Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2015

TÔNG THƯ LAUDATO SI’ - CHƯƠNG BA

Written By Thanhcao's Blog on Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2015 | 12:14

TÔNG THƯ
LAUDATO SI’
CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
VỀ SỰ CHĂM SÓC NGÔI NHÀ CHUNG CỦA CHÚNG TA

CHƯƠNG BA
NGUỒN GỐC NHÂN LOẠI CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG SINH THÁI

101. Thật khó hữu ích để mô tả các triệu chứng mà không nhận biết nguồn gốc nhân loại của cuộc khủng hoảng sinh thái. Một cách chắc chắn để hiểu đời sống và hoạt động của con người đi theo đường xiên, đi đến sự hư tổn nghiêm trọng của thế giới xung quanh chúng ta. Chúng ta có nên dừng lại và suy xét điều này không? Ở giai đoạn này, tôi cho rằng chúng ta tập trung vào mô thức kĩ trị đang chiếm ưu thế và vị trí của con người nhân loại và của hành động của con người trong thế giới.

I. CÔNG NGHỆ: SỰ SÁNG TẠO VÀ SỨC MẠNH

102. Nhân loại đã bước vào một kỷ nguyên mới mà trong đó trình độ chuyên môn kĩ thuật đã đưa chúng ta đến một giao lộ. Chúng ta là những người thừa hưởng của hai thế kỷ với những làn sóng lớn lao của sự thay đổi: động cơ hơi nước, đường sắt, điện tín, điện lực, xe ô tô, máy bay, ngành công nghiệp hoá chất, y học hiện đại, công nghệ thông tin và gần đây hơn, cuộc cách mạng số, người máy, công nghệ sinh học và công nghệ na-nô. Thật đúng đắn để vui hưởng những tiến bộ này và được phấn khích bởi muôn vàn khả năng mà chúng có thể tiếp tục mở ra trước mắt chúng ta, vì “khoa học và công nghệ là những sản phẩm kì diệu của sự sáng tạo mà Thiên Chúa ban tặng cho con người”.[81] Sự điều chỉnh thiên nhiên vì những mục đích hữu dụng đã làm khác biệt gia đình nhân loại so với thuở ban đầu; chính bản thân công nghệ cũng “đang thể hiện sự căng thẳng nội tại vốn thôi thúc con người dần dần vượt thắng được những giới hạn vật chất”.[82] Công nghệ đã khắc phục vô số những điều xấu vốn thường gây hại và giới hạn con người. Làm thế nào chúng ta không thể cảm thấy biết ơn và trân trọng dành cho sự tiến bộ này, đặc biệt là trong các lãnh vực y khoa, kĩ thuật và truyền thông? Làm thế nào mà chúng ta lại không nhận biết công việc của nhiều nhà khoa học và kĩ sư là những người đã mang lại những khả năng để tạo nên sự phát triển mang tính duy trì?

103. Khoa học công nghệ, khi đi đúng hướng, có thể tạo ra những phương tiện quan trọng cải thiện chất lượng cuộc sống con người, từ những đồ dùng gia dụng hữu ích đến những hệ thống giao thông, cầu đường, toà nhà và những không gian công cộng. Nó cũng có thể tạo ra nghệ thuật và giúp cho người nam nữ đắm chìm vào thế giới vật chất để “nhảy vọt” vào thế giới của vẻ đẹp. Ai có thể từ chối vẻ đẹp của một chiếc máy bay hay một toà nhà chọc trời? Những tác phẩm nghệ thuật và âm nhạc giá trị giờ đây đang tận dụng những công nghệ mới. Vì thế, trong vẻ đẹp được phát minh ra bởi người sử dụng những phương thế kĩ thuật và trong khi chiêm ngắm vẻ đẹp như thế, một bước nhảy vọt lớn lao xảy ra, tạo kết quả trong một sự tròn đầy mà duy nhất chỉ có con người.

104. Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy rằng năng lượng nguyên tử, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, tri thức về DNA của chúng ta, và nhiều khả năng khác là những điều mà chúng ta đã đạt được, đã mang lại cho chúng ta sức mạnh lớn lao. Cụ thể hơn, chúng đã mang lại cho những lãnh vực này với sự hiểu biết, đặc biệt là các nguồn lực kinh tế để sử dụng chúng, một sự thống trị ấn tượng trên toàn thể nhân loại và toàn thế giới. Chưa bao giờ con người lại có sức mạnh như thế trên chính mình, nhưng chẳng có gì đảm bảo rằng sức mạnh này sẽ được sử dụng cách khôn ngoan, đặc biệt khi chúng ta suy xét cách thế mà hiện nay nó đang được sử dụng. Nhưng chúng ta cần phải nghĩ về các loại bom nguyên tử đã ném xuống vào giữa thế kỷ 20, hoặc hàng loạt công nghệ mà Chủ Nghĩa Phát Xít, Chủ Nghĩa Cộng Sản và các chế độ độc tài khác đã sử dụng để tiêu diệt hàng triệu người, đấy là chưa nói gì đến sự gia tăng các kho vũ khí sẵn sàng cho cuộc chiến hiện đại. Tất cả sức mạnh này nằm trong đôi tay của những con người này, hoặc liệu nó sẽ kết thúc? Thật là cực kỳ mạo hiểm đối với một thành phần nhỏ của nhân loại sở hữu sức mạnh này.

105. Có một khuynh hướng tin rằng mọi sự gia tăng về quyền lực có nghĩa là “một sự gia tăng về ‘chính sự tiến bộ’”, một bước tiến trong “an ninh, sự hữu dụng, an sinh và sức mạnh;...một sự đồng hoá của những giá trị mới vào trong dòng chảy văn hoá”,[83] như thể là thực tại, sự tốt lành và sự thật tự động chảy tràn từ sức mạnh kinh tế và công nghệ vậy. Sự thật là “con người đương thời đã không được đào tạo để sử dụng tốt quyền lực”,[84] bởi vì sự tiến bộ lớn lao về công nghệ đã không đi cùng với một sự phát triển về trách nhiệm, các giá trị và lương tâm con người. Mỗi thời đại lại có xu hướng chỉ có một sự nhận thức hời hợt về những giới hạn của riêng nó. Việc chúng ta không nắm bắt được sức nặng của những thách đố hiện đang bày ra trước mắt chúng ta là điều khả thể. “Nguy cơ đang gia tăng từng ngày là con người sẽ không sử dụng quyền lực của mình như con người nên sử dụng”; trong thực tế, “quyền lực chưa bao giờ được suy xét theo nghĩa là chọn lựa trách nhiệm là điều rõ ràng có trong sự tự do” bởi vì “chuẩn mực” duy nhất của nó được rút ra từ sự cần thiết bị cáo buộc, hoặc từ sự tiện nghi hoặc từ sự an toàn”.[85] Nhưng con người nhân loại thì không hoàn toàn tự chủ. Sự tự do của chúng ta phai tàn khi nó bị giao nộp cho những thế lực mù quáng của sự vô thức, của những nhu cầu tức thời, của sự vụ lợi, và của bạo lực. Theo nghĩa này, chúng ta ở trong tình trạng trần trụi và phơi bày ra khi đối diện với quyền lực ngay càng gia tăng của chúng ta, thiếu một bánh lái để kiểm soát nó. Chúng ta có những cơ chế hời hợt nhất định, nhưng chúng ta không thể tuyên bố là có một nền đạo đức, một nền văn hoá và nền linh đạo có ý nghĩa một cách đúng đắn có thể đặt ra những giới hạn và dạy dỗ một sự tự giới hạn bản thân rõ ràng về tư tưởng.

