Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015

TÔNG THƯ LAUDATO SI’ - CHƯƠNG HAI

Written By Thanhcao's Blog on Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015 | 11:14

TÔNG THƯ
LAUDATO SI’
CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
VỀ SỰ CHĂM SÓC NGÔI NHÀ CHUNG CỦA CHÚNG TA

CHƯƠNG HAI
TIN MỪNG TẠO DỰNG

62. Tại sao văn kiện này, trong khi nói với hết tất cả mọi người thiện chí, lại bao gồm một chương có liên quan đến những niềm xác tín của những người tin? Tôi ý thức rất rõ rằng trong các lãnh vực chính trị và triết học có những người kiên quyết khước từ ý tưởng về Đấng Tạo Dựng, hoặc coi điều đó là không phù hợp, và kết quả là bác bỏ như là một sự không hợp lý sự đóng góp phong phú mà các tôn giáo có thể thực hiện đối với hệ sinh thái hỗ tương và sự phát triển toàn vẹn của nhân loại. Những người khác thì coi các tôn giáo chỉ như là một nền văn hoá phụ phải chịu đựng. Tuy nhiên, khoa học và tôn giáo, cùng với những cách tiếp nhất định của mình đối với sự hiểu biết về thực tại, có thể bước vào một cuộc đối thoại nghiêm túc sinh hoa trái cho cả hai.

I. ÁNH SÁNG MANG LẠI BỞI NIỀM TIN

63. Trước sự phức tạp của cuộc khủng hoảng sinh thái và đa nguyên nhân của nó, chúng ta cần nhận thức rằng các giải pháp sẽ không xuất hiện chỉ từ một cách giải thích và biến đổi thực tại. Sự tôn trọng cũng cần phải được thể hiện đối với những sự phong phú về văn hoá khác nhau của các dân tộc khác nhau, nghệ thuật và thi phú của chúng, đời sống nội tâm và linh đạo của các dân tộc này. Nếu chúng ta thực sự quan tâm đến việc phát triển một hệ sinh thái có khả năng khắc phục sự huỷ hoại mà chúng ta đã thực hiện, thì không một ngành khoa học nào và không một hình thức khôn ngoan nào có thể bị loại trừ, và điều đó bao gồm cả tôn giáo và ngôn ngữ đặc trưng của nó. Giáo Hội Công Giáo mở ra cho công cuộc đối thoại với tư tưởng triết học; điều này giúp cho Giáo Hội tạo ra những tổng hợp khác nhau giữa niềm tin và lý trí. Sự phát triển của học thuyết xã hội của Giáo Hội đại diện cho một sự tổng hợp như thế khi xét đến các vấn đề xã hội; giáo huấn này được mời gọi để trở nên phong phú bằng việc mang lấy những thách đố mới.

64. Hơn thế nữa, mặc dù Tông Thư này đón nhận việc đối thoại với mọi người để chúng ta cùng nhau tìm kiếm những con đường giải phóng, thì tôi muốn ngay từ khởi đầu cho thấy những xác tin niềm tin mà người Kitô Hữu có thể mang lại, và một số những người thuộc niềm tin khác nữa, động lực đầy đủ để chăm sóc thiên nhiên và những người yếu thế nhất của những anh chị em như thế nào. Nếu một sự thật đơn giản về việc là người thúc đẩy người ta chăm sóc môi trường mà họ là một thành phần trong đó, thì các Kitô Hữu đến lượt mình “nhận biết rằng trách nhiệm của họ trong công trình tạo dựng, và nghĩa vụ của họ đối với thiên nhiên và Đấng Tạo Dựng, là một phần thiết yếu của niềm tin của họ”.[36] Thật tốt cho nhân loại và thế giới đại đồng khi chúng ta là những người tin nhận biết tốt hơn về những dấn thân sinh thái là điều khởi đi từ những xác tín của chúng ta.

II. SỰ KHÔN NGOAN CỦA NHỮNG TRÌNH THUẬT THÁNH KINH

65. Không nhắc lại toàn bộ nền thần học tạo dựng, chúng ta có thể đâu là những trình thuật thánh kinh nói về mối quan hệ giữa con người với thế giới. Trong trình thuật tạo dựng thứ nhất trong Sách Sáng Thế, kế hoạch của Thiên Chúa bao gồm việc tạo dựng nên con người. Sau khi tạo dựng nên người nam và người nữ, “Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm ra quả là rất tốt đẹp” (St 1:31). Kinh Thánh dạy rằng mọi người nam và nữ được tạo nên vì tình yêu và được tạo nên theo giống hình ảnh của Thiên Chúa (x. St 1:26). Điều này cho chúng ta thấy phẩm giá lớn lao của mỗi con người, “vốn không chỉ là một điều gì đó, nhưng là một ai đó. Người ấy có khả năng tự hiểu biến, khả năng tự thụ đắc và khả năng tự trao ban chính bản thân mình và đi vào sự hiệp thông với những người khác”.[37] Thánh Gioan Phaolô II chỉ ra rằng tình yêu đặc biệt của Đấng Tạo Thành dành cho mỗi con người nhân loại “trao ban cho con người một phẩm giá vô biên”.[38] Những người đang dấn thân để bảo vệ phẩm giá con người có thể tìm thấy ở nơi niềm tin Kitô Giáo những lý do sâu xa nhất cho sự dấn thân này. Thật tuyệt vời biết bao là sự chắc chắn rằng mỗi sự sống con người đều không bị trôi dạt trong mớ hỗn mang vô vọng, trong một thế giới được điều khiển bởi cơ hội thuần tuý hay những vòng luẩn quẩn tái diễn bất tận! Đấng Tạo Dựng nói với mỗi người chúng ta: "Trước khi cho ngươi thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi” (Gr 1:5). Chúng ta được tạo thành trong trái tim của Thiên Chúa, và vì lý do này mà “mỗi người chúng ta là một kết quả của một tư tưởng của Thiên Chúa. Mỗi người chúng ta được mong đợi, mỗi người chúng ta được yêu, mỗi người chúng ta là cần thiết”.[39]

66. Các trình thuật tạo dựng trong Sách Sáng Thế chưa đựng, theo ngôn ngữ biểu tượng và tường thuật của nó, những giáo huấn sâu sắc về sự hiện hữu con người và thực tại lịch sử của nó. Những trình thuật này cho thấy rằng sự sống con người được bắt rễ trong ba mối tương quan nền tảng, gần gũi, và đan xen vào nhau: với Thiên Chúa, với người thân cận của chúng ta và với chính trái đất. Theo Kinh Thánh, ba mối quan hệ thiết yếu này đã bị phá vỡ, cả bên ngoài lẫn bên trong chúng ta. Sự tuyệt giao này là tội lỗi. Sự hoà hợp giữa Đấng Tạo Dựng, con người và toàn thể công trình tạo dựng đã bị đoạt tuyệt bởi lối giả định của chúng ta muốn chiếm lấy vị trí của Thiên Chúa và việc khước từ nhìn nhận những giới hạn thụ tạo của chúng ta. Điều này tiếp đến bóp méo nhiệm vụ của chúng ta “thống trị” toàn trái đất (x. St 1:28), để “canh tác và canh giữ trái đất” (St 2:15). Kết quả là, mối quan hệ hoà hợp nguyên thuỷ giữa con người nhân loại và thiên nhiên trở nên mâu thuẫn (x. St 3:17-19). Thật ý nghĩa là sự hoà hợp mà Thánh Phanxicô Assisi kinh nghiệm được với tất cả mọi loài thụ tạo đã được thấy như là một sự chữa lành sự đoạt tuyệt ấy. Thánh Bônaventura cho rằng, thông qua sự hoà giải hoàn vũ với mọi loài thụ tạo, mà Thánh Phanxicô một cách nào đó đã trở lại tình trạng vô tội nguyên thuỷ.[40] Đây là một tiếng kêu khóc vang xa xuất phát từ hoàn cảnh của chúng ta ngày nay, nơi mà tội lỗi tỏ hiện ở nơi tất cả sức mạnh huỷ diệt của nó trong các cuộc chiến, những hình thức khác nhau cảu bạo lực và lạm dụng, sự bỏ rơi những người yếu thế nhất, và những tấn công vào thiên nhiên.

