từ các hoạt động khai thác mỏ, nông nghiệp và công nghiệp, đặc biệt là ở những nước thiếu quy định hay cách kiểm soát đầy đủ. Đó không chỉ là vấn đề về nước thải công nghiệp mà thôi. Các loại nước giặt tẩy và các sản phẩm hoá học, thường được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới, tiếp tục đổ ra các dòng sông, hồ, và biển.
30. Ngay cả khi chất lượng nước sẵn sàng đang liên tục thiếu thốn, thì ở một số nơi có một xu hướng đang gia tăng, bất chấp sự khan hiếm nước, tư hữu hoá nguồn này, biến nó thành một món hàng hoá chịu sự chi phối của các quy luật của thị trường. Mặc dù việc được sử dụng nguồn nước an toàn uống được là quyền con người căn bản và mang tính toàn cầu, bởi vì thật là thiết yếu để con người được tồn tại và, như thế, là một điều diện cho việc thi hành quyền con người khác. Thế giới của chúng ta đang mang một mối nợ xã hội nặng nề đối với người nghèo là những người đang thiếu nguồn nước uống, bởi vì họ bị khước từ quyền đối với một cuộc sống nhất quán với phẩm giá không thể nhượng lại được của họ. Mối nợ này có thể được trả hoàn toàn bằng việc gia tăng trong nguồn quỹ để cung cấp nước sạch và các dịch vụ vệ sinh ngay giữa những người nghèo. Nhưng nguồn nước vẫn tiếp tục bị lãng phí, không chỉ ở thế giới phát triển mà còn ở các quốc gia đang phát triển là những nước đang sở hữu nguồn nước này cách dồi dào. Điều này cho thấy rằng vấn đề về nguồn nước hoàn toàn là một vấn đề mang tính giáo dục và văn hoá, bởi vì có ít nhận thức về tính nghiêm trọng của cách hành xử như thế bên trong bối cảnh của một sự bất bình đẳng lớn lao.
31. Sự khan hiếm lớn lao hơn nữa sẽ dẫn đến một sự gia tăng về chi phí lương thực và nhiều loại sản phẩm khác nhau là điều tuỳ thuộc vào việc sử dụng nước. Một số nghiên cứu cảnh báo rằng một sự thiếu nước sâu xa có thể xảy ra trong một vài thập kỷ tới trừ khi hành động khẩn cấp được thực hiện. Những hậu quả về môi trường có thể ảnh hưởng đến hàng tỷ người; điều đó cũng dễ hiểu rằng việc kiểm soát nguồn nước bởi các tập đoàn kinh doanh đa quốc gia sẽ trở thành một nguồn mâu thuẫn lớn trong thế kỷ này.(23)
III. SỰ MẤT SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC
32. Các nguồn của trái đất cũng đang bị cướp đi bởi vì những cách tiếp cận thiển cận của nền kinh tế, thương mại và sản xuất. Việc mất đi các khu rừng và những vùng đất có cây cối kéo theo sự mất mát các chủng loại có thể tạo nên các nguồn cực kỳ quan trọng trong tương lai, không chỉ về thực phẩm mà còn về việc chữa bệnh và những cách dùng khác. Các chủng loại khác nhau chứa đựng các gen có thể trở thành những nguồn trong những năm kế tiếp để đáp ứng nhu cầu của con người và điều tiết các vấn đề về môi trường.
33. Tuy nhiên, thật không đủ để nghĩ về các chủng loại khác nhau cách thuần tuý như là “những nguồn” cần được khai thác, trong khi lại coi thường sự thật là chúng có giá trị ở nơi chính bản thân chúng. Mỗi năm đều thấy sự biến mất của hàng ngàn loại động và thực vật khác nhau là điều mà chúng ta chưa bao giờ biết, điều mà con cái của chúng ta chưa bao giờ thấy, bởi vì nó đã bị mất vĩnh viễn. Đại đa số trở thành tuyệt chủng vì những lý do có liên hệ đến hoạt động của con người. Bởi vì chúng ta, hàng ngàn chủng loại sẽ không còn làm vinh quang Thiên Chúa bởi sự hiện hữu rất quan trọng của chúng, cũng không mang lại thông điệp của chúng cho chúng ta nữa. Chúng ta không có được cái quyền như thế.
34. Thật là phiền toái chúng ta khi biết về sự tuyệt chủng của các loại đồng vật có vú hay các loại chim, bởi vì chúng trở nên rõ ràng hơn. Nhưng chức năng tốt lành của các hệ sinh thái cũng đòi hỏi nấm, tảo, bọ, côn trùng, các loại bò sát và một loạt không thể thiếu các loại vi sinh. Một số ít các loại, mặc dù nhìn chung thì không thấy, nhưng lại đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì thế quân bình một nơi đặc biệt. Con người nhân loại phải can thiệp khi một hệ sinh thái địa lý đạt tới một tình trạng nghiêm trọng. Nhưng ngày nay, sự can thiệp như thế vào trong thiên nhiên đã trở nên ngày càng thường xuyên hơn. Kết quả là, những vấn đề nghiêm trọng gia tăng, dẫn đến những can thiệp khác; hoạt động của con người trở nên phổ biến, với tất cả mọi rủi ro đi kèm theo điều này. Thường thì một vòng luẩn quẩn sẽ có kết quả, khi hoạt động can thiệp của con người để giải quyết một vấn đề thì lại làm cho tình hình thêm trầm trọng hơn. Chẳng hạn, nhiều loại chim và côn trùng biến mất do những loại thuốc diệt thực vật tổng hợp thì hữu ích cho ngành nông nghiệp: sự biết mất của chúng sẽ được đền bù tuy nhiên bởi những kỹ thuật khác có thể cho thấy tính nguy hại rõ ràng hơn. Chúng ta phải biết ơn những nỗ lực đáng ca tụng đã được các nhà khoa học và kỹ sư thực hiện nhằm tìm các giải pháp cho những vấn đề do con người tạo nên. Nhưng một cái nhìn điềm đạm vào thế giới của chúng ta cho thấy rằng mức độ can thiệp của con người, thường là trong việc phục vụ cho những lợi ích kinh doanh hay chủ nghĩa tiêu thụ, thì thực sự đang làm cho trái đất của chúng ta kém đi sự phong phú và đẹp đẽ, giới hạn và thê lương hơn bao giờ hết, ngay cả khi những tiến bộ công nghệ và hàng hoá tiêu dùng tiếp tục làm ra nhiều cách vô giới hạn. Dường như chúng ta nghĩ rằng chúng ta có thể thay thế một vẻ đẹp không thể thay thế và không thể vãn hồi này bằng một điều gì đó mà chúng ta có thể tự tạo ra cho chính mình.