II. SỰ TOÀN CẦU HOÁ CỦA MÔ THỨC KĨ TRỊ

106. Vấn đề căn bản thậm chí con đi sâu hơn nữa: nó là cách thế mà nhân loại đã theo đuổi công nghệ và sự phát triển của nó theo một mô thức không tạo sự khác biệt và đơn chiều. Mô thức này tôn vinh khái niệm về một chủ thể là người, sử dụng những quy trình có tính logic và theo lý lẽ, những cách tiếp cận tiến bộ và đạt được sự kiểm soát trên một khách thể bên ngoài. Chủ thể này sẽ thực hiện mọi nỗ lực để thiết lập nên phương pháp khoa học và thực nghiệm, là phương pháp mà tự thân nó đã là một kĩ thuật của sự chiếm hữu, làm chủ và biến đổi. Điều đó như thể là chủ thể đã tìm được chính nó trong sự hiện diện của một điều gì đó không có hình hài, hoàn toàn mở ra cho sự kiểm soát. Con người nam nữ liên tục can thiệp vào thiên nhiên, nhưng trong một khoảng thời gian dài thì điều này có nghĩa là đang phù hợp và đang tôn trọng những khả năng do chính mọi thứ mang lại. Đó là một vấn đề của việc tiếp nhận điều mà chính thiên nhiên cho phép, như thể là từ chính bàn tay của thiên nhiên. Giờ đây, trái lại, chúng ta là những người đặt bàn tay mình trên mọi sự, nỗ lực để rút lấy mọi thứ có thể từ chúng trong khi thường xuyên phớt lờ hoặc lãng quên thực tại đang bày ra trước mắt chúng ta. Con người nhân loại và các vật thể vật chất không còn đưa bàn tay thân thiện ra cho nhau nữa; mối quan hệ đã trở nên đối đầu. Điều này làm cho thật dễ dàng chấp nhận ý tưởng về sự tăng trưởng vô biên hoặc không giới hạn, là điều tỏ ra quá hấp dẫn đối với các nhà kinh tế, tài chính và các chuyên gia công nghệ. Điều đó đặt trên nền tảng của sự gian dối là có một nguồn cung cấp vô biên các tài sản của trái đất, và điều này dẫn đến việc hành tinh đang bị vắt cạn vượt quá khỏi mọi giới hạn. Thật là một khái niệm lầm lạc là “một khối lượng vô biên năng lượng và nguồn tài nguyên đang sẵn sàng, rằng có thể làm mới lại chúng một cách nhanh chóng, và rằng những tác động tiêu cực của việc khai thác trật tự thiên nhiên có thể dễ dàng hấp thụ được”.[86]

107. Có thể nói rằng nhiều vấn đề của thế giới ngày nay khởi đi từ một khuynh hướng, đôi khi là vô thức, làm cho phương pháp và những mục đích của khoa học và công nghệ trở thành một khuôn mẫu mang tính nhận thức luận là điều tạo nên đời sống của nhiều cá nhân và công việc của xã hội. Những tác động của việc áp đặt khuôn mẫu này lên toàn bộ thực tại, con người và xã hội, được thấy trong việc làm hư hỏng môi trường, nhưng đây chỉ là một dấu chỉ của chủ thuyết giản lược là thuyết ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của đời sống con người và xã hội. Chúng ta phải chấp nhận rằng những sản phẩm công nghệ là không trung dung, bởi vì chúng tạo nên một bộ khung là điều cuối cùng sẽ điều kiện hoá lối sống và tạo nên những khả năng xã hội đi theo dòng chảy được quyết định bởi những lợi ích của những nhóm thế lực nhất định. Các quyết định có vẻ như hoàn toàn mang tính công cụ thì trong thực tế là những quyết định về kiểu xã hội mà chúng ta muốn tạo nên.

108. Ý tưởng về việc cổ võ một khuôn mẫu văn hoá khác biệt và việc áp dụng công nghệ như một công cụ thuần tuý thì ngày nay không thể tưởng tượng được. Mô thức công nghệ đã trở nên quá thống trị đến nỗi thật khó để thực hiện nếu không có các nguồn lực của nó và thậm chí còn khó khăn hơn để sử dụng chúng mà không bị thống trị bởi luận lý nội tại của chúng. Điều đó đã trở nên phản văn hoá khi chọn lựa một lối sống mà mục tiêu của lối sống ấy là thậm chí có phần độc lập khỏi công nghệ, khỏi cái giá và sức mạnh của nó để toàn cầu hoá và làm cho tất cả chúng ta nên giống nhau. Công nghệ có khuynh hướng hấp thụ mọi thứ vào trong luận lý thép của nó, và những người đang bị bao vây bởi công nghệ “biết thật rõ rằng nó tiến triển trong bản phân tích cuối cùng cũng không phải vì lợi nhuận cũng không phải vì sự thịnh vượng của nhân loại”, là điều mà “theo nghĩa sát nhất về mặt thuật ngữ thì quyền lực chính là động cơ của mô thức này – một kiểu làm chúa tể hết mọi sự”.[87] Kết quả là, “con người nắm giữ lấy những yếu tố trần trụi của cả thiên nhiên và bản chất con người”.[88] Khả năng ra quyết định của chúng ta, một sự tự do đúng đắn hơn và một không gian cho sự sáng tạo khả thể của mỗi người đã bị giảm thiểu.