67. Chúng ta không phải là Thiên Chúa. Trái đất đang ở đây trước mắt chúng ta và nó đã được ban tặng cho chúng ta. Điều này giúp chúng ta đáp trả lại với sự thay đổi mà tư tưởng Do Thái - Kitô Giáo, trên nền tảng của trình thuật Sáng Thế ban cho con người “sự thống trị” trên toàn trái đất (x. St 1:28), đã khích lệ sự khai thác thiên nhiên không cưỡng lại được bằng việc vẽ nên mình như thể bị thiên nhiên thống trị và huỷ diệt. Đất không phải là một sự giải thích đúng về Kinh Thánh như Giáo Hội hiểu. Mặc dù thật đúng là chúng ta là những Kitô Hữu có đôi khi giải thích sai Thánh Kinh, ngày nay chúng ta phải mạnh mẽ khước từ khái niệm là hữu thể của chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa và được trao quyền thống trị trên toàn cõi đất đồng hoá với sự thống trị tuyệt đối trên các loại thọ tạo khác. Các bản văn kinh thánh cần phải được đọc trong ngữ cảnh của nó, với một sự tường giải thích hợp, nhận biết rằng các bạn văn này nói cho chúng ta hãy “canh tác và canh giữ” khu vườn của thế giới (x. St 2:15). “Trồng trọt” có ý là “canh tác”, cày bừa hay làm việc, trong khi “canh giữ” có nghĩa là chăm sóc, bảo vệc, canh phòng và duy trì. Điều này hàm chứa một mối quan hệ có trách nhiệm dành cho nhau giữa con người nhân loại và thiên nhiên. Mỗi một cộng đồng có thể lấy từ sự rộng lượng của trái đất bất cứ điều gì cộng đồng ấy cần cho sự tồn tại của mình, nhưng cộng đồng ấy cũng có nghĩa vụ phải bảo vệ trái đất và đảm bảo sự sinh hoa trái dồi dào của trái đất cho các thế hệ kế tiếp. “Chúa làm chủ trái đất” (Tv 24:1); “cõi đất và muôn loài trong đó” (Đnl 10:4) đều thuộc về Ngài. Do đó Thiên Chúa khước từ hết mọi tuyên bố đối với quyền sở hữu tuyệt đối: “Đất thì không được bán đứt, vì đất là của Ta, còn các ngươi chỉ là ngoại kiều, là khách trọ nhà Ta” (Lv 25:23).

68. Trách nhiệm này trước trái đất của Thiên Chúa có nghĩa là con người nhân loại, được phú bẩm sự thông minh, phải tôn trọng các luật của tự nhiên và thế quân bình mỏng manh tồn tại giữa các loài thọ tạo của thế giới này, vì “Người ra lệnh, là hết thảy được tạo thành; Người định nơi cho tất cả đến muôn đời muôn thuở, ban truyền lề luật, luật đó chẳng hề qua” (Tv 148:5b-6). Các lề luật có trong Kinh Thánh đều đào sâu vào các mối quan hệ, không chỉ giữa các cá nhân mà còn với các thực thể sống khác. “Khi anh (em) thấy lừa hay bò của người anh em mình ngã trên đường, thì đừng bỏ mặc làm ngơ, nhưng phải giúp người anh em đỡ chúng dậy... Nếu trên đường đi, anh (em) gặp một tổ chim, ở trên bất cứ cây nào hay ở dưới đất, trong đó có chim con hoặc trứng, và chim mẹ đang ủ chim con hay ấp trứng, thì anh (em) không được bắt cả mẹ lẫn con” (Đnl 4, 6). Cũng theo những dòng này, thì việc nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy không chỉ có ý dành cho con người, mà còn “để bò lừa của ngươi được nghỉ ngơi” (Xh 23:12). Rõ ràng, Kinh Thánh không có chỗ cho chủ nghĩa lấy con người làm trung tâm tàn bạo không quan tâm gì đến các loại thọ sinh khác.

69. Cùng với nghĩa vụ của chúng ta khi sử dụng các tài nguyên của trái đất một cách có trách nhiệm, thì chúng ta được mời gọi để nhận biết rằng những loại thọ sinh khác có một giá trị của chúng trong mắt Thiên Chúa: “bằng việc hiện hữu thuần tuý của chúng, chúng chúc tụng Ngài và làm vinh danh Ngài”,[41] và thực ra “Thiên Chúa hân hoan trong mọi việc của Ngài” (Tv 104:31). Ngang qua phương thế phẩm giá độc nhất của chúng ta và quà tặng sự thông minh của chúng ta, chúng ta được mời gọi để tôn trọng công trình tạo dựng và các luật vốn có của nó, vì “Ðức Chúa dùng khôn ngoan đặt nền cho trái đất” (Cn 3:19). Trong thời đại của chúng ta, Giáo Hội không đơn giản cho thấy rằng các loại thọ tạo khác hoàn toàn thuộc về thiện ích của con người nhân loại, như thể chúng không có giá trị gì ở nơi chính bản thân chúng và có thể bị đối xử như chúng ta muốn. Hội Đồng Giám Mục Đức đã dạy rằng, nơi các thọ tạo khác được quan tâm, thì “chúng ta có thể nói về sự ưu tiên của việc là vượt trên việc là hữu dụng”.[42] Giáo Lý rõ ràng và mạnh mẽ phê bình một chủ nghĩa lấy con người làm trung tâm đã bị bóp méo: “Mỗi loại thọ tạo mang lấy một sự tốt lành và hoàn hảo của riêng nó... Mỗi loại thọ tạo khác nhau, như đã được định trong hữu thể của nó, phản chiếu theo cách của nó một tia của sự khôn ngoan và tốt lành vô biên của Thiên Chúa. Do đó, con người phải tôn trọng sự tốt lành riêng biệt của mọi loại thọ tạo, tránh sự dụng cách vô trật tự mọi thứ”.[43]

70. Trong câu chuyện của Ca-in và A-ben, chúng ta thấy sự ghen tị dẫn Ca-in đến việc thực thi sự bất công chống lại em mình thế nào, là điều tiếp theo đó đoạn tuyệt mối quan hệ giữa Ca-in và Thiên Chúa, và giữa Ca-in và trái đất nơi mà Ca-in bị trục xuất ra. Điều này được thấy rõ trong sự trao đổi bi đát giữa Thiên Chúa và Ca-in. Thiên Chúa hỏi: “A-ben em ngươi đâu?” Ca-in trả lời rằng anh ta không biết, và Thiên Chúa tiếp tục: “"Ngươi đã làm gì vậy? Từ dưới đất, tiếng máu của em ngươi đang kêu lên Ta! Giờ đây ngươi bị nguyền rủa bởi chính đất đã từng há miệng hút lấy máu em ngươi, do tay ngươi đổ ra” (St 4:9-11). Sự không tôn trọng đối với nghĩa vụ phải canh tác và duy trì phát triển mối quan hệ đúng đắn với người thân cận của tôi, những người mà tôi phải canh giữ và chăm sóc, phá huỷ mối quan hệ của tôi với chính bản thân tôi, với người khác, với Thiên Chúa và với trái đất. Khi tất cả các mối quan hệ này bị phớt lờ, khi công lý không còn ngự trị trên mặt đất nữa, thì Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng sự sống tự nó bị đe doạ. Chúng ta thấy điều này trong câu chuyện ông Nô-ê, nơi đó Thiên Chúa đe doạ sẽ xoá bỏ nhân loại bởi vì sự thất bại liên lỉ của nhân loại trong việc chu toàn những đòi hỏi của công lý và hoà bình: "Ta đã quyết định giờ tận số của mọi xác phàm, vì tại chúng mà đất đầy bạo lực” (St 6:13). Những câu chuyện xưa này, đầy tính biểu tượng, làm chứng cho một sự xác tín là điều mà hôm nay chúng ta chia sẻ, rằng mọi sự có mối liên hệ qua lại, và rằng việc chăm sóc đời sống của chúng ta và các mối quan hệ của chúng ta với thiên nhiên là không thể tách lìa khỏi tình huynh đệ, công lý và sự trung tín với người khác.