35. Trong khi đánh giá mức độ ảnh hưởng môi trường của bất kì một dự án nào, thì sự bận tâm thường được thể hiện về tính hiệu quả của nó trên đất, nước và không khí, nhưng một vài nghiên cứu cẩn trọng đã được thực hiện về sự tác động của nó trên sự đa dạng sinh học, như thể sự mất các chủng loại và các động vật và các nhóm thực vật đang có vẻ ít quan trọng hơn. Những con đường cao tốc, các đồn điền mới, những nơi nhất định có hàng rào, các đập nước, và những triển khai tương tự, loại trừ các loại cư trú tự nhiên và, đôi khi, phá vỡ chúng theo một cách thế mà các loại động vật không còn có thể di trú hay gầm rú cách tự do nữa. Kết quả là, một số loại đang đối diện với sự tuyệt chủng. Các biện pháp thay thế tồn tại là những biện pháp ít nhất là làm giảm thiểu sự tác động của những dự án này, giống như việc tạo nên những hành lang sinh học, nhưng một vài quốc gia cho thấy sự bận tâm và dự báo như thế. Thông thường, khi những chủng loại nhất định bị khai thác cho mục đích thương mại, thì người ta dành rất ít sự chú ý đến việc nghiên cứu khuôn mẫu sinh sản của chúng để tránh sự tàn phá và sự bất quân bình kéo theo của hệ sinh thái.
36. Chăm sóc cho các hệ sinh thái đòi hỏi một tầm nhìn xa, bởi vì không ai tìm kiếm lợi nhuận cách nhanh chóng và dễ dãi lại thực sự yêu thích việc bảo tồn các hệ thống này. Nhưng cái giá của sự phá huỷ được tạo ra bởi sự thiếu quan tâm cách ích kỷ thì lớn hơn cả các lợi ích kinh tế cần đạt được. Nơi mà các chủng loại nhất định đang bị huỷ diệt hoặc đang bị gây tổn hại nghiêm trọng, thì các giá trị có liên hệ là không thể lường được. Chúng ta có thể là những chứng nhân im lặng trước những bất công này nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta có thể đạt được những lợi ích có ý nghĩa bằng việc làm cho toàn thể nhân loại còn lại, hiện nay và tương lai, trả những cái giá cực cao cho sự làm suy đồi môi trường.
37. Một số quốc gia đã thực hiện sự tiến bộ có ý nghĩa trong việc tạo nên những tính cách thánh thiêng trên đất và ở các đại dương nơi mà bất kỳ một sự can thiệp nào mang tính con người đều bị cấm là những việc làm sửa đổi các đặc tính của chúng hay làm thay đổi đi cấu trúc nguyên gốc của chúng. Trong việc bảo vệ sự đa dạng sinh học, các chuyên gia khẳng định nhu cầu cần chú ý đặc biệt phải được thể hiện đối với những khu vực phong phú hơn cả về số lượng các chủng loại và mang tính địa phương, các chủng loại hiếm hay ít được bảo vệ hơn. Một số nơi nhất định cần một sự bảo vệ nhiều hơn bởi vì tầm quan trọng lớn lao của chúng đối với hệ sinh thái toàn cầu, hoặc bởi vì chúng có lượng bảo tồn nước quan trọng và do đó bảo vệ các hình thức sống khác.
38. Chẳng hạn, chúng ta hãy đề cập đến những nơi có sự đa dạng sinh học phong phúc là lá phổi của hành tinh của chúng ta là những nơi như Amazon và các lưu vực Congo, hoặc các tầng ngậm nước và sông băng lớn. Chúng ta biết những nơi này thì quan trọng thế nào đối với toàn thể cõi đất và đối với tương lai của nhân loại. Các hệ sinh thái của các khu rừng nhiệt đới sở hữu một sự đa dạng sinh học phức hợp vô cùng lớn lao vốn là một điều mà hầu như không thể trân trọng một cách đầy đủ, nhưng khi những khu rừng này bị thiêu rụi hay bị hạ xuống mức độ cho các mục đích canh tác, bên trong không gian của một vài năm thì vô số chủng loại sẽ biến mất và những khu vực này thường trở thành những vùng đất bỏ hoang khô cằn. Một sự quân bình tinh tế cần phải được duy trì khi nói về những nơi này, bởi vì chúng ta không thể xem thường những lợi ích kinh tế mang tính toàn cầu là điều, ở dưới vẻ bề ngoài của việc bảo vệ chúng, có thể làm suy giảm quyền tối thượng của các quốc gia cá nhân. Thực ra, có “những đề xuất nhằm quốc tế hoá rừng Amazon, là những đề xuất chỉ phục vụ cho những lợi ích kinh tế của các tập đoàn xuyên quốc gia”.[24] Chúng ta không thể không ca ngợi sự dấn thân của các cơ quan quốc tế và các tổ chức xã hội dân sự là những tổ chức cuốn hút sự chú ý của công chúng đến với những vấn đề này và đưa ra sự hợp tác rất quan trọng, áp dụng các phương tiện gây áp lực hợp pháp, để đảm bảo rằng mỗi chính phủ cần thực thi trách nhiệm đúng đắn và bất khả xâm phạm để bảo tồn môi trường và các nguồn thiên nhiên của đất nước mình, mà không đầu hàng trước những lợi ích địa phương hay quốc tế nguỵ tạo.