109. Mô thức kĩ trị cũng có khuynh hướng thống trị đời sống kinh tế và chính trị. Kinh tế chấp nhận mọi sự tiến bộ trong công nghệ bằng một quan điểm lợi nhuận, mà không quan tâm đến ảnh hưởng tiêu cực tiềm tàng của nó trên con người nhân loại. Tài chính đánh bại nền kinh tế thật. Các bài học về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã không bị đồng hoá, và chúng ta đang học cách quá chậm rãi tất cả các bài học về sự suy thoái môi trường. Một số nhóm người vẫn đinh ninh rằng nền kinh tế và công nghệ hiện tại sẽ giải quyết hết tất cả mọi vấn đề về môi trường, và tranh luận, theo cách bao quát và không chuyên về kĩ thuật, rằng các vấn đề về nạn đói và nghèo toàn cầu sẽ được giải quyết chỉ bằng sự tăng trưởng thị trường. Nhóm người này ít quan tâm đến các lý thuyết kinh tế nhất định là những điều mà ngày nay hiếm có bất cứ ai dám bảo vệ, hơn là bằng hoạt động thực sự của họ trong việc điều hành nền kinh tế. Họ có thể không khẳng định những lý thuyết như thế bằng ngôn từ, mà thay vào đó cổ võ những lý thuyết này bằng những việc làm của họ bằng cách không thể hiện sự hứng thú của họ ở nơi các cấp độ quân bình hơn của việc sản xuất, một sự phân phối đúng đắn hơn sự giàu có, sự quan tâm dành cho môi trường và các quyền lợi của các thế hệ tương lai. Cách hành xử của họ cho thấy rằng đối với họ việc tối đa hoá lợi nhuận là đủ. Tuy nhiên, tự bản thân thị trường không thể đảm bảo sự phát triển con người và sự bao gồm xã hội mang tính hỗ tương.[89]Đồng thời, chúng ta có “một kiểu ‘siêu phát triển’ của một kiểu lãng phí và tiêu thụ vốn hình thành nên một sự trái ngược không thể chấp nhận được với những hoàn cảnh của sự tước đoạt hết nhân tính”,[90] trong khi chúng ta lại quá chậm chạp trong việc phát triển những tổ chức kinh tế và những sáng kiến xã hội vốn có thể mang lại cho người nghèo quyền được hưởng những nguồn tài nguyên căn bản. Chúng ta thất bại trong việc thấy những cội rễ sâu xa nhất của những thất bại hiện tại của chúng ta, là những điều cần phải giải quyết bằng sự định hướng, các mục tiêu, ý nghĩa và những áp dụng mang tính xã hội về sự tăng trưởng công nghệ và kinh tế.

110. Việc chuyên môn hoá vốn thuộc về công nghệ làm cho người ta khó có thể thấy được bức tranh lớn hơn. Sự phân mảnh kiến thức cho thấy hữu ích đối với những áp dụng cụ thể, và rồi nó thường dẫn đến một sự đánh mất sự tôn trọng dành cho toàn thể, dành cho các mối quan hệ giữa mọi thứ, và cho một chân trời rộng mở hơn, là điều sau đó trở nên không phù hợp. Sự thật rất quan trọng này làm cho người ta thấy khó để tìm ra các giải pháp đủ để giải quyết những vấn đề phực tạp hơn của thế giới ngày nay, đặc biệt là những vấn đề có liên hệ đến môi trường và người nghèo; những vấn đề này không thể được giải quyết bằng từ một cách tiếp cận đơn lẻ hoặc từ một mớ những lợi ích riêng lẻ. Một ngành khoa học muốn đưa ra giải pháp cho những vấn đề lớn lao này nhất thiết phải đưa vào những dữ liệu được tạo ra bởi các lãnh vực tri thức khác, bao gồm triết học và đạo đức xã hội; nhưng ngày nay đây là một thói quen khó đạt tới. Cũng chẳng có những chân trời đạo đức đúng đắn mà người ta được mời gọi hướng đến. Cuộc sống dần dần trở nên một sự đầu hàng trước những hoàn cảnh đã bị điều kiện hoá bởi công nghệ, mà tự thân nó được coi là chìa khoá chính cho ý nghĩa của sự hiện hữu. Trong hoàn cảnh cụ thể mà chúng ta đang đối diện, có rất nhiều triệu chứng đang chỉ ra điều gì là sai lầm, chẳng hạn như sự suy thoái môi trường, sự lo âu, sự đánh mất mục đích sống và mục đích của việc sống cộng đồng. Một lần nữa chúng ta thấy rằng “các thực tại thì quan trọng hơn là những ý tưởng”.[91]

111. Nên văn hoá sinh thái không thể bị giảm thiểu xuống thành một loạt những đáp trả khẩn thiết và nửa vời trước những vấn đề cấp bách về ô nhiễm, sự băng hoại môi trường và sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cần phải có một cách thế xác quyết để nhìn vào mọi sự, một cách nghĩ, các chính sách, một chương trình giáo dục, một lối sống và một nền linh đạo mà cùng nhau tạo nên một sự kháng cự trước sự tấn công của mô thức kĩ trị. Bằng không, thì ngay cả những sáng kiến sinh thái tốt nhất cũng thấy chính chúng bị mắc kẹt trong cùng một luận lý toàn cầu hoá. Việc chỉ tìm kiếm phương dược mang tính kĩ nghệ trước mỗi vấn đề môi trường là điều đang xuất hiện là để chia tách điều đang ở trong thực tại có liên hệ với nhau và che đậy những vấn đề thật và sâu xa của hệ thống toàn cầu.

112. Tuy nhiên chúng ta một lần nữa có thể mở rộng tầm nhìn của chúng ta. Chúg ta có tự do cần thiết để giới hạn và định hướng công nghệ; chúng ta có thể đặt nó vào việc phục vụ một kiểu tiến bộ khác, một kiểu tiến bộ lành mạnh hơn, nhân bản hơn, xã hội hơn, tương tác hơn. Sự thoát khỏi mô thức kĩ trị có tính thống trị thực ra có xảy ra đôi khi, chẳng hạn, khi các hợp tác xã của các nhà sản xuất nhỏ áp dụng những phương tiện sản xuất ít gây ô nhiễm hơn, và chọn lựa một mô thức sống không tiêu thụ, tái tạo và cộng đồng. Hoặc khi công nghệ được định hướng chủ yếu cho việc giải quyết các vấn đề cụ thể của người dân, thì sẽ thực sự giúp người dân sống với nhiều phẩm giá hơn và ít khổ cực hơn. Hoặc thực sự khi lòng muốn tạo ra và chiêm ngắm vẻ đẹp sắp đặt để vượt thắng chủ thuyết giản lược ngang qua một kiểu cứu rỗi là điều xảy ra trong vẻ đẹp và ở nơi những người đang nhìn thấy được vẻ đẹp ấy. Một nhân loại chuẩn mực, đang mời gọi một sự tổng hợp mới, dường như đang đắm chìm vào giữa nền văn hoá công nghệ của chúng ta, hầu như không chú ý, giống như một giọt sương đang rịn ra cách nhẹ nhàng bên dưới một cánh cửa đóng lại. Liệu lời hứa hẹn sẽ tồn tại, bất chấp mọi sự, bằng tất cả mọi điều là đúng đắn đang lớn lên ở nơi sự kháng cự kiên cường không?