71. Mặc dù “sự gian ác của con người quả là nhiều trên mặt đất” (St 6:5) và Thiên Chúa “hối hận vì đã làm ra con người trên mặt đất” (St 6:6), tuy nhiên, ngang qua ông Nô-ê, người vẫn vô tội và ngay chính, Thiên Chúa quyết định mở ra một con đường cứu độ. Bằng cách này Ngài đã cho nhân loại cơ hội một khởi đầu mới. Tất cả mọi điều cần là một người tốt lành để khôi phục niềm hy vọng! Truyền thống thánh kinh cho thấy rõ ràng rằng sự đổi mới này đi kèm với việc khôi phục và tôn trọng các nhịp điệu đã được khắc ghi trong thiên hiên bởi bàn tay của Đấng Tạo Dựng. Chúng ta thấy điều này, ví dụ, trong luật Sa-bát. Vào ngày thứ bảy, Thiên Chúa nghỉ ngơi không làm việc. Ngài đã truyền lệh cho dân Ít-ra-en hãy dành một ngày thứ bảy như là ngày nghỉ ngơi, ngày Sa-bát, (x. St 2:2-3; Xh 16:23; 20:10). Tương tự, cứ mỗi bảy năm, sẽ là một năm sa-bát được đặt ra cho người Ít-ra-en, một sự nghỉ ngơi hoàn toàn dành cho đất đai (x. Lv 25:1-4), khi mà việc gieo giống bị cấn và người ta gặt hái chỉ điều cần thiết để sống và để nuôi gia đình người ấy (x. Lv 25:4-6). Sau cùng, sau bảy tuần của các năm, có nghĩa là bốn mươi chín năm, Năm Thánh được cử hành như là một năm để tha thứ chung và “sự tự do trên toàn cõi đất cho hết mọi cư dân” (x. Lv 25:10). Luật này xuất hiện như một nỗ lực để đảm bảo sự quân bình và sự công bằng trong các mối quan hệ của họ với người khác và với đất đai mà trên đó họ sống và làm việc. Đồng thời, đó là một sự nhận biết rằng quà tặng của trái đất với các hoa trái của nó thuộc về mọi người. Những ai canh tác và canh giữ đất đai thì buộc phải chia sẻ hoa trái, đặc biệt là với người nghèo, với các bà goá, các cô nhi và người ngoại ở ngay giữa họ: “Khi các ngươi gặt lúa trong đất của các ngươi, (các) ngươi không được gặt cho tới sát bờ ruộng; lúa gặt sót, (các) ngươi không được mót. Vườn nho (các) ngươi, (các) ngươi không được hái lại, những trái rớt, (các) ngươi không được nhặt: (các) ngươi sẽ bỏ lại cho người nghèo và ngoại kiều” (Lv 19:9-10).

72. Các Thánh Vịnh thường xuyên dạy chúng ta biết chúc tụng Thiên Chúa là Đấng Tạo Dựng, “Đấng trải mặt đất này trên làn nước bao la, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 136:6). Các Thánh Vịnh cũng mời gọi các loài thọ tạo khác hoà cùng chúng ta trong việc ca tụng này: “Ca tụng Chúa đi, này vầng ô bóng nguyệt, ca tụng Người, muôn tinh tú rạng soi. Ca tụng Chúa đi, hỡi cửu trùng cao vút, cả khối nước phía trên bầu trời. Nào ca tụng thánh danh ĐỨC CHÚA, vì Người ra lệnh, là hết thảy được tạo thành” (Tv 148:3-5). Chúng ta không chỉ hiện diện bằng sự toàn năng của Thiên Chúa; chúng ta còn sống với Ngài và bên cạnh Ngài. Đây là lý do vì sao mà chúng ta tôn thờ Ngài.

73. Các sách của các vị tiên tri mời gọi chúng ta hãy tìm kiếm sức mạnh được biến đổi trong những lúc thử thách bằng việc chiêm ngắm Thiên Chúa toàn năng Đấng tạo dựng nên hoàn vũ. Nhưng quyền năng vô biên của Thiên Chúa không dẫn chúng ta đến chỗ ly khai khỏi sự dịu dàng phụ tử của Ngài, bởi vì ở nơi Ngài lòng trìu mến và sức mạnh đan xen vào nhau. Thực ra, tất cả mọi nền linh đạo có ý nghĩa đều đi kèm theo cả tình yêu thánh đón nhận và sự thờ phượng thánh, niềm tin vào Thiên Chúa vì năng quyền vô biên của Ngài. Trong Kinh Thánh, Thiên Chúa là Đấng giải thoát và cứu chuộc là cùng một Thiên Chúa Đấng tạo nên vũ trụ, và hai đường lối hành động thánh này liên hệ gần gũi và không thể tách rời: "Lạy ĐỨC CHÚA, Chúa Thượng của con, này Ngài đã tạo thành trời đất bằng sức mạnh vĩ đại và cánh tay uy quyền của Ngài. Không có gì mà Ngài không làm được!... Ngài đã dùng dấu lạ điềm thiêng, đã giương bàn tay mạnh mẽ và cánh tay uy quyền mà đưa dân Ngài là Ít-ra-en ra khỏi đất Ai-cập” (Gr 32:17, 21). “ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa vĩnh cửu, là Đấng sáng tạo toàn cõi đất. Người không mệt mỏi, chẳng nhọc nhằn, trí thông minh của Người khôn dò thấu. Người ban sức mạnh cho ai mệt mỏi, kẻ kiệt lực, Người làm cho nên cường tráng” (Is 40:28b-29).

74. Kinh nghiệm về cuộc lưu đày ở Babylon làm xuất hiện một cuộc khủng hoảng thiêng liêng là điều dẫn đến một niềm tin sâu đậm hơn vào Thiên Chúa. Giờ đây sự toàn năng sáng tạo của Ngài đã mang lại niềm tự hào về nơi ấy để giáo huấn người dân biết lấy lại niềm hy vọng ngay giữa tình trạng khó khăn tồi tệ của họ. Nhiều thế kỷ sau, trong một thời kỳ thử thách và bách hại khác, khi mà Đế Chế La Mã tìm cách áp đặt một sự thống trị tuyệt đối, thì người tín hữu lại một lần nữa tìm thấy sự an ủi và niềm hy vọng trong một niềm tin lớn mạnh vào Thiên Chúa toàn năng: "Lạy Chúa là Thiên Chúa toàn năng, sự nghiệp Ngài thật lớn lao kỳ diệu! Lạy Ðức Vua trị vì muôn nước, đường lối Ngài quả chân thật công minh!” (Kh 15:3). Thiên Chúa Đấng tạo nên vũ trụ từ hư không cũng có thể can thiệp vào trong thế giới này và vượt thắng mọi hình thức sự dữ. Bất công không phải là bất khả chiến bại.

75. Một nền linh đạo mà lãng quên Thiên Chúa là Đấng toàn năng và là Đấng Tạo Dựng thì không thể chấp nhận được. Đó là cách mà chúng ta sẽ có kết cục trong việc thờ các thế lực trần tục, hay chính bản thân chúng ta khi chiếm đoạt lấy vị thế của Thiên Chúa, thậm chí đến mức công bố một quyền vô giới hạn để chà đạp công trình tạo dựng của Ngài dưới dân. Cách tốt nhất để khôi phục người nam và người nữ về đúng vị trí của họ, là đặt dấu chấm hết cho sự công bố của họ trước quyền thống trị tuyệt đối trên trái đất, là nói thêm một lần nữa về hình tượng của một Người Cha Đấng tạo thành và Đấng chỉ mình Ngài mà thôi làm chủ thế giới này. Bằng không, con người nhân loại sẽ luôn luôn nỗ lực để áp đặt luật lệ và lợi ích của họ trên thực tại.