39. Việc thay thế khu rừng nguyên vẹn bằng những đồn điền cây xanh, thường là dạng độc canh, thì hiếm được phân tích cách đầy đủ. Tuy nhiên điều này có thể lấn loát cách nghiêm trọng một sự đa dạng sinh học là sự đa dạng mà các chủng loại mới được giới thiệu không trợ giúp được gì. Tương tự, những vùng đất ngập được chuyển thành đất canh tác sẽ làm mất đi sự da dạng sinh học khổng lồ là một sự đa dạng mà những vùng này trước đây nắm giữ. Ở một số vùng đất biển thì sự biến mất các hệ sinh thái được nuôi dưỡng bằng những đầm lầy ngập mặn là một nguồn của sự bận tâm nghiêm túc.
40. Các đại dương không chỉ chứa đựng một lượng khổng lồ nguồn cung cấp nước cho hành tinh của chúng ta, nhưng còn có hầu như sự đa dạng vô cùng các sinh vật sống, nhiều trong số đó chúng ta vẫn chưa biết đến và đang bị đe doạ vì nhiều lý do khác nhau. Điều hơn nữa là, sự sống biển ở nơi các sông ngòi, các hồ, biển và đại dương, là sự sống đang nuôi phần lớn dân số thế giới, đang chịu ảnh hưởng bởi việc đánh bắt cá không kiểm soát, dẫn đến một sự huỷ diệt ghê gớm của một số loài nhất định. Đặc biệt bị đe doạ là các sinh vật biển mà chúng ta có khuynh hướng coi thường, sống như một số hình thức phiêu sinh vật; chúng đại diện cho một yếu tố quan trọng trong chuỗi thực phẩm ở đại dương, và nhiều loại đã sử dụng cho nguồn thực phẩm của chúng ta cũng lệ thuộc vào chúng hoàn toàn.
41. Ở những vùng biển nhiệt đới và phụ cận nhiệt đới, chúng ta thấy các loại đá ngầm san hô có thể so sánh với những cánh rừng rộng lớn trên đất liền, bởi vì chúng là nơi trú ẩn của xấp xỉ một triệu chủng loại, bao gồm cá, cua, động vật thân mềm, bọt biển và tạo. Nhiều loại đá ngầm san hô đã thực sự bị bào mòn hoặc ở trong tình trạng suy thoái liên tục. “Ai đã làm cho thế giới kỳ diệu của các vùng biển trở thành những nghĩa trang dưới nước bị tước mất sắc mầu và sự sống?” [25] Hiện tượng này là do phần lớn bởi ô nhiễm vốn đã chảy ra tới biển như là kết quả của nạn phá rừng, độc canh nông nghiệp, chất thải công nghiệp và các phương pháp đánh bắt cá mang tính huỷ diệt, đặc biệt là các phương pháp dùng chất cyanide và thuốc nổ. Nó bị làm cho nghiêm trọng hơn bởi sự gia tăng nhiệt độ của các đại dương. Tất cả điều này giúp chúng ta thấy rằng mọi sự can thiệp vào thiên nhiên có thể có những hậu quả vốn không tỏ tường ngay, và rằng một số cách khai thác các nguồn tài nguyên cho thấy phải trả giá xét về mặt làm suy giảm mà cuối cùng chạm tới chính chiếc giường đại dương.
42. Sự đầu tư lớn lao hơn cần phải được thực hiện trong việc nghiên cứu nhằm hiểu cách đầy đủ hơn nữa về chức năng của các hệ sinh thái và sự phân tích đủ các biến khác nhau có liên hệ đế bất kì một sự thay đổi mang tính ý nghĩa nào của môi trường. Bởi vì tất cả các loại thọ tạo đều có liên hệ với nhau, mỗi loại phải được nuôi dưỡng bằng tình yêu và sự tôn trọng, vì tất cả chúng ta là những sinh vật sống đang lệ thuộc vào nhau. Mỗi vùng lại chịu trách nhiệm chăm sóc gia đình này. Điều này đòi hỏi việc thực hiện một sự khám phá cẩn trọng các chủng loại mà đất nước ấy có, bằng một quan điểm với những chương trình và chiến lược bảo vệ mang tính phát triển bằng sự chăm sóc đặc biệt cho việc bảo vệc các chủng loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
IV. SỰ SUY THOÁI CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CON NGƯỜI VÀ SỰ SỤP ĐỔ CỦA XÃ HỘI
43. Con người nhân loại cũng là những tạo vật của thế giới này, vui hưởng quyền được sống và hạnh phúc, và được ban tặng bằng một phẩm giá độc nhất. Vì thế chúng ta không thể không nhìn nhận những tác động trên đời sống con người về sự xuống cấp môi trường, những khuôn mẫu hiện tại về sự phát triển và nền văn hoá quẳng đi.
44. Ngày nay, chẳng hạn, chúng ta đang ý thức về một sự phát triển không phù hợp và không thật của nhiều thành phố, là những nơi trở thành không lành mạnh để sinh sống, không chỉ bởi vì ô nhiễm được tạo ra bởi những chất thải độc hại mà còn là kết quả của những hỗn loạn thành thị, giao thông nghèo nàn, và sự ô nhiễm và tiếng hồn thấy rõ. Nhiều thành phố rất lớn, có những cấu trúc không hiệu quả, sự lãng phí quá đáng nguồn năng lượng và nước. Những vùng phụ cận, ngay cả những vùng mới xây dựng, cũng đã chật chội, hỗn loạn và thiếu không gian xanh đủ. Chúng ta không được sinh ra để bị bao trùm bởi bê tông, nhựa đường, thuỷ tinh và kim loại, và bị tước mất sự tương giao về mặt vật lý với thiên nhiên.