113. Cũng có một sự thật là con người dường như không còn tin vào một tương lai hạnh phúc nữa; họ không còn có một niềm tin mù quáng vào một ngày mai tươi sáng dựa trên tình trạng hiện tại của thế giới và những khả năng kĩ thuật của chúng ta nữa. Có một sự nhận thức đang gia tăng rằng sự tiến bộ khoa học và công nghệ không thể được đánh đồng với sự tiến bộ của nhân loại và lịch sử, một cảm thức gia tăng rằng cách thế để đi đến một tương lai tốt đẹp hơn hệ tại ở một nơi khác. Điều này không có nghĩa là khước từ những khả năng mà công nghệ tiếp tục mang lại cho chúng ta. Nhưng nhân loại đã thay đổi cách sâu sắc, và sự tích luỹ liên tục những điều mới mẻ đang tôn vinh một sự nông cạn là điều đẩy chúng ta đi vào cùng một hướng. Thật khó để dừng lại và khôi phục lại chiều sâu của cuộc sống. Nếu kiến trúc phản ánh tinh thần của một thời đại, thì các kiến trúc đồng loạt và các dãy căn hộ xám xịt thể hiện tinh thần của ngành công nghệ toàn cầu hoá, nơi mà một dòng lũ liên tục của những sản phẩm mới đang tồn tại chung với một sự đơn điệu tẻ nhạt. Chúng ta hãy khước từ việc giao nộp bản thân chúng ta cho điều này, và hãy tiếp tục hỏi về mục đích và ý nghĩa của mọi sự. Bằng không thì chúng ta sẽ đơn giản hợp thức hoá hoàn cảnh hiện tại và cần những hình thức trốn thoát khác để giúp chúng ta chịu đựng được sự trống rỗng.

114. Tất cả điều này cho thấy một sự khẩn thiết đối với chúng ta để tiến bước trong một cuộc cách mạng văn hoá mạnh mẽ. Khoa học và công nghệ không hề trung dung; ngay từ khởi đầu đến tận cùng của một tiến trình, nhiều ý định và những khả năng đang được áp dụng và có thể mang lấy những hình dạng khác nhau. Không ai đưa ra một lời đề nghị trở về với Thời Kỳ Đồ Đá cả, nhưng chúng ta thực sự cần phải chậm lại và nhìn vào thực tại theo một cách thế khác, để trân trọng sự tiến bộ tích cực và duy trì được là điều đã được thực hiện, nhưng cũng để khôi phục lại các giá trị và các mục tiêu lớn lao đã bị càn quét đi bởi những ảo tưởng vô giới hạn của chúng ta về sự vĩ đại.

III. CUỘC KHỦNG KHOẢNG VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA CHỦ THUYẾT CON NGƯỜI LÀ TRUNG TÂM HIỆN ĐẠI

115. Chủ thuyết hiện đại con người là trung tâm hiện đại thật nghịch lý đã mang lấy kết cục đánh giá cực cao tư tưởng kĩ thuật trên thực tại, bởi vì “tư tưởng công nghệ nhìn thiên nhiên như là một trật tự vô cảm, như là một thân thể lạnh lùng của những dữ kiện, như là ‘sự cho đi’ thuần tuý, như là một đối tượng của tiện ích, như là nguyên liệu thô cần được gò thành một hình thù hựu dụng; chủ thuyết này nhìn vũ trụ tương tự như là một ‘không gian’ thuần tuý mà các vật thể có thể được quẳng vào đó bằng một thái độ thờ ơ hoàn toàn”.[92] Phẩm giá cố hữu của thế giới, do đó, bị thoả hiệp. Khi con người nhân loại không tìm thấy vị trí thật sự của họ trong thế giới này, thì họ sẽ hiểu lầm chính họ và mang lấy kết cục là hành động chống lại chính bản thân họ: “Thiên Chúa không chỉ ban cho con người trái đất mà con người phải sử dụng nó bằng sự tôn trọng đối với mục đích tốt lành nguyên thuỷ mà nó được ban tặng, mà, còn là quà tặng của Thiên Chúa dành cho con người. Do đó, con người phải tôn trọng thiên nhiên và cấu trúc đạo đức mà con người được phú bẩm cho”.[93]

116. Thời hiện đại được đánh dấu bởi một chủ thuyết đặt con người làm trung tâm thái quá mà ngày nay, dưới một dáng vẻ khác, đang tiếp tục đứng ngáng trở con đường của sự hiểu biết chung và của bất cứ một nỗ lực nào nhằm củng cố những mối dây liên kết xã hội. Thời gian đã điểm để đặt sự chú ý đã được đổi mới đến thực tại và những giới hạn mà chủ thuyết này áp đặt; điều này tiếp tục là một điều kiện cho một sự phát triển ý nghĩa và sinh hoa trái hơn của các cá nhân và xã hội. Một sự trình bày chưa đầy đủ về nhân chủng học Kitô Giáo tạo dịp cho một sự hiểu sai về mối quan hệ giữa con người nhân loại và thế giới. Thông thường, điều đã được giao nộp là một tầm nhìn mang tính Prometheus về việc làm chủ thế giới, là điều mang lại ấn tượng là việc bảo vệ thiên nhiên là một điều gì đó chỉ là sự chăm sóc mang tính nhát đảm. Thay vào đó, “sự thống trị” của chúng ta trên vũ trụ cần phải được hiểu cách đúng đắn hơn theo nghĩa là một người quản gia có trách nhiệm”.[94]