III. MẦU NHIỆM VŨ TRỤ

76. Trong truyền thống Do Thái – Kitô Giáo, từ “công trình tạo dựng” có một nghĩa rộng hơn là “thiên nhiên”, bởi vì nó có liên hệ với kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa mà trong đó mọi thọ tạo đều có giá trị và ý nghĩa riêng của nó. Thiên nhiên thường được coi là một hệ thống vốn có thể nghiên cứu được, hiểu được và kiểm soát được, trong khi công trình tạo dựng thì chỉ có thể hiểu được như là một quà tặng từ cánh tay vươn ra của Chúa Cha của hết mọi loài, và như là một thực tại được soi sáng bởi tình yêu vốn mời gọi chúng ta cùng nhau đi vào sự hiệp thông hoàn vũ.

77. “Một lời CHÚA phán làm ra chín tầng trời” (Tv 33:6). Điều này nói với chúng ta rằng thế giới xuất hiện như là kết quả của một quyết định, chứ không phải từ hỗn mang hay tình cờ, và việc này tán dương quyết định ấy hơn hết tất cả. Lời tạo thành diễn tả một sự chọn lựa tự do. Vũ trụ không xuất hiện như kết quả của một quyền năng độc đoán, một sự thể hiện sức mạnh hay một ý muốn khẳng định bản thân. Công trình tạo dựng là một trật tự của tình yêu. Tình yêu của Thiên Chúa là một sức mạnh chuyên động nền tảng trong tất cả mọi vật được tạo thành: “Quả thế, Chúa yêu thương mọi loài hiện hữu, không ghê tởm bất cứ loài nào Chúa đã làm ra, vì giả như Chúa ghét loài nào, thì đã chẳng dựng nên” (Kn 11:24). Do đó, mọi loài thọ tạo là đối tượng của sự dịu dàng của Chúa Cha, Đấng đang trao cho nó một vị trí trong thế giới. Ngay cả sự sống thoáng qua của sinh vật nhỏ bé nhất cũng là đối tượng của tình yêu Ngài, và trong một vài giây hiện hữu, Thiên Chúa nâng niu nó bằng lòng trìu mến của Ngài. Thánh Basil Cả đã mô tả Đấng Tạo Thành là “sự thiện hảo không thể đo lường”,[44] trong khi nhà thơ Dante Alighieri nói về “tình yêu làm chuyển động mặt trời và các tinh tú”.[45] Do dó, chúng ta có thể đi lên từ những điều được tạo dựng “đến sự cao cả của Thiên Chúa và đến lòng thương xót yêu thương của Ngài”.[46]

78. Đồng thời, tư tưởng Gio Thái – Kitô Giáo làm suy giảm chiều kích thần bí của thiên nhiên. Mặc dù vẫn tiếp tục ngưỡng bộ sự cao cả và bao la của thiên nhiên, nhưng tư tưởng này không còn coi thiên nhiên là thánh thiêng nữa. Trong khi làm thế, nó nhấn mạnh trên hết tất cả là trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên. Sự tái khám phá thiên nhiên này có thể không bao giờ phải trả giá cho sự tự do và trách nhiệm của con người nhân loại vốn là một thành phần của thế giới, có nghĩa vụ phải chăm sóc các khả năng của mình để bảo vệ thiên nhiên và phát triển hết tiềm năng của nó. Nếu chúng ta nhiền nhận giá trị và tính mỏng dòn của thiên nhiên và, đồng thời, những khả năng của chúng ta được Thiên Chúa ban tặng, thì sau cùng chúng ta có thể bỏ lại phía sau thần bí hiện đại về sự tiến bộ vật chất vô giới hạn. Một thế giới mỏng manh, được Thiên Chúa uỷ thác cho sự chăm sóc của con người, đang thách đố chúng ta phát minh ra những cách thế thông minh của việc định hướng, phát triển và giới hạn sức mạnh của chúng ta.

79. Trong vũ trụ này, được hình thành bởi những hệ thống mở và liên thông, chúng ta có thể biện phân vô số các hình thức của mối quan hệ và sự dự phần. Điều này dẫn chúng ta đến việc nghĩ về toàn thể như là một sự mở ra cho sự siêu việt của Thiên Chúa, mà qua đó vũ trụ này phát triển. Niềm tin giúp chúng ta giải thích ý nghĩa và vẻ đẹp nhiệm mầu của điều đang triển nở. Chúng ta có tự do để áp dụng sự thông hiểu của chúng ta trước mọi thứ đang tiến hoá cách tích cực, hoặc trước việc thêm vào những căn bệnh mới, những căn nguyên mới của sự đau khổ và những đổ vỡ thực sự. Đây là điều tạo nên cho sự phấn khởi hay bị kịch của lịch sử nhân loại, mà trong đó sự tự do, phát triển, ơn cứu độ, tình yêu có thể nở hoa, hoặc dẫn tới sự sa sút và huỷ diệt cả hai. Công việc của Giáo Hội tìm kiếm không chỉ nhắc nhớ mọi người về nghĩa vụ chăm sóc thiên nhiên, mà còn đồng thời “Giáo Hội phải trên hết tất cả bảo vệ nhân loại khỏi sự tự huỷ diệt”.[47]

80. Tuy nhiên Thiên Chúa, Đấng mong muốn làm việc với chúng ta và Đấng cần đến sự hợp tác của chúng ta, cũng có thể biến sự dữ mà chúng ta đã thực hiện thành sự lành. “Người ta có thể nói Thần Khí có quyền năng sáng tạo vô biên, phù hợp với tư tưởng thánh, là tư tưởng biết cách để tháo gỡ các nút thắt của các sự vụ của con người, bao gồm cả những sự vụ phức tạp và không thể hiểu được nhất”.[48] Tạo dựng nên một thế giời cần phát triển, Thiên Chúa bằng cách nào đó đã tìm cách giới hạn chính bản thân Ngài vào trong một cách thế như vậy đề nhiều thứ mà chúng ta nghĩ về như những sự dữ, những mối nguy hay những nguồn đau khổ, trong thực tế là một phần của những nỗi đau của việc sinh con mà Ngài sử dụng để cuốn hút chúng ta vào trong hành động hợp tác với Đấng Tạo Dựng.[49] Thiên Chúa đang hiện diện cách gần gũi với mỗi một hữu thể, mà không tác động đến cơ chế tự động của tạo vật của Ngài, và điều này tạo sự phát triển cho cơ chế tự động đúng đắn của các sự vụ thuộc trái đất.[50] Sự hiện diện thánh của Ngài, là điều đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mỗi hữu thể, “tiếp tục công cuộc tạo dựng”.[51] Thần Khí Thiên Chúa lấp đầy vũ trụ với các khả năng và do đó, từ nơi rất trọng tâm của mọi sự, một điều gì đó mới luôn luôn có thể xuất hiện: “Thiên nhiên không là gì hơn là một kiểu nghệ thuật nhất định, có tên là nghệ thuật của Thiên Chúa, tạo dấu ấn trên tất cả mọi sự, mà từ đó những sự này được chuyển động đến một đích điểm xác định. Điều đó như thể là một người thợ đóng thuyền có thể mang lại lượng gỗ đủ để tự dịch chuyển chúng đến chỗ mang lấy hình dáng của một chiếc thuyền”.[52]

81. Con người nhân loại, ngay cả khi chúng ta đưa ra giả định quá trình tiến hoá, cũng sở hữu một sự độc nhất vốn không thể được giải thích đầy đủ bởi sự tiến hoá của các hệ thống mở khác. Mỗi người chúng ta có căn tính của mình và có khả năng đi vào việc đối thoại với người khác và với chính Thiên Chúa. Khả năng lý luận của chúng ta, khả năng phát triển những lập luận của chúng ta, khả năng phát kiến, giải thích thực tại và sáng tạo nghệ thuật, cùng với những khả năng chưa khám phá ra, là những dấu chỉ của một sự độc nhất trổi vượt những tinh cầu của vật lý và sinh học. Sự mới mẻ độc đáo có liên hệ đến sự xuất hiện một con người nhân loại bên trong một vũ trụ vật chất cho thấy một hành độc trực tiếp của Thiên Chúa và một lời mời gọi đặc biệt đến với sự sống và với mối quan hệ về phía một “Ngài” là Đấng ngỏ lời với một “ngài” khác. Các trình thuật kinh thánh về tạo dựng mời gọi chúng ta nhìn mỗi con người nhân loại như là một chủ thể là người không bao giờ có thể bị giảm thiểu xuống tình trạng của một vật thể.