45. Ở một số nơi, cả thành thị lẫn thôn quê như nhau, việc tư nhân hoá một số không gian đã giới hạn việc được sử dụng của người dân trước những nơi có vẻ đẹp đặc biệt. Ở những nơi khác, những vùng phụ cận “sinh thái” đã được tạo nên là những vùng gần với những vùng ngoại biên để đảm bảo một sự thanh bình giả tạo. Thông thường, chúng ta thấy những không gian xanh được cắt tỉa cẩn thận ở những nơi gọi là những nơi “an toàn hơn” của các thành phố, chứ không phải ở những nơi kín đáo hơn nơi mà những thứ thải đi của xã hội sống.
46. Các chiều kích xã hội của sự biến đổi toàn cầu bao gồm cả những tác động của những phát minh công nghệ về việc làm, sự loại trừ xã hội, và sự phân phối và sự tiêu thụ bất bình đẳng về năng lượng và các dịch vụ khác, sự sụp đổ xã hội, việc sử dụng thuốc gây nghiện gia tăng bởi người trẻ, và sự đánh mất căn tính. Đây là những dấu chỉ mà sự phá triển của hai thế kỷ vừa qua đã không luôn luôn dẫn đến một sự phát triển hỗ tương và một sự phát triển trong chất lượng sống. Một số trong những dấu chỉ này cũng là triệu chứng của một sự suy thoái xã hội thực sự, sự đoạn tuyệt âm thầm của những mối dây liên kết của sự hỗ tương và sự nhất quán xã hội.
47. Hơn thế nữa, khi thế giới truyền thông và thế giới số trở nên có hiện hữu khắp nơi, thì sức ảnh hưởng của nó có thể làm cho con người không còn học cách sống khôn ngoan, cách nghĩ sâu sắc và cách yêu cách đại lượng nữa. Trong ngữ cảnh này, các bậc thầy vĩ đại của quá khứ có nguy cơ không được lắng nghe ngay giữa những ồn ào và những chia trí của một sự quá tải về thông tin. Những nỗ lực cần được thực hiện để giúp những phương tiện truyền thông này trở thành những nguồn lực của một sự tiến bộ văn hoá mới cho nhân loại chứ không phải là mối nguy cho những sự phong phú sâu sắc của chúng ta. Sự khôn ngoan đích thực, như là hoa trái của một sự tự xét mình, đối thoại và gặp gỡ đại lượng giữa con người với nhau, không đạt được nhờ mởi một sự tích luỹ thuần tuý về dữ liệu là điều sau cùng sẽ dẫn đến tình trạng quá tải và bối rối, một kiểu ô nhiễm về tâm thần. Những mối quan hệ thực sự với những người khác, với tất cả những thách đố đi kèm, giờ đây có khuynh hướng bị thay thế bởi một kiểu giao tiếp mạng lưới là điều làm cho chúng ta loại bỏ các mối quan hệ ngay lập tức, do đó tạo nên một sự xuất hiện của một kiểu tình cảm giả tạo là thứ tình cảm có nhiều điều cần thực hiện với các thiết bị và các màn hình hơn là với người khác và với thiên nhiên. Truyền thông ngày nay đang thực sự giúp chúng ta giao tiếp và chia sẻ kiến thức và những tình cảm của chúng ta. Nhưng đồng thời chúng cũng tách lìa chúng ta ra khỏi mối liên hệ trực tiếp với nỗi đau, những nỗi sợ và niềm vui của người khác và sự phức tạp của những kinh nghiệm của họ. Vì lý do này, chúng ta cần phải quan tâm rằng, bên cạnh những khả năng có thể đầy phấn khích do những kiểu truyền thông này mang lại, thì một sự bất mãn sâu sắc và đáng buồn với các mối quan hệ giữa người với người, hay một cảm thức nguy hại về sự cô lập, cũng có thể xuất hiện.
V. SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG TOÀN CẦU
48. Môi trường con người và môi trường tự nhiên xuống cấp cùng nhau; chúng ta không thể chiến đấu đủ cho sự suy thoái môi trường trừ khi chúng ta đi vào những căn nguyên có liên hệ đến sự suy thoái con người và xã hội. Thực ra, sự suy thoái môi trường và xã hội tác động đến những người bị tổn thương nhất trên hành tinh này: “Cả kinh nghiệm hằng ngày và nghiên cứu khoa học cho thấy rằng những tác động nghiêm trọng nhất của tất cả mọi cuộc tấn công vào môi trường đều do người nghèo khổ nhất phải chịu khổ”.[26] Chẳng hạn, sự cạn kiệt trong việc đánh bắt thuỷ hải sản lưu giữ cách đặc biệt nỗi đau của các cộng đồng đánh bắt nhỏ không có phương tiện để thay thế những nguồn lực này; tình trạng ô nhiễm nước đặc biệt tác động đến người nghèo là những người không thể mua nước đóng chai; và sự gia tăng mực nước biễn tác động chủ yếu trên những người dân sống ở ven biển đã bị khánh kiệt là những người không còn nơi nào khác để đi. Ảnh hưởng của những bất quân bình hiện tại cũng được tìm thấy ở nơi cái chết trước trưởng thành của nhiều người nghèo, trong các mâu thuẫn nổ ra bởi sự thiếu các nguồn lực, và ở nơi bất kỳ một vấn đề khác nào là những vấn đề vốn đang hiện diện cách không hiệu quả trên các lịch trình toàn cầu.[27]
49. Cần phải nói rằng, nói một cách tổng quát, thì có rất ít trong cách thế của một sự nhận biết rõ ràng về các vấn đề đang đặc biệt ảnh hưởng đến người bị loại trừ. Tuy nhiên họ lại chiếm đa số dân số của hành tinh, hàng tỷ người. Ngày nay, họ được đề cập đến trong các thảo luận chính chị và kinh tế quốc tế, nhưng người ta thường có ấn tượng rằng các vấn đề của họ được nêu lên như là một tư tưởng có sau, một vấn đề được thêm vào trong hầu hết các nhiệm vụ hoặc theo một cách tiếp tuyến, nếu không phải là được nhìn đến thuần tuý như là sự nguy hại song phương. Thực ra, khi tất cả được nói đến và được thực hiện, thì họ thường vẫn cứ ở dưới đáy cột. Điều này phần lớn là do sự thật là nhiều giới chuyên môn, những người đưa ra ý kiến, các phương tiện truyền thông và các trung tâm quyền lực, được đặt hoàn toàn ở những vùng đô thị giàu có, lại tách lìa rất xa khỏi người nghèo, với một chút mối liên hệ trực tiếp đến các vấn đề của họ. Họ sống và lý luận từ một vị thế thoải mái của một sự phát triển cấp độ cao và một chất lượng sống quá tốt trổi vượt khỏi tầm với của đại đa số dân cư trên thế giới. Sự thiếu mối liên hệ và gặp gỡ thể lý này, đôi khi được khích lệ bởi sự thiếu tương tác giữa các thành phố của chúng ta, có thể dẫn đến một tình trạng tê liệt lương tâm và đến những phân tích có tính định hướng vốn phớt lờ đi các thành tố của thực tại. Đôi khi thái độ nay tồn tại cận kề với lối hùng biện “xanh”. Tuy nhiên, ngày nay, chúng ta cần phải nhận biết rằng một cách tiếp cận sinh thái thực sự luôn luôn trở thành một cách tiếp cận mang tính xã hội; nó phải đưa các vấn đề về công lý vào trong những tranh cãi về môi trường, để có thể nghe được cả tiếng kêu khóc của trái đất và tiếng kêu khóc của người nghèo.
50. Thay vì giải quyết các vấn đề của người nghèo và nghĩ đến cách thế mà thế giới có thể trở nên khác đi, thì một số người lại chỉ có thể đưa ra một sự giảm thiểu về tỷ lệ sinh sản. Đôi khi, ở các nước đang phát triển đang đối diện với các hình thức áp lực quốc tế vốn làm cho sự trợ giúp kinh tế chỉ có thể tồn tại dựa trên những chính sách cụ thể về “sức khoẻ sinh sản”. Tuy nhiên “mặc dù thật đúng là một sự phân phối bất bình đẳng về dân số và về những nguồn lực sẵn có sẽ tạo nên những trở ngại cho sự phát triển và việc sử dụng có tính duy trì về môi trường, thì thay vào đó điều đó cần phải nhìn nhận rằng sự phát triển dân số là hoàn toàn phù hợp với một sự phát triển mang tính hỗ tương và chia sẻ”.[28] Đổ thừa cho sự phát triển dân số thay vì là chủ nghĩa tiêu thụ cực độ và có tính chọn lọc xét trên một số bình diện, là một cách thế khước từ đối diện với các vấn đề. Đó là một nỗ lực để hợp thức hoá khuôn mẫu phân phối hiện tại, nơi mà một thiểu số tin rằng đó họ có quyền để tiêu thụ theo một cách thế không bao giờ có thể được hoàn vũ hoá, bởi vì hành tinh không thể thậm chí chứa đựng những sản phẩm thải ra của một lối tiêu thụ như thế. Bên cạnh đó, chúng ta biết rằng xấp xỉ một phần ba của tất cả lương thực sản xuất ra bị loại bỏ, và “bất cứ nơi nào thực phẩm bị quẳng đi thì điều đó như thể là nó đã bị đánh cắp khỏi bản ăn của người nghèo”.[29] Vẫn thế, cần phải đặt sự chú ý đến những tình trạng mất quân bình về sự phân phối dân số, cả trên cấp độ quốc gia và toàn cầu, bởi vì một sự gia tăng trong việc tiêu thụ sẽ dẫn đến những hoàn cảnh phức tạp mang tính khu vực, như là kết quả của sự giao thoa giữa các vấn đề có liên hệ đến tình trạng ô nhiễm môi trường, giao thông, chất thải, sự mất nguồn tài nguyên và chất lượng cuộc sống.