117. Việc phớt lờ để giám sát sự nguy hại đã được thực hiện đối với thiên nhiên và sự tác động mang tính môi trường của những quyết định của chúng ta là một dấu chỉ đáng chú ý duy nhất về sự coi thường thông điệp chứa đựng trong các cấu trúc của chính bản thân thiên nhiên. Khi chúng ta thất bại trong việc nhận biết sự xứng đáng của người nghèo, một phôi thai con người, một người với những khuyết tật như là một phần của thực tại – chỉ đơn cử một vài điển hình – thì việc nghe được tiếng nói của chính thiên nhiên trở nên thật khó; mọi sự có liên hệ qua lại. Một khi con người nhân loại tuyên bố sự độc lập khỏi thực tại và đối xử bằng sự thống trị tuyệt đối, thì các nền tảng rất quan trọng của cuộc sống bắt đầu suy sụp, bởi vì “thay vì thực thi vai trò của mình như là một người cộng tác với Thiên Chúa trong công trình tạo dựng, thì con người lại tự đặt mình vào vị trí của Thiên Chúa và do đó mang lấy kết cục là làm khơi dậy một cuộc nổi loạn trên bình diện thiên nhiên”.[95]

118. Hoàn cảnh này dẫn đến một căn bệnh tâm thần phân liệt kinh niên, mà từ đó một kiểu kĩ trị vốn không thấy một giá trị cố hữu nào ở nơi những hữu thể thấp hơn đồng tồn tại với một cực khác, là cực không thấy giá trị đặc biệt nào ở nơi con người nhân loại. Nhưng người ta không thể tách lìa khỏi nhân loại. Không thể có một sự canh tân về mối quan hệ của chúng ta với thiên nhiên mà không có một sự canh tân tự chính bản thân nhân loại. Sẽ không có sinh thái học mà không có một ngành nhân chủng học đầy đủ. Khi con người nhân loại bị coi chỉ đơn giản là một thực thể trong số những thực thể khác, là sản phẩm của sự tình cờ hay hay thuyết định mệnh thể lý, thì “toàn bộ cảm thức về trách nhiệm của chúng ta hết thời”.[96] Một chủ thuyết coi con người làm trung tâm lầm lạc không nhất thiết phải nhường chỗ cho “chủ thuyết lấy sự sống làm trung tâm”, vì điều đó sẽ kéo theo một tình trạng mất quân bình khác, thất bại trong việc giải quyết vấn đề hiện tại và thêm vào những vấn đề mới. Người ta không thể mong chờ con người nhân loại cảm thấy trách nhiệm với thế giới trừ khi, đồng thời, những khả năng hiểu biết, ý chí, tự do và trách nhiệm độc nhất của họ được nhận biết và đánh giá đúng.

119. Cũng không phải việc phê bình một chủ nghĩa coi con người là trung tâm lầm lạc sẽ coi thường tầm quan trọng của các mối quan hệ giữa các cá nhân. Nếu cuộc khủng hoảng sinh thái hiện tại là một dấu chỉ nhỏ về cuộc khủng hoảng về đạo đức, văn hoá, và tinh thần của thời hiện đại, thì chúng ta không thể giả định chữa lành mối quan hệ giữa thiên nhiên và môi trường mà không chữa lành tất cả các mối quan hệ nhân loại nền tảng. Tư tưởng Kitô Giáo coi con người nhân loại như đang sở hữu một phẩm giá đặc biệt trổi vượt trên hết các loài thọ tạo khác; do đó tư tưởng này ghi khắc vào sự yêu mến dành cho mỗi người và tôn trọng người khác. Sự mở lòng của chúng ta ra với những người khác, mà mỗi một người là một “người bạn” có khả năng biết, yêu thương, và đi vào cuộc đối thoại, vẫn là một nguồn của sự cao quý của chúng ta trong tư cách là con người nhân loại. Một mối quan hệ đúng đắn với thế giới tạo dựng đòi hỏi rằng chúng ta không làm suy yếu chiều kích xã hội này của việc mở lòng ra với những loài khác, có chiều kích ít trổi vượt hơn về sự mở ra của chúng ta đối với “Ngài” của Thiên Chúa. Mối quan hệ của chúng ta với môi trường có thể không bao giờ bị cô lập ra khỏi mối quan hệ của chúng ta với những loài khác và với Thiên Chúa. Bằng không, đó sẽ chẳng là gì hơn là một chủ nghĩa cá nhân lãng mạn khoác vào chiếc áo sinh thái, khoá chúng ta vào trong một nội tại ngột ngạt.

120. Bởi vì mọi thứ có liên hệ với nhau, nên sự quan tâm dành cho việc bảo về thiên nhiên cũng không tương thích với sự biện minh cho việc phá thai. Làm sao chúng ta có thể dạy cách đúng đắn về tầm quan trọng của sự quan tâm dành cho những hữu thể yếu thế khác, cho dù chúng có thể là khó khăn hay không thích hợp, nếu chúng ta lại thất bại trong việc bảo vệ một phôi thai con người, ngay cả khi sự hiện hữu của phôi thai này là không dễ chịu gì và tạo ra những khó khăn? “Nếu sự nhạy bén cá nhân và xã hội hướng đến việc chấp nhận sự sống mới mà mất đi, thì những hình thức chấp nhận khác vốn có giá trị với xã hội thì cũng héo khô”.[97]

121. Chúng ta cần phải phát triển một sự tổng hợp mới có khả năng vượt thắng được những tranh luận giả của hai thế kỷ vừa qua. Kitô Giáo, trong sự trung thành với căn tính của mình và sự đặt trước phong phú của sự thật mà Kitô Giáo lãnh nhận từ Đức Giêsu Kitô, tiếp tục suy tư về những vấn đề này trong cuộc đối thoại sinh hoa trái với các hoàn cảnh lịch sử đang biến đổi. Trong khi làm như thế, Kitô Giáo làm tỏ lộ sự mới mẽ vĩnh cửu của mình.[98]

Chủ thuyết tương đối thực dụng

122. Chủ thuyết coi con người là trung tâm lầm lạc dẫn đến một lối sống lầm lạc. Trong Tông Huấn Evangelii Gaudium, tôi đã nhấn mạnh rằng chủ thuyết thực dụng chính thức của thời đại chúng ta thì “thậm chí còn nguy hiểm hơn chủ thuyết tương đối lý thuyết”.[99] Khi con người nhân loại đặt mình làm trung tâm, thì họ sẽ dành ưu tiên tuyệt đối cho sự tiện nghi tức thời và tất cả những thứ khác trở nên tương đối. Vì thế chúng ta không nên ngạc nhiên khi thấy, trong sự kết hợp với mô thứ kĩ hiện diện trị khắp mọi nơi và sự tôn thờ sức mạnh vô giới hạn của con người, thì xuất hiện chủ thuyết tương đối là thuyết nhìn mọi sự là không phù hợp trừ khi nó phục vụ những lợi ích tức thời của con người. Có một luận lý trong tất cả điều này mà từ đó các thái độ khác nhau có thể nuôi dưỡng lẫn nhau, dẫn đến sự suy thoái môi trường và sự băng hoại xã hội.