82. Tuy nhiên cũng thật là sai lầm khi nhìn các hữu thể sống khác như là thuần tuý các vật thể bị lệ thuộc vào sự thống trị tàn bạo của con người. Khi thiên nhiên bị coi chỉ đơn giản là một nguồn lợi nhuận và lợi ích, thì điều này có những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Tầm nhìn “sức mạnh luôn luôn đúng” này tạo ra sự bất bình đẳng, sự bất công và các hành vi bạo lực lớn lao chống lại đa số nhân loại, bởi vì các nguồn lực sẽ mang lấy kết cục ở trong tay của người tới đầu tiên hoặc người quyền thế nhất: người thắng sẽ nắm hết tất cả. Hoàn toàn trái ngược với mô thức này là các lý tưởng về sự hoà hợp, công lý, tình huynh đệ và hoà bình như Chúa Giêsu đề nghị. Khi Ngài nói về các thế lực của thời của Ngài: "Anh em biết: thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em” (Mt 20:25-26).

83. Định mệnh sau cùng của vũ trụ là ở trong sự viên mãn của Thiên Chúa, là điều đã được Đức Kitô phục sinh đạt tới, thước đo của sự trưởng thành của tất cả mọi điều.[53] Tuy nhiên ở đây chúng ta có thể thêm vào một lập luận khác để khước từ hết mọi sự thống trị tàn bạo và vô trách nhiệm của con người nhân loại trên các loại thọ tạo khác. Mục đích tối hậu của các tạo vật khác không phải để được tìm thấy ở nơi chúng ta. Hơn thế, tất cả mọi loài thọ tạo đang dịch chuyển về phía trước cùng với chúng ta và ngang qua chúng ta hướng đến một đích điểm chung, chính là Thiên Chúa, trong sự viên mãn trổi vượt ấy là nơi mà Đức Kitô phục sinh ôm lấy và chiếu sáng hết mọi sự. Con người nhân loại, được phú ban cho sự thông minh và tình yêu, và được cuốn hút bởi sự viên mãn của Đức Kitô, được mời gọi để dẫn dắt hết mọi loại thọ tạo trở về với Đấng Tạo Dựng của chúng.

IV. THÔNG ĐIỆP CỦA MỖI TẠO VẬT TRONG SỰ HOÀ HỢP CỦA CÔNG TRÌNH TẠO DỰNG

84. Sự khẳng định của chúng ta mỗi một hữu thể con người là một hình ảnh của Thiên Chúa phải không được làm cho chúng ta coi nhẹ sự thật là mỗi một tạo vật đều có một mục đích của riêng nó. Không có gì là dư thừa. Toàn bộ vũ trụ vật chất nói về tình yêu của Thiên Chúa, lòng trìu mến vô biên của Ngài dành cho chúng ta. Đất đai, nước, các ngọn núi: mọi thứ đều, như nó là, một sự âu yếm của Thiên Chúa. Lịch sử về tình bằng hữu của chúng ta với Thiên Chúa luôn luôn gắn liên với những nơi đặc biệt là những nơi mang lấy ý nghĩa cá nhân một cách đặc biệt; tất cả chúng ta đều nhớ những nơi chốn, và tái thăm lại những ký ức này là điều thật tốt đối với chúng ta. Bất cứ ai đã lớn lên ở những ngọn đồi hoặc thường ngồi bên dòng nước, hoặc vui chơi ngoài trời ở quảng trường lân cận; việc trở lại những nơi này là một cơ hội để khôi phục mội điều gì đó thuộc về cái ngã thực của họ.

85. Thiên Chúa đã viết nên một cuốn sách quý, “mà những dòng chữ của cuốn sách ấy là vô số những vật được tạo thành hiện diện trong vũ trụ”.[54] Hội đồng giám mục Canada đã chỉ ra cách đúng đắn rằng không có một tạo vật nào bị loại trừ ra khỏi sự thể hiện này của Thiên Chúa: “Từ những khung cảnh toàn cảnh đến dạng thức sống bé nhỏ nhất, thiên nhiên là một nguồn liên tục của điều kỳ diệu và thán phục. Đó cũng là một sự mạc khải liên tục của sự thánh thiêng”.[55] Hội đồng giám mục Nhật Bản, về phần mình, đã đưa ra một sự quan sát gợi nên suy nghĩ: “Cảm nhận được mỗi tạo vật đang hát những nhịp điệu của sự hiện hữu của nó là đang sống cách vui tươi trong tình yêu và niềm hy vọng của Thiên Chúa”.[56] Sự chiêm ngắm công trình tạo dựng này giúp chúng ta khám phá ở nơi mỗi sự vật một giáo huấn mà Thiên Chúa muốn trao cho chúng ta, bởi vì “đối với người tin, chiêm ngắm công trình tạo dựng là nghe thấy một thông điệp, nghe thấ một tiếng nói trái ngược và thầm lặng”.[57] Chúng ta có thẻ nói rằng “cùng với việc mạc khải được gọi cách đúng đắn, được chứa đựng trong Thánh Kinh, thì có một sự thần hiện trong ánh sáng chói lọi của mặt trời và sự buông xuống của màn đêm”.[58] Chú ý đến sự thể hiện này, chúng ta học cách nhìn thấy chính bản thân mình trong mối liên hệ với tất cả mọi loài thọ tạo khác: “Tôi thể hiện chính bản thân mình trong việc ngỏ lời với thế giới; trong nỗ lực của tôi để giải mã sự thánh thiêng của thế giới, tôi khám phá thế giới của riêng mình”.[59]

86. Toàn thế vũ trụ, trong tất cả các mối quan hệ đa dạng của nó, cho thấy sự giàu có không bao giờ cạn vơi của Thiên Chúa. Thánh Tôma Aquinô đã nhấn mạnh cách khôn ngoan rằng sự đa dạng và khác nhau “xuất phát từ ý định của tác nhân đầu tiên” Đấng muốn rằng “điều muốn cho người này trong sự đại diện cho sự tốt lành thánh có thể được cung cấp bởi một người khác”,[60] theo cách đó mà sự tốt lành của Thiên Chúa “có không thể được đại diện một cách phù hợp bởi bất kỳ một tạo vật nào khác”.[61] Từ đó chúng ta cần phải nắm bắt sự khác nhau của mọi sự trong các mối quan hệ đa dạng của chúng.[62] Chúng ta sẽ hiểu đúng đắn hơn tầm quan trọng và ý nghĩa của mỗi tạo vật nếu chúng ta chiêm ngắm nó bên trong toàn bộ kế hoạch của Thiên Chúa. Như Sách Giáo Lý dạy: “Thiên Chúa muốn sự phụ thuộc lẫn nhau của các tạo vật. Mặt trời và mặt trăng, cây bách hương và bông hoa nhỏ, chim đại bàng và chim sẻ: cảnh tượng tráng lệ của sự đa dạng và sự bất bình đẳng vô số của chúng mà không một tạo vật nào là tự thấy mình đủ. Các tạo vật tồn tại trong sự lệ thuộc vào nhau, để hoàn thiện lẫn nhau, trong sự phục vụ nhau”.[63]

87. Khi chúng ta có thể thấy Thiên Chúa phản chiếu trong tất cả mọi sự đang hiện hữu, thì tâm hồn chúng ta được thôi thúc để chúc tụng Thiên Chúa vì tất cả mọi tạo vật của Ngài và thờ phượng Ngài trong sự hiệp nhất với các tạo vật. Tâm tình này tìm thấy được sự diễn tả tuyệt vời trong bài ca của Thánh Phanxicô Assisi:

“Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi, với muôn loài tạo vật,
đặc biệt Ông Anh Mặt Trời,
anh là ánh sáng ban ngày, nhờ Anh, Ngài soi chiếu chúng tôi.
Anh đẹp và tỏa ánh rạng ngời,
anh tượng trưng Ngài, ôi Đấng tối cao.
Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi, vì Chị Trăng và muôn tinh tú,
Chúa tạo dựng trên nền trời lung linh, cao quí và diễm lệ.
Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi, vì Anh Gió, 
Và không khí và mây trời, cảnh thanh quang và bát tiết tứ thời
nhờ Anh, Chúa bảo tồn muôn vật.
Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi, vì Chị Nước,
thật ích lợi và khiêm nhu và quí hóa và trinh trong.
Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi, vì Anh Lửa,
nhờ Anh, Chúa sáng soi màn đêm,
Anh đẹp và vui tươi và hùng tráng và mạnh mẽ”. [64]

88. Hội đồng giám mục Brazil đã chỉ ra rằng thiên nhiên như một tổng hte63 không những làm tỏ hiện Thiên Chúa mà còn là một ngai toà cho sự hiện diện của Ngài. Thần Khí sự sống sẽ ngự trong một sinh vật sống và mời gọi chúng ta đi vào mối quan hệ với Ngài.[65] Khám phá sự hiện diện này dẫn chúng ta đến chỗ trau dồi “những nhân đức sinh thái”.[66] Điều này không được quên rằng có một khoảng cách vô biên giữa Thiên Chúa và mọi thứ thuộc về thế giới này, là những thứ không sở hữu được sự viên mãn của Ngài. Bằng không, chúng ta sẽ không làm cho chính các tạo vật bất kì điều gì tốt lành, bởi vì chúng ta sẽ không nhận biết vị trí đúng đắn và thích hợp của nó. Chúng ta sẽ kết thúc trong việc đòi hỏi một cách vô lối nơi chúng một điều gì đó mà chúng, trong sự nhỏ bé của nó, không thể mang lại cho chúng ta.

V. MỘT SỰ HIỆP THÔNG HOÀN VŨ

89. Mọi vật được tạo dựng thuộc về thế giới này thì không thoát khỏi sự làm chủ: “Lạy Chúa Tể là Đấng yêu sự sống, vì mọi loài đều là của Chúa” (Kn 11:26). Đây là nền tảng của sự xác tín của chúng ta, như là một phần của vũ trụ, được mời gọi đi vào trong hiện hữu bởi một Chúa Cha, tất cả chúng ta được kết nối bởi những mối dây liên kết vô hình và cùng nhau tạo nên một kiểu gia đình hoàn vũ, một sự hiệp thông cao cả vốn lấp đầy chúng ta bằng một sự tôn trọng thánh thiêng, yêu thương và khiêm tốn. Ở đây tôi muốn nhắc lại rằng “Thiên Chúa đã tháp nhập chúng ta một cách quá gần gũi với thế giới xung quanh chúng ta để chúng ta có thể cảm nhậng được sự sa mạc hoá nguồn đất hầu như là một căn bệnh thể lý, và việc diệt chủng các loại như một sự làm mất hình thể đau đớn”.[67]

90. Điều này không có nghĩa là đặt tất cả mọi hữu thể sống trên cùng một cấp độ hoặc tước khỏi con người nhân loại sự xứng đáng độc nhất và trách nhiệm lớn lao đi kèm. Điều này cũng không hàm chứa một sự thánh thiêng hoá trái đất là điều ngăn cản chúng ta khỏi việc tác động lên đó và bảo vệ nó trong sự mỏng giòn của nó. Những khái niệm như thế cuối cùng sẽ tạo nên những sự bất quân bình mới vốn sẽ làm chệch hướng chúng ta khỏi thực tại đang thác đố chúng ta.[68] Đôi khi chúng ta thấy một sự ám ảnh với việc khước từ bất kì một sự ưu việt nào đối với con người nhân loại; sự nhiệt thành được thể hiện trong việc bảo vệ các chủng loại khác hơn là trong việc bảo vệ phẩm giá mà tất cả con người nhân loại cùng chia sẻ trong một cách thế bình đẳng. Dĩ nhiên, chúng ta cần phải bận tâm là đừng để các sinh vật sống khác bị đối xử một cách vô trách nhiệm. Nhưng chúng ta phải đặc biệt nổi giận trước những sự bất bình đẳng lớn lao khác ngay giữa chúng ta, mà từ đó chúng ta tiếp tục khoan dung với một số người tự coi họ xứng đáng hơn những người khác. Chúng ta không nhận thấy rằng một số đang sa lầy vào sự thuyệt vọng và sự nghèo nàn hèn hạ, mà không có một lối thoát, trong khi những người khác thì lại không có một ý tưởng mờ nhạt về điều mà họ phải thực hiện với tài sản của họ, khoe mẽ một cách kiêu căng sự trổi vượt giả định của họ và bỏ lại phía sau họ quá nhiều sự lãng phí mà, nếu đó là một trường hợp ở đâu đó, thì có thể sẽ phá huỷ hành tinh. Trên thực tế, chúng ta tiếp tục khoan dung một số đang tự coi họ nhân bản hơn những người khác, như thể là họ được sinh ra với những quyền hành lớn hơn.

91. Một cảm thức về sự hiệp thông sâu xa với toàn thể thiên nhiên không thể là thực nếu tâm hồn chúng ta thiếu sự dịu dàng, lòng thương cảm và sự bận tâm dành cho những anh em đồng loại của chúng ta. Thật rõ ràng là bất nhất để chiến đấu chống lại nạn buôn bán ở các chủng loại đang gặp nguy cơ trong khi lại vẫn hoàn toàn thờ ơ với nạn buôn người, không quan tâm gì đến người nghèo, hoặc thực hiện việc huỷ diệt anh em đồng loại khác đang bị coi là không cần nữa. Điều này làm nguy hại đến ý nghĩa rất quan trọng của cuộc đấu tranh của chúng ta vì môi trường. Đó không phải là một sự trùng hợp mà, trong bài ca mà trong đó Thánh Phanxicô chúc tụng Thiên Chúa vì các tạo vật của Ngài, Ngài tiếp tục nói: “Chúc tục Thiên Chúa của con, vì những người tha thứ vì tình yêu của Ngài”. Mọi sự đều kết nối. Do đó quan tâm đến môi trường cần phải được gia nhập vào bằng một tình yêu chân thành dành cho anh em đồng loại của chúng ta và một sự dấn thân vững vàng cho việc giải quyết các vấn đề của xã hội.

92. Hơn nữa, khi tâm hồn chúng ta mở ra cách đúng đắn cho sự hiệp thông hoàn vũ, thì cảm thức về tình huynh đệ này sẽ không loại trừ điều gì và loại trừ một ai cả. Điều đó kéo theo là sự thờ ơ của chúng ta hay sự tàn bạo của chúng ta hướng đến các tạo vật anh em của thế giới này sớm muộn gì cũng sẽ ảnh hưởng đến việc đối xử mà chúng ta thi hành với những anh em đồng loại khác. Chúng ta chỉ có một trái tim, và cùng một nỗi khốn hổ là điều dẫn chúng ta đến việc đối xử tệ bạc với một động vật sẽ không lâu dài trong việc thể hiện chính tâm hồn ấy trong mối quan hệ của chúng ta với người khác. Mọi hành vi tàn bạo hướng đến bất kì một tạo vật nào đều “trái với phẩm giá con người”.[69] Chúng thật khó để nhìn nhận chính bản thân chúng ta đang yêu thương một cách trọn vẹn nếu chúng ta coi thường bất kì một khía cạnh nào của thực tại: “Hoà bình, công lý và sự bảo tồn tạo vật là ba chủ đề tuyệt đối liên hệ với nhau, không thể tách lìa và suy xét cách cá biệt mà không một lần nữa rơi vào chủ nghĩa giản lược”.[70] Mọi sự đều có liên hệ với nhau, và chúng ta là những con người hiệp nhất với nhau như là anh chị em trên một cuộc lữ hành kỳ diệu, được đan dệt với nhau bởi tình yêu Thiên Chúa dành cho mỗi một loại thọ tạo của Ngài và tình yêu ấy cũng hiệp nhất chúng ta trong tình cảm trìu mến với anh mặt trời, chị mặt trăng, anh sông và mẹ đất.