51. Sự bất bình đẳng không chỉ tác động đế các cá nhân mà còn trên toàn bộ các quốc gia; nó mời gọi chúng ta suy xét đến các giá trị đạo đức trong các mối quan hệ quốc tế. Một “món nợ sinh thái” thực sự đang tồn tại, đặc biệt là giữa bán cầu nam và bán cầu bắc, kết nối với những bất quân bình về thương mại với những tác động lên môi trường, và việc sử dụng không phù hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên bởi những quốc gia cụ thể trải qua thời gian lâu dài. Việc xuất khẩu các nguyên vật liệu thô để thoả mãn các thị trường phía bắc đã công nghiệp hoá đã gây nguy hại địa phương, như đã đơn cử là ô nhiễm phóng xạ ở mỏ vàng hay ô nhiễm lưu huỳnh ở mỏ đồng. Có một nhu cầu bức thiết để tính toán việc sử dụng không gian môi trường trên khắp thế giới vì việc thải ra các khí dư thừa đã tích luỹ qua hai thế kỷ qua và đã tạo ra một tình hình hiện tại đã ảnh hưởng đến các quốc gia trên toàn thế giới. Lời cảnh báo được tạo nên bởi một sự tiêu thụ lớn lao ở phía một số quốc gia giàu có đã mang lại những hậu quả trên những vùng nghèo nhất thế giới, đặc biệt là Châu Phi, nơi có sự gia tăng nhiệt độ, cùng với hạn hán, đã cho thấy đang tàn phá việc làm nông. Cũng có một sự nguy hại được tạo nên bởi việc xuất khẩu chất thải rắn và các thể rắn độc hại đến các nước đang phát triển, và bởi sự ô nhiễm được tạo ra bởi các công ty đang hoạt động ở các nước kém phát triển theo những cách thế mà họ chưa bao giờ thực hiện tại quê hương họ, ở những quốc gia mà nơi đó họ gia tăng nguồn tư bản của họ: “Chúng tôi lưu ý rằng thường là các công việc kinh doanh thoạt động theo cách này là các công ty đa quốc gia. Họ thực hiện ở đây điều mà họ chưa bao giờ thực hiện ở những nước đã phát triển hoặc nơi được gọi là thế giới thứ nhất. Nhìn chung, sau khi đưa ra hoạt động của họ và thoái lui, họ để lại phía sau những khoản nợ nhân loại và môi trường lớn lao như là thất nghiệp, các thị trấn bỏ hoang, sự cạn kiệt nguồn bảo dưỡng thiên nhiên, nạn phá rừng, sự nghèo nàn về nông nghiệp và chăn nuôi địa phương, những hố trống, những đồi trọc, những con sông ô nhiễm và thật nhiều công việc xã hội không còn duy trì được nữa”.[30]
52. Nợ nước ngoài của các nước nghèo đã trở thành một cách để kiểm soát họ, tuy rằng đây không phải là trường hợp là nơi mà món nợ sinh thái có liên quan. Bằng nhiều cách khác nhau, các nước đang phát triển, nơi mà đa số các nguồn lưu trữ sinh quyển được tìm thấy, tiếp tục lam lại sự phát triển cho những quốc gia giàu có hơn với cái giá của hiện tại và tương lai của họ. Đất đai của người nghèo khu vực phía nam thì dồi dào và đa số là chưa ô nhiễm, nhưng lại thuộc về quyền sở hữu hàng hoá và nguồn lực nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu thì đang bị ngăn chặn lại bởi một hệ thống các mối quan hệ thương mại và việc làm chủ đang được bảo toàn một cách có cấu trúc. Các nước đã phát triển cần phải trợ giúp trả khoảng nợ này bằng việc giới hạn lại một cách ý nghĩa việc tiêu thụ nguồn năng lượng không tái tạo lại và bằng việc trợ giúp những nước nghèo hơn cổ võ những chính sách và chương trình phát triển duy trì được. Các khu vực và các nước nghèo nhất đang thiếu trầm trọng nguồn tiền để phát triển những tiến bộ cần thiết và đảm bảo chi phí của họ. Chúng ta phải tiếp tục ý tức về điều đó, khi xem xét đến sự biến đổi khí hậu, có những trách nhiệm khác nhau. Như Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã nói, cần có một sự chú ý lớn lao hơn đến “những nhu cầu của người nghèo, người yếu thế và những người bị tổn thương, trong một cuộc tranh luận thường được thống trị bởi những lợi ích quyền lực hơn”.[31] Chúng ta cần phải củng cố niềm xác tín rằng chúng ta là một gia đình nhân loại. Không có trận tuyến hay biên giới, về chính trị hay xã hội, mà chúng ta có thể nấp phía sau, vẫn còn ít không gian cho sự toàn cầu hoá về sự thờ ơ.
VI. NHỮNG ĐÁP TRẢ YẾU ỚT
53. Những tình hình này đã làm cho chị trái đất, cùng với tất cả sự bỏ mặc của thế giới của chúng ta, than khóc lên, khẩn xin chúng ta hãy thực thi một hành động khác. Chưa bao giờ chúng ta lại quá làm tổn thương và đối xử tệ với ngôi nhà chung của chúng ta như chúng ta đang thực hiện trong suốt hai trăm năm qua. Tuy nhiên chúng ta được mời gọi để trở thành những khí cụ của Thiên Chúa là Cha chúng ta, để hành tinh của chúng ta có thể trở thành điều mà Ngài mong muốn khi Ngài tạo nên nó và đáp trả lại kế hoạch của Ngài bằng hoà bình, vẻ đẹp và sự toàn vẹn. Vấn đề là chúng ta vẫn thiếu nền văn hoá cần thiết để đối đầu với cơn khủng hoảng này. Chúng ta thiếu sự lãnh đạo có khả năng hoạch ra những con đường mới và đáp ứng những nhu cầu của tình hình hiện tại bằng sự bận tâm đến tất cả và không có một thành kiến nào đối với các thế hệ kế tiếp. Việc thiết lập lên một khung pháp lý có thể vạch ra các răn giới rõ ràng và đảm bảo việc bảo vệ các hệ sinh thái đã trở thành không thể thiếu; bằng không, các cấu trúc quyền lực mới dựa trên khuôn mẫu về kinh tế công nghệ có thể làm choáng ngợp không chỉ các thể chế chính trị của chúng ta mà còn cả sự tự do và công lý nữa.