123. Nền văn hoá của chủ thuyết tương đối là cùng một sự mất trật tự vốn lôi kéo một con người lợi dụng một người khác, đối xử với những người khác như thể các đồ vật thuần tuý, áp đặt lao động ép buộc trên họ hoặc làm cho họ trở nên nô lệ để phải trả các món nợ của họ. Cùng một lối nghĩ này dẫn đến việc khai thác tình dục trẻ em và sự bỏ rơi người lớn tuổi là những người không còn phục vụ cho những lợi ích của chúng ta nữa. Đó cũng là tư tưởng của những người nói: Chúng ta hãy để cho những thế lực vô hình của thị trường kiểm soát nền kinh tế, và hãy coi những tác động của nó trên xã hội và thiên nhiên như là sự thiệt hại song phương. Trong sự vắng bóng của những sự thật khách quan hoặc những nguyên tắc đúng đắn ngoại trừ việc thoả mãn những ước muốn và những nhu cầu tức thời của chúng ta, thì những giới hạn nào có thể được đặt trên việc buôn bán người, tội phạm có tổ chức, buôn bán ma tuý, buôn bán các mỏ kim cương và lông thú của những loại đang gặp nguy cơ? Đó không phải là cùng một luận lý tương đối là luận lý đồng hoá với việc buôn bán cơ phận của người nghèo để bán lại hay sự dụng trong thí nghiệm, hoặc loại bỏ các trẻ em bởi vì chúng không phải là điều mà cha mẹ nó muốn sao? Cùng lối luận lý “sử dụng và quẳng đi” này tạo nên quá nhiều sự lãng phí, vì ước muốn vô trật tự để tiêu thụ nhiều hơn điều thực sự cần thiết. Chúng ta đừng nên nghĩ rằng những nỗ lực chính trị hoặc sức mạnh của luật pháp sẽ đủ để ngăn chặn những hành động đang ảnh hưởng đến môi trường bởi vì, khi tự thân nền văn hoá bị hư hỏng và sự thật khách quan và những nguyên tắc hợp lý phổ quát không còn được tôn trọng nữa, thì luật phát chỉ có thể được coi là những sự áp đặt tàn bạo hay những trở ngại cần phải tránh né.

Sự cần thiết để bảo vệ việc làm

124. Bất cứ một cách tiếp cận với một nền sinh thái học hỗ tương, là điều trong định nghĩa thì không loại trừ con người nhân loại, cần phải coi trọng giá trị của lao động, như Thánh Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh cách khôn ngoan trong Tông Thư Laborem Exercens của Ngài. Theo trình thuật kinh thánh về việc tạo dựng, Thiên Chúa đặt người nam và nữ vào trong khu vườn mà Ngài đã tạo nên (x. St 2:15) không chỉ là bảo tồn nó (“canh giữ”) nhưng còn làm cho nó sinh hoa trái (“canh tác”). Do đó những người lao động và những người thợ “vẫn là cấu trúc thiết yếu của thế giới” (Sir 38:34). Phát triển một thế giới được tạo dựng theo một cách cẩn trọng là cách chăm sóc nó tốt nhất, vì điều này có nghĩa là chính bản thân chúng ta trở thành khí cụ được Thiên Chúa sử dụng để mang lại tiềm năng mà chính Ngài đã khắc ghi trong mọi sự: “Thiên Chúa tạo nên những phương dược từ trái đất, và một người nhạy bén sẽ không coi thường chúng” (Sir 38:4).

125. Nếu chúng ta suy tư về mối quan hệ đúng đắn giữa con người nhân loại và thế giới xung quanh chúng ta, chúng ta sẽ thấy sự cần thiết một sự hiểu đúng về công việc; nếu chúng ta nói về mối quan hệ giữa con người nhân loại và mọi thứ, thì vấn đề đặt ra là về ý nghĩa và mục đích của tất cả mọi hoạt động của con người. Điều này có mối liên hệ với không chỉ lao động tay chân hay nông nghiệp mà còn với bất kỳ hoạt động nào có liên quan đến việc điều chỉnh thực tại đang hiện hữu, từ việc tạo ra một bản báo cáo xã hội đến việc thiết kế một sự phát triển mang tính công nghệ. Tàng ẩn bên dưới mọi hình thức việc làm là một khái niệm về mối quan hệ mà chúng ta có thế và phải có với điều không là gì ngoài bản thân chúng ta. Cùng với sự chiêm ngắm đầy tràn sự kính sợ về công trình tạo dựng là điều mà chúng ta thấy ở nơi Thánh Phanxicô Assisi, thì truyền thống linh đạo Kitô Giáo cũng phát triển một sự hiểu biết phong phú và quân bình về ý nghĩa của công việc, đơn cử như là, trong đời sống của Chân Phúc Charles de Foucauld và những đồng bạn của Ngài. 

126. Chúng ta cũng có thể nhìn vào truyền thống tuyệt vời của đời sống đan viện. Về mặt nguồn gốc, đó là một kiểu trốn thoát khỏi thế giới, một sự thoát khỏi tình trạng suy đồi của các thành phố. Các thầy tu tìm kiếm sa mạc, tin rằng đó là nơi tốt nhất cho việc gặp gỡ sự hiện diện của Thiên Chúa. Sau này, Thánh Benedict Norcia đã đề xuất rằng các thầy tu của Ngài sống trong cộng đoàn, kết hợp việc cầu nguyện và việc đọc sách thiêng liêng với công việc lao động tay chân (ora et labora). Coi việc lao động tay chân như là một cuộc cách mạng thiêng liêng có ý nghĩa đã được chứng thực. Sự phát triển và sự thánh hoá cá nhân trong mối tương giao giữa việc hồi tưởng và việc làm. Cách kinh nghiệm công việc này làm cho chúng ta bảo vệ và tôn trọng môi trường hơn; nó làm thấm mối quan hệ của chúng ta với thế giới bằng một sự điều độ lành mạnh.