VI. ĐÍCH ĐIỂM CHUNG CỦA CỦA CẢI

93. Bất luận là người có niềm tin hay không, ngày nay chúng ta đều đồng ý với nhau rằng trái đất chính yếu là một sự thừa hưởng chung, mà hoa trái của nó có ý để mang lại lợi ích cho mọi người. Đối với người tin, điều này trở thành một vấn đề của lòng trung thành với Đấng Tạo Dựng, bởi vì Thiên Chúa tạo nên thế giới cho mọi người. Do đó mọi cách tiếp cận sinh thái cần phải phối hợp với các tiếp cận xã hội là điều suy xét các quyền nền tảng của người nghèo và người xấu số. Nguyên tắc về sự phụ thuộc của tình trạng nghèo riêng biệt đối với đích điểm hoàn vũ của của cải, và do đó quyền của mọi người đối với việc sử dụng những của cải ấy, là quy tắc vàng của đạo đức xã hội và “nguyên tắc đầu tiên của toàn bộ trật tự đạo đức và xã hội”.[71] Truyền thống Kitô Giáo chưa bao giờ nhìn nhận quyền đối với tình trạng nghèo riêng tư là tuyệt đối hay bất khả xâm phạm, và đã nhấn mạnh mục đích xã hội của tất cả mọi hình thức của sự nghèo riêng biệt. Thánh Gioan Phaolô II đã mạnh mẽ tái khẳng định lại giáo huấ này, chỉ ra rằng “Thiên Chúa ban trái đất cho toàn thể nhân loại vì sự tồn tại của tất cả các thành viên của trái đất, không loại trư hay ưu tiên cho bất kì ai”. [72] Đây là những lời mạnh mẽ. Ngài nhấn mạnh rằng “một kiểu phát triển mà không tôn trọng và cổ võ quyền con người – cá nhân và xã hội, kinh tế và chính trị, bao gồm cả quyền quốc gia và quyền của các dân tộc – sẽ thực sự không xứng đáng đối với con người”.[73] Ngài giải thích rõ ràng rằng “Giáo Hội thực ra bảo vệ quyền hợp pháp đối với tài sản riêng, nhưng Giáo Hội cũng dạy không kém rõ ràng là luôn luôn có một sự thế chấp xã hội trên tất cả mọi tài sản riêng, để mọi của cải có thể phục vụ mục đích phổ quát mà Thiên Chúa ban cho chúng”.[74] Do đó, Ngài tiếp tục, “Thật không phù hợp với kế hoạch của Thiên Chúa là quà tặng này có thể sử dụng theo một cách như vậy là những lợi ích của nó chỉ ưu ái cho một số người”.[75] Điều này mời gọi đi vào một vấn đề nghiêm trọng các thói quen không công bằng của một bộ phận nhân loại”.[76]

94. Người giàu và người nghèo có phẩm giá ngang bằng nhau, vì “cả hai đều được ĐỨC CHÚA tạo dựng” (Cn 22:2). “Sang hay hèn đều do Người tạo tác” (Kn 6:7), và “Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt” (Mt 5:45). Điều này có những kết quả thực tế, đó là những điều đã được hội đồng giám mục Paraguay chỉ ra: “Mọi người nông dân làm ruộng đều có quyền tự nhiên để sở hữu một lượng đất đai được phân phối hợp lý nơi đó người nông dân có thể tạo lập nhà cửa, làm việc vì sự sinh tồn của gai đình mình và có một cuộc sống an toàn. Quyền này phải được đảm bảo để việc thi hành quyền này không phải là ảo tưởng mà là thực tế. Điều đó có nghĩa là ngoài việc làm chủ tài sản, thì người dân nông thôn phải được tận hưởng các phương tiện giáo dục kĩ thuật, tín dụng, bảo hiểm, và thị trường”.[77]

95. Môi trường thiên nhiên là một tài sản chung, gia sản của toàn thể nhân loại và trách nhiệm của mọi người. Nếu chúng ta biến điều gì đó thành của riêng chúng ta, thì việc đó chỉ để quản lý vì thiện ích chung của tất cả. Nếu chúng ta không thực hiện, thì chúng ta làm gánh nặng lương tâm của chúng ta bằng sức nặng của việc khước từ sự hiệ hữu của người khác. Đó là lý do vì sao mà hội đồng giám mục Tân Tây Lan đã hỏi giới răn “Ngươi không được giết” có ý nghĩa gì khi “hai mươi phần trăm dân số thế giới tiêu thụ các nguồn tài nguyên ở một mức độ cướp đi của các quốc gia nghèo và các thế hệ tương lai điều mà họ cần thiết để tồn tại”.[78]

VII. CÁI NHÌN CỦA CHÚA GIÊSU

96. Chúa Giêsu mang lấy niềm tin thánh kinh vào Thiên Chúa là Đấng Tạo Thành, nhấn mạnh một chân lý nền tảng: Thiên Chúa là Cha (x. Mt 11:25). Trong khi trò chuyện với các môn đệ của Ngài, Chúa Giêsu mời gọi họ hãy nhận biết mối quan hệ phụ tử mà Thiên Chúa có đối với hết mọi loại thọ tạo của Ngài. Bằng sự dịu dàng cảm động Ngài nhắc nhớ họ rằng mỗi người trong số họ đều quan trọng trong đôi mắt của Thiên Chúa: “Năm con chim sẻ chỉ bán được hai hào, phải không? Thế mà không một con nào bị bỏ quên trước mặt Thiên Chúa” (Lc 12:6). Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng” (Mt 6:26).

97. Chúa có thể mời gọi người khác chú ý đến vẻ đẹp vốn có ở trong thế giới bởi vì chính Ngài luôn liên hệ không ngừng với thiên nhiên, dành cho nó một sự chú ý với đầy niềm vui và sự kì diệu. Khi Ngài đi ngang qua một vùng đất, thì Ngài thường dừng lại để chiêm ngắm vẻ đẹp được gieo trồng bởi Cha Ngài, và mời gọi các môn đệ của Ngài biết tiếp nhận một thông điệp thánh trong mọi sự: “Ngước mắt lên mà xem, đồng lúa đã chín vàng đang chờ ngày gặt hái!” (Ga 4:35). "Nước Trời cũng giống như chuyện hạt cải người nọ lấy gieo trong ruộng mình. Tuy nó là loại nhỏ nhất trong tất cả các hạt giống, nhưng khi lớn lên, thì lại là thứ lớn nhất" (Mt 13:31-32).

98. Chúa Giêsu sống trong sự hoà hợp toàn vẹn với công trình tạo dựng, và những người khác kinh ngạc: "Ông này là người thế nào mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh?” (Mt 8:27). Dáng vẻ của Ngài không phải là dáng vẻ của một người khắc khổ sống tách lìa khỏi thế giới, cũng không phải của một kẻ thù vui hưởng những thứ trên đời. Ngài nói về chính Ngài: “Con Người đến, cũng ăn cũng uống như ai, thì thiên hạ lại bảo: ‘Đây là tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi’” (Mt 11:19). Ngài tách lìa xa khỏi những triết lý khinh thường thân xác, vấn đề và những sự thuộc về thế gian. Tuy nhiên, những chủ thuyết nhị nguyên không lành mạnh như thế để lại một dấu ấn trên một số nhà tư tưởng Kitô Giáo nhất định trong dòng lịch sử và làm méo mó Tin Mừng. Chúa Giêsu làm việc bằng đôi bàn tay của Ngài, trong sự tiếp xúc hằng ngày với vấn đề được Thiên Chúa tạo dựng, mà từ đó Ngài tạo nên hình hài bởi sự khéo léo của Ngài. Thật đáng kinh ngạc là đa phần cuộc sống của Ngài được dành cho nhiệm vụ này trong một cuộc sống giản dị là một cuộc sống không đánh thức một sự ngưỡng mộ nào cả: “Ông ta không phải là bác thợ, con bà Ma-ri-a?” (Mc 6:3). Bằng cách này Ngài thánh hoá công việc lao động của con người và ban cho nó cùng với một ý nghĩa cho sự phát triển của chúng ta. Như Thánh Gioan Phaolô II dạy, “bằng việc chịu đựng những cực nhọc của công việc trong sự hiệp nhất với Đức Kitô chịu đóng đinh vì chúng ta, con người theo cách này hợp tác với Con Thiên Chúa vì ơn cứu chuộc cho nhân loại”.[79]

99. Trong sự hiểu biết Kitô Giáo về thế giới, định mệnh của tất cả mọi thoại thọ tạo được gói gọn cùng với mầu nhiệm Đức Kitô, hiện diện ngay từ thuở ban đâu: “vì trong Người, muôn vật được tạo thành” (Cl 1:16).[80] Phần giới thiệu của Tin Mừng Gioan (1:1-18) mạc khải công việc sáng tạo của Đức Kitô như là Ngôi Lời (Logos). Nhưng sau đó, bất thình lình, phần giới thiệu ấy lại tiếp tục nói cùng Ngôi Lời này “đã trở thành xác phàm” (Ga 1:14). Một Ngôi trong Ba Ngôi đi vào trong vũ trụ được tạo dựng, nhưng đặc biệt là ngang qua việc nhập thể, mầu nhiệm Đức Kitô đang hoạt động theo một cách kín ẩn trong toàn thể thế giới tự nhiên, mà không qua đó tác động đến tính tự chủ của nó.