54. Điều đáng chú ý là các đáp trả về mặt chính trị quốc tế đã yếu kém thế nào. Sự thất bại của các hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về môi trường cho thấy rõ rằng các thể chế chín trị của chúng ta bị chi phối bởi công nghệ và tài chính. Có quá nhiều lợi ích đặc biệ, và các lợi ích kinh tế kết cụ khi lừa dối thiện ích chung và làm méo mó thông tin để các kế hoạch của riêng họ sẽ không bị ảnh hưởng. Văn Kiện Aparecida kêu gọi rằng “các lợi ích của các nhóm kinh tế loại bỏ cách vô lý các nguồn sống phải không được thắng thế khi giải quyết các nguồn tài nguyên thiên nhiên”.[32] Sự đồng minh giữa kinh tế và công nghệ kết cục trong việc loại trừ bất cứ thứ gì không có liên quan đến các lợi ích tức thời của nó. Kết quả là điều quan trọng nhất mà người ta có thể mong đợi là một bài hùng biện giả tạo, các hành vi lẻ tẻ của tình thương và những thể hiện chiếu lệ của sự quan tâm đến môi trường, trong khi bất cứ một nỗ lực đúng đắn nào của các nhóm trong xã hội nói lên sự thay đổi thì bị xem như là một sự phiền toái dựa trên những ảo tưởng đẹp đẽ hay một trở ngại cần phải bị phá vỡ.
55. Một số quốc gia đang dần thực hiện sự tiến bộ có ý nghĩa, phát triển nhiều hơn nữa những điều khiển hiệu quả và làm việc để chống lại nạn tham nhũng. Người dân lẽ ra sẽ có một sự nhạy bén sinh thái tốt nhưng nó đã không thành công trong việc thay đổi những thói quen nguy hại của họ về sự tiêu thụ là điều, thay vì giảm bớt, lại có vẻ như đang gia tăng hơn bao giờ hết. Một đơn cử đơn giản là việc gia tăng sự dụng và sức mạnh của máy điều hoà. Các thị trường, vốn đang kiếm những lợi nhuận tức thời từ việc bán hàng, đang kích thích sự đòi hỏi ngày càng lớn lao hơn nữa. Một cái nhìn từ bên ngoài vào trong thế giới của chúng ta sẽ thật kinh ngạc về hành vi như thế, là điều đôi khi có vẻ như sự tự huỷ.
56. Trong khi đó, các thế lực kinh tế tiếp tục biện minh cho hệ thống toàn cầu lợi mà sự ưu tiên có khuynh hướng dành cho việc đầu cơ và việc theo đuổi thu lợi tài chính, là những việc không suy xét đến bối cảnh, để mặc cho những tác động lên phẩm giá con người và môi trường thiên nhiên. Ở đây chúng ta thấy được sự suy thoái môi trường và con người và sự suy thoái đạo đức gắn liền với nhau thế nào. Nhiều người sẽ từ chối thực hiện bất cứ điều gì sai trái bởi vì những phiền nhiễu liên tục làm lu mờ ý thức của chúng ta về thế giới của chúng ta đang thực sự giới hạn và vô hạn đến thế nào. Kết quả là, “bất cứ điều gì mỏng manh, giống như môi trường, không có khả năng bảo vệ trước những lợi ích của một thị trường phong thần, là điều đang trở thành kẻ thống trị duy nhất”.[33]
57. Thật hoàn toàn có thể thấy trước được rằng, một khi những nguồn lực nhất định đã bị cạn kiệt, thì cảnh tượng sẽ được đặt ra cho các cuộc chiến mới, mặc dù dưới dáng vẻ của những lời tuyên bố cao cả. Chiến tranh luôn luôn tạo nên sự nguy hại nghiêm trọng đối với môi trường và đối với sự phong phú về văn hoá của các dân tộc, những mối nguy sẽ được phóng đại khi người ta suy xét đến các loại vũ khí hạt nhân và các vũ khí sinh học. “Bất chấp những thoả thuận quốc tế đang ngăn cấm chiến tranh hoá học, vi sinh và sinh học, thì sự thật là việc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm vẫn tiếp tục phát triển những loại vũ khí tấn công mới có khả năng làm suy giảm sự quân bình của thiên nhiên”.[34] Các nhà chính trị phải để ý hơn nữa đế việc dự báo những mâu thuẫn mới và nói lên những căn nguyên có thể dẫn đến các cuộc chiến này. Nhưng những lợi ích tài chính mạnh mẽ cho thấy sự chống lại mạnh nhất trước nỗ lực này, và việc hoạch định chính trị có khuynh hướng thiếu hơi thở của tầm nhìn này. Điều xúi bẩy bất cứ ai, ở giai đoạn này, nắm lấy quyền lực chỉ để được nhớ đến vì sự mất khả năng của họ trong việc hành động thì điều đó có thật sự khẩn cấp và cần thiết để làm thế không?
58. Ở một số quốc gia, có những điển hình tích cực về sự cải thiện môi trường: các con sông, đã bị ô nhiễm nhiều thập kỷ, đã được làm sạch; những cánh rừng bản địa đã được khôi phục; các phong cảnh đã được làm cho đẹp đẽ nhờ vào những dự án cải tạo môi trường; những toà nhà đẹp đẽ đã được xây dựng nên; những tiến bộ đã được thực hiện trong việc không tạo ra năng lượng gây ô nhiễm và trong việc cải tiến giao thông công cộng. Những thành tựu này không giải quyết những vấn đề toàn cầu, nhưng chúng cho thấy rằng những người nam nữ vẫn có thể can thiệp một cách tích cực. Vì tất cả những giới hạn của chúng ta, những nghĩa cử của sự đại lượng, tình liên đới và sự chăm sóc không thể nhưng lại trở nên tốt trong chúng ta, bởi vì chúng ta được tạo nên vì tình yêu.
59. Đồng thời chúng ta có thể nhấn mạnh đến sự xuất hiện của hệ sinh thái giả tạo hay nhân tạo là điều củng cố sự tự mãn và sự liều lĩnh vui vẻ. Và như thuờng xảy ra trong các giai đoạn khủng hoảng sâu là lúc cần đến những quyết định can đảm, thì chúng ta bị cám dỗ để nghĩ rằng điều đang xảy ra thì không hoàn toàn rõ ràng. Xét trên bề mặt, ngoài một vài dấu chỉ rõ ràng về sự ô nhiễm và suy thoái, thì mọi thứ trông không có vẻ gì là nghiêm trọng, và hành tinh có thể tiếp tục như nó là trước đây. Sự phớt lờ như thế đóng vai trò như một giấy thông hành để tiếp tục với lối sống hiện tại của chúng ta và các mô thức sản xuất và tiêu thụ của chúng ta. Đây là cách thế mà con người nhân loại đang lập mưu để nuôi dưỡng những tệ nạn mang tính tự phá huỷ của họ: nỗ lực để không nhìn thấy chúng, nỗ lực để không nhận biết chúng, trì hoãn những quyết định quan trọng và giả vờ rằng không có điều gì đang xảy ra cả.