127. Chúng ta tin rằng “con người là nguồn, sự tập trung và mục đích của tất cả đời sống kinh tế và xã hội”.[100] Tuy nhiên, một khi khả năng con người của chúng ta dành cho việc chiêm ngắm và tôn kính bị hư hại, thì việc hiểu lầm ý nghĩa của công việc trở nên dễ dàng.[101] Chúng ta cần nhớ rằng người nam và nữ có “khả năng để cải thiện phần đất của họ, để tiến xa hơn nữa sự phát triển mang tính đạo đức và phát triển những nguồn lực thiêng liêng của họ”.[102] Công việc phải là một bối cảnh để cho sự phát triển cá nhân phong phú này, nơi mà nhiều khía cạnh của cuộc sống của cuộc sống đi vào trong thực tế: sự sáng tạo, việc hoạch định cho tương lai, việc phát triển các tài năng của chúng ta, sống các giá trị của chúng ta, việc liên hệ đến những người khác, làm vinh danh Thiên Chúa. Điều đó kéo theo là việc, trong thực tế của xã hội toàn cầu ngày nay, thật chính đáng để “chúng ta tiếp tục ưu tiên cho mục tiêu về việc đi vào sự phát triển bền vững cho hết mọi người”,[103] bất chấp những lợi ích hạn hữu của việc kinh doanh và lý luận kinh tế mơ hồ.

128. Chúng ta được tạo nên cùng với ơn gọi làm việc. Mục tiêu không phải sự tiến bộ công nghệ dần dần thay thế công việc con người, vì điều này sẽ có hại cho nhân loại. Công việc là một sự cần thiết, một phần tạo nên ý nghĩa của cuộc sống trên trái đất này, một con đường cho sự trưởng thành, sự phát triển nhân loại và sự thành toàn cá nhân. Giúp đỡ người nghèo về mặt tài chính cần phải luôn là một giải pháp mang tính quan phòng khi đối diện với những nhu cầu bức thiết. Mục tiêu rộng hơn cần phải luôn luôn có là giúp họ có một cuộc sống có phẩm giá ngang qua công việc. Tuy nhiên, định hướng của nền kinh tế lại yêu thích một kiểu tiến bộ công nghệ mà trong đó các khoản chi phí sản xuất được giảm xuống bằng việc cắt giảm lượng công nhân và thay thế họ bằng máy móc các loại. Nhưng đây lại là một cách mà trong đó chúng ta có thể cắt đứt công việc cho chính bản thân mình. Việc mất mát công việc cũng có một tác động tiêu cực trên nền kinh tế “ngang qua sự sói mòn tiệm tiến của tư bản xã hội: mạng lưới các mối quan hệ của sự tin tưởng, phụ thuộc, và tôn trọng luật lệ, tất cả những điều này là không thể tách rời đối với bất kì một hình thức chung sống dân sự nào”.[104] Nói cách khác, “các khoản chi phí con người luôn luôn bao gồm các khoản chi phí kinh tế, và những rối loạn chức năng kinh tế luôn luôn có liên hệ đến các khoản chi phí con người”.[105] Dừng lại việc đầu tư vào con người, để đạt được những khoản lợi ngắn hạn lớn lao hơn, là kiểu kinh doanh tồi tệ đối với xã hội.

129. Để tiếp tục mang lại công việc, thì việc cổ võ một nền kinh tế chuộng sự đa dạng sảng xuất và sự sáng tạo kinh doanh là một điều bắt buộc. Đơn cử một ví dụ, có một sự đa dạng lớn lao về các hệ thống sản xuất thực phẩm quy mô nhỏ là những hệ thống nuôi dưỡng phần lớn các dân tộc trên thế giới, sử dụng một khoản đất đai khiêm tốn và tạo ra ít chất thải, chớ gì được như thế trong việc đóng gói sản phẩm nông nghiệp, trong các vườn hoa và các vườn trái cây, việc săn bắn và việc gặt hái hoang sơ hay việc đánh bắt cá địa phương. Các nền kinh tế có quy mô, đặc biệt trong lãnh vực nông nghiệp sẽ dẫn đến việc buộc những người sở hữu nhỏ bán đất đai của họ hoặc bỏ mặc các mùa màng truyền thống của họ. Những nỗ lực của họ để tiến tới các phương thế sản xuất khác, đa dạng hơn, cho thấy không sinh hoa trái vì sự khó khăn gắn liền với các thị trường khu vực và toàn cầu, hoặc vì kiến trúc hạ tầng cho việc bán hàng và ngành vận tải thì lại tăng tốc để hướng tới những việc kinh doanh lớn hơn. Các nhà cầm quyền dân sự có quyền và nghĩa vụ áp dụng những phương thức rõ ràng và chắc chắn trong việc hỗ trợ các nhà sản xuất nhỏ và việc sản xuất tạo sự khác biệt. Để đảm bảo sự tự do kinh tế mà tất cả đều có thể có được lợi ích cách hiệu quả từ đó, thì những hạn chế đôi khi cần phải được áp đặt trên những người đang sở hữu nguồn lực lớn hơn và có sức mạnh tài chính mạnh hơn. Để tuyên bố sự tự do kinh tế trong khi những điều kiện thực tế thì lại đang ngăn chặn nhiều người khỏi việc tham dự vào nền kinh tế ấy, và trong khi các khả năng việc làm thì tiếp tục xiết lại, là đang thực hiện lối nói nước đôi vốn mang lại cho các hoạt động chính trị điều tiếng xấu. Kinh doanh là một ơn gọi cao quý, hướng đến việc tạo ra sự giàu có và cải thiện thế giới. Việc kinh doanh có thể là một nguồn thịnh vượng sinh hoa trái cho những lãnh vực mà nó hoạt động, đặc biệt nếu việc kinh doanh ấy coi việc tạo ra việc làm là một phần thiết yếu của sự phục vụ của nó cho thiện ích chung.

Các lãnh vực công nghệ sinh học mới

130. Trong tầm nhìn triết học và thần học về con người nhân loại và về công trình tạo dựng mà tôi đã trình bày, thì thật rõ ràng là con người nhân loại, được phú ban cho khả năng lý luận và sự hiểu biết, không phải là một nhân tố bên ngoài để bị loại trừ. Mặc dù sự can thiệp của con người trên thực vật và động vật là được phép khi việc ấy gắn liền với những cần thiết của đời sống con người, Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo dạy rằng việc thí nghiệm trên các loại động vật về mặt đạo đức là chấp nhận được chỉ “khi việc ấy vẫn ở trong những giới hạn hợp lý [và] góp phần vào việc chăm sóc và cứu mạng sống con người”.[106] Giáo Lý xác định rõ rằng sức mạnh của con người có những giới hạn và rằng “thật trái với phẩm giá con người khi làm cho các loại động vật phải chịu đau khổ và chết một cách không cần thiết”.[107] Tất cả những việc sử dụng và thí nghiệm như thế “đòi hỏi một sự tôn trọng mang tính tôn giáo dành cho tính toàn vẹn của công trình tạo dựng”.[108]

131. Ở đây tôi muốn nhắc lại vị thế quân bình của Thánh Gioan Phaolô II, Ngài đã nhấn mạnh những lợi ích của khoa học và tiến bộ công nghệ như là bằng chứng của “sự cao quý của ơn gọi làm người để dự phần một cách có trách nhiệm vào hành động sáng tạo của Thiên Chúa”, trong khi cũng nhấn mạnh rằng “chúng ta không thể can thiệp vào một lãnh vực của hệ thống sinh thái mà không chú ý cần thiết đến các hậu quả của sự can thiệp như thế trong các lãnh vực khác”.[109] Ngài làm rõ rằng Giáo Hội đánh giá cao những lợi ích vốn là kết quả “từ việc nghiên cứu và những ứng dụng của ngành sinh học phân tử, được bổ sung bởi những phân ngành khác như gen, và ứng dụng công nghệ của nó vào trong nông nghiệp và công nghiệp”.[110] Nhưng Ngài cũng chỉ ra rằng điều này phải không được dẫn đến “việc điều khiễn gen không biện phân được” [111] vốn phớt lờ những ảnh hưởng tiêu cực trên những sự can thiệp như vậy. Sự sáng tạo của con người không để bị áp chế được. Nếu một nghệ sỹ không thể bị ngăn chặn khỏi việc sử dụng khả năng sáng tạo của mình, thì những người sở hữu những quà tặng đặc biệt cho sự tiến bộ của khoa học và công nghệ cũng không thể bị ngăn chặn khỏi việc sử dụng những tài năng Thiên Chúa ban của họ cho việc phục vụ những người khác. Chúng ta cần không ngừng suy nghĩ lại về các mục tiêu, các hiệu quả, bối cảnh tổng thể và các giới hạn đạo đức của hoạt động con người này, vốn là một hình thức của quyền lực có liên hệ đến những rủi ro có thể xem xét được.

132. Do đó, đây là bộ khung đúng cho bất kì một sự suy tư nào có liên quan đến sự can thiệp của con người trên các loại thực vật và động vật, là sự can thiệp hiện nay bao gồm cả việc điều khiển gen bằng công nghệ sinh học nhân danh sự khai thác tiềm năng hiện diện trong thực tại vật chất. Sự tôn trọng bị mang nợ bởi niềm tin đối với lý trí mời gọi một sự chú ý gần gũi đối với điều mà các ngành khoa học sinh học, thông qua nghiên cứu đã không bị ảnh hưởng bởi những lợi ích kinh tế, có thể dạy cho chúng ta về các cấu trúc sinh học, những khả năng của chúng và những đột biến của chúng. Bất cứ một sự can thiệp hợp pháp nào sẽ tác động lên thiên nhiên chỉ để “cổ võ sự phát triển của thiên nhiên trong trật tự của nó, trật tự của việc tạo dựng, như đã được Thiên Chúa muốn”.[112]

133. Thật khó để đưa là một phán quyết chung về sự điều chỉnh gen (GM), bất luận đó là thực vật hay động vật, y tế hay nông nghiệp, bởi vì những điều này khác nhau rất lớn và mời gọi những sự suy xét cụ thể. Những mối nguy có liên hệ không phải luôn luôn do bởi các kĩ thuật sử dụng, mà hơn thế là do việc áp dụng không đúng đắn hoặc thái quá của chúng. Những đột biến gen, thực ra, đã thường, và vẫn tiếp tục thế, được tạo ra bởi chính thiên nhiên. Những đột biến được tạo ra bởi sự can thiệp của con người củng không phải là một hiện tượng hiện đại. Việc thuần hoá các loại động vật, việc lai giống giữa các chủng loại và những việc thực hành được chấp nhận xa xưa hơn và mang tính hoàn vũ có thể được đề cập như những điển hình. Tuy nhiên, chúng ta gần gợi nhắc rằng những phát triển khoa học trong điều chỉnh gen các hạt ngũ cốc đã khởi sự bằng việc quan sát vi trùng tự nhiên là loại đã điều chỉnh bộ gen một cách tự nhiên. Tuy nhiên, trong thiên nhiên, tiến trình này diễn ra chậm và không thể so sánh với tốc độ nhanh chóng được tạo ra bởi những tiến bộ công nghệ đương đại, ngay cả sau này được xây dựng trên sự tiến bộ khoa học của nhiều thế kỷ.

134. Mặc dù chưa có bằng chứng kết luận nào đang tồn tại cho rằng việc điều chỉnh gen các loại ngũ cốc có thể gây nguy hại cho con người, và ở một số vùng việc sử dụng này đã mang lại sự tăng trưởng kinh tế là điều đã giúp giải quyết các vấn đề, nhưng vẫn còn đó những khó khăn lớn lao cần phải không được coi thường. Ở nhiều nơi, theo sự hướng dẫn của những cây giống này, đất canh tác lại tập trung trong tay một vài chủ nhân do bởi “sự biến mất dần của những nhà sản xuất nhỏ, là những người, như một hậu quả của việc mất đất đai khai thác, đã bị buộc phải rút ra khỏi việc sản xuất trực tiếp”.[133] Những người tổn thương nhất trong số này lại trở thành những người lao động tạm thời, và nhiều công nhân vùng nông thôn mang lấy kết cục phải di chuyển đến những vùng đô thị cực nghèo. Sự mở rộng của những giống cây trồng này có hiệu quả phá huỷ mạng lưới phức tạp của các hệ thống sinh thái, loại bỏ sự đa dạng của việc sản xuất và ảnh hưởng đến các nền kinh tế vùng miền, bây giờ và trong tương lai. Ở nhiều quốc gia khác nhau, chúng ta thấy một sự mở rộng những kiểu cạnh tranh hẹp đối với việc sản xuất các loại ngũ cốc và những sản phẩm khác cần thiết cho việc canh tác của họ. Sự lệ thuộc này đang trở nền trầm trọng hơn là việc sản xuất những hạt giống không có khả năng sinh