100. Kinh Thánh Tân Ước không chỉ nói cho chúng ta về Chúa Giêsu trần thế và mối quan hệ hữu hình và yêu thương của Ngài với thế giới. Kinh Thánh còn cho thấy Ngài đã sống lại và vinh hiển, hiện diện trong toàn bộ công trình tạo dựng bằng Quyền Làm Chủ trũ trụ của Ngài: “Vì Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người, cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được hoà giải với mình. Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá” (Cl 1:19-20). Điều này dẫn chúng ta đến chỗ hướng tầm nhìn của chúng ta đến tận cùng của thời gian, khi mà Chúa Con sẽ trao hết mọi sự cho Chúa Cha, để “Thiên Chúa có toàn quyền trên muôn loài” (1 Cr 15:28). Do đó, các loài thọ tạo của thế giới này không còn xuất hiệ trước mắt chúng ta dưới dáng vẻ thuần tuý tự nhiên nữa bởi vì Đấng phục sinh sẽ nắm giữ chúng cách nhiệm mầu cho chính Ngài và hướng chúng đến sự viên mãn là phần tận cùng của chúng. Những bông hoa đẹp ngoài đồng và những con chim mà đôi mắt của Ngài đã chiêm ngắm và thán phục giờ đây được mặc lấy sự hiện diện đầy vẻ uy linh của Ngài.

Joseph C. Pham (Chuyển ngữ)


[36] JOHN PAUL II, Message for the 1990 World Day of Peace, 15: AAS 82 (1990), 156.
[37] Catechism of the Catholic Church, 357.
[38] Angelus in Osnabrück (Germany) with the disabled, 16 November 1980: Insegnamenti 3/2 (1980), 1232.
[39] BENEDICT XVI, Homily for the Solemn Inauguration of the Petrine Ministry (24 April 2005): AAS 97 (2005), 711.
[40] Cf. BONAVENTURE, The Major Legend of Saint Francis, VIII, 1, in Francis of Assisi: Early Documents, vol. 2, New York-London-Manila, 2000, 586.
[41] Catechism of the Catholic Church, 2416.
[42] GERMAN BISHOPS’ CONFERENCE, Zukunft der Schöpfung – Zukunft der Menschheit. Einklärung der Deutschen Bischofskonferenz zu Fragen der Umwelt und der Energieversorgung, (1980), II, 2.
[43] Catechism of the Catholic Church, 339.
[44] Hom. in Hexaemeron, I, 2, 10: PG 29, 9.
[45] The Divine Comedy, Paradiso, Canto XXXIII, 145.
[46] BENEDICT XVI, Catechesis (9 November 2005), 3: Insegnamenti 1 (2005), 768.
[47] ID., Encyclical Letter Caritas in Veritate (29 June 2009), 51: AAS 101 (2009), 687.
[48] JOHN PAUL II, Catechesis (24 April 1991), 6: Insegnamenti 14 (1991), 856.
[49] The Catechism explains that God wished to create a world which is “journeying towards its ultimate perfection”, and that this implies the presence of imperfection and physical evil; cf. Catechism of the Catholic Church, 310.
[50] Cf. SECOND VATICAN ECUMENICAL COUNCIL, Pastoral Constitution on the Church in the Modern World Gaudium et Spes, 36.
[51] THOMAS AQUINAS, Summa Theologiae, I, q. 104, art. 1 ad 4.
[52] ID., In octo libros Physicorum Aristotelis expositio, Lib. II, lectio 14.
[53] Against this horizon we can set the contribution of Fr Teilhard de Chardin; cf. PAUL VI, Address in a Chemical and Pharmaceutical Plant (24 February 1966): Insegnamenti 4 (1966), 992-993; JOHN PAUL II, Letter to the Reverend George Coyne (1 June 1988): Insegnamenti 11/2 (1988), 1715; BENEDICT XVI, Homily for the Celebration of Vespers in Aosta (24 July 2009):Insegnamenti 5/2 (2009), 60.
[54] JOHN PAUL II, Catechesis (30 January 2002),6: Insegnamenti 25/1 (2002), 140.
[55] CANADIAN CONFERENCE OF CATHOLIC BISHOPS, SOCIAL AFFAIRS COMMISSION, Pastoral Letter You Love All that Exists… All Things are Yours, God, Lover of Life” (4 October 2003), 1.
[56] CATHOLIC BISHOPS’ CONFERENCE OF JAPAN, Reverence for Life. A Message for the Twenty-First Century (1 January 2000), 89.
[57] JOHN PAUL II, Catechesis (26 January 2000), 5: Insegnamenti 23/1 (2000), 123.
[58] ID., Catechesis (2 August 2000), 3: Insegnamenti 23/2 (2000), 112.
[59] PAUL RICOEUR, Philosophie de la Volonté, t. II: Finitude et Culpabilité, Paris, 2009, 216.
[60] Summa Theologiae, I, q. 47, art. 1.
[61] Ibid.
[62] Cf. ibid., art. 2, ad 1; art. 3.
[63] Catechism of the Catholic Church, 340.
[64] Canticle of the Creatures, in Francis of Assisi: Early Documents, New York-London-Manila, 1999, 113-114.
[65] Cf. NATIONAL CONFERENCE OF THE BISHOPS OF BRAZIL, A Igreja e a Questão Ecológica, 1992, 53-54.
[66] Ibid., 61.
[67] Apostolic Exhortation Evangelii Gaudium (24 November 2013), 215: AAS 105 (2013), 1109.
[68] Cf. BENEDICT XVI, Encyclical Letter Caritas in Veritate (29 June 2009), 14: AAS 101 (2009), 650.
[69] Catechism of the Catholic Church, 2418.
[70] CONFERENCE OF DOMINICAN BISHOPS, Pastoral Letter Sobre la relación del hombre con la naturaleza (21 January 1987).
[71] JOHN PAUL II, Encyclical Letter Laborem Exercens (14 September 1981), 19: AAS 73 (1981), 626.
[72] Encyclical Letter Centesimus Annus (1 May 1991), 31: AAS 83 (1991), 831.
[73] Encyclical Letter Sollicitudo Rei Socialis (30 December 1987), 33: AAS 80 (1988), 557.
[74] Address to Indigenous and Rural People, Cuilapán, Mexico (29 January 1979), 6: AAS 71 (1979), 209.
[75] Homily at Mass for Farmers, Recife, Brazil (7 July 1980): AAS 72 (1980): AAS 72 (1980), 926.
[76] Cf. Message for the 1990 World Day of Peace, 8: AAS 82 (1990), 152.
[77] PARAGUAYAN BISHOPS’ CONFERENCE, Pastoral Letter El campesino paraguayo y la tierra (12 June 1983), 2, 4, d.
[78] NEW ZEALAND CATHOLIC BISHOPS CONFERENCE, Statement on Environmental Issues (1 September 2006).
[79] Encyclical Letter Laborem Exercens (14 September 1981), 27: AAS 73 (1981), 645.

Đăng nhận xét