VII. MỘT SỰ KHÁC NHAU VỀ Ý KIẾN
60. Sau cùng, chúng ta cần nhận biết rằng những cách tiếp cận khác khau và những dòng tư tưởng khác nhau đã xuất hiện khi suy xét tình hình này và những giải pháp khả thi của nó. Ở một cực, chúng ta thấy những người đang kiên trì ôm lấy câu chuyện thần thoại của sự tiến bộ và kể cho chúng ta rằng các vấn đề về sinh thái sẽ tự giải quyết chính nó cách đơn giản bằng việc áp dụng công nghệ mới và không có một sự cần thiết nào về những suy xét mang tính đạo đức hay sự thay đổi sâu sắc nào. Ở cực khác là những người đang nhìn những người nam nữ và tất cả mọi sự can thiệp của họ không gì khác hơn là một mối đe doạ, đang gây nguy hại cho hệ sinh thái toàn cầu, và kết quả là sự hiện diện của con người nhân loại trên hành tinh này cần phải được giảm thiểu đi và tất cả mọi hình thức can thiệp cần phải bị cấm đoán. Các viễn cảnh khả thi tương lai sẽ phải được tạo ra giữa hai cực này, bởi vì không có một con đường cho một giải pháp. Điều này làm cho những đề xuất khác nhau nên khả thi, tất cả đều có thể đi vào một cuộc đối thoại với một quan điểm đưa ra những giải pháp có thể hiểu được.
61. Về nhiều vấn đề cụ thể, Giáo Hội không có lý do để đưa ra một ý kiến xác định; Giáo Hội biết rằng cuộc tranh luận chân thực phải được khích lệ giữa các chuyên gia, trong khi tôn trọng những quan điểm khác nhau. Nhưng chúng ta chỉ cần có một cái nhìn thật thẳng thắn vào những sự thật để thấy rằng ngôi nhà chung của chúng ta đang rơi vào trong tình trạng hư hỏng nghiêm trọng. Hy vọng là chúng ta sẽ nhận ra rằng luôn luôn có một cách thoát ra, rằng chúng ta luôn luô nco1 thể đổi hướng đi của chúng ta, rằng chúng ta luôn luôn có thể làm một điều gì đó để giải quyết những vấn đề của chúng ta. Cũng thế, chúng ta có thể thấy được các dấu chỉ là mọi thứ giờ đây đang đi tới điểm phá vỡ, do bởi tốc độ thay đổi và sự suy thoái nhanh chóng; những dấu chỉ này rõ ràng ở nơi những thảm hoạ thiên nhiên ở quy mô lớn cũng như là những khủng hoảng về tài chính và xã hội, vì các vấn đề của thế giới không thể được phân tích hay giải thích một cách tách biệt. Có những khu vực giở đây đang ở trong nguy cơ cao và, gạt sang một bên tất cả những dự báo về ngày tận thế, thì hệ thống thế giới hiện tại chắc chắn là không thể duy trì được trên nhiều quan điểm, vì chúng ta đã dừng suy nghĩ về các mục tiêu của hoạt động con người. “Nếu chúng ta có thể quét toàn bộ các khu vực của hành tinh của chúng ta, thì chúng ta sẽ ngay lập tức thấy rằng nhân loại đang làm thất vọng những mong đợi của Thiên Chúa”.[35]
Joseph C. Pham (Chuyển ngữ)
[24] FIFTH GENERAL CONFERENCE OF THE LATIN AMERICAN AND CARIBBEAN BISHOPS, Aparecida Document(29 June 2007), 86.
[25] CATHOLIC BISHOPS’ CONFERENCE OF THE PHILIPPINES, Pastoral Letter What is Happening to our Beautiful Land? (29 January 1988).
[26] BOLIVIAN BISHOPS’ CONFERENCE, Pastoral Letter on the Environment and Human Development in Bolivia El universo, don de Dios para la vida (23 March 2012), 17.
[27] Cf. GERMAN BISHOPS’ CONFERENCE, Commission for Social Issues, Der Klimawandel: Brennpunkt globaler, intergenerationeller und ökologischer Gerechtigkeit (September 2006), 28-30.
[28] PONTIFICAL COUNCIL FOR JUSTICE AND PEACE, Compendium of the Social Doctrine of the Church, 483.
[29] Catechesis (5 June 2013): Insegnamenti 1/1 (2013), 280.
[30] BISHOPS OF THE PATAGONIA-COMAHUE REGION (ARGENTINA), Christmas Message (December 2009), 2.
[31] UNITED STATES CONFERENCE OF CATHOLIC BISHOPS, Global Climate Change: A Plea for Dialogue, Prudence and the Common Good (15 June 2001).
[32] FIFTH GENERAL CONFERENCE OF THE LATIN AMERICAN AND CARIBBEAN BISHOPS, Aparecida Document(29 June 2007), 471.
[33] Apostolic Exhortation Evangelii Gaudium (24 November 2013), 56: AAS 105 (2013), 1043.
[34] JOHN PAUL II, Message for the 1990 World Day of Peace, 12: AAS 82 (1990), 154.
[35] ID., Catechesis (17 January 2001), 3: Insegnamenti 24/1 (2001), 178.
Đăng nhận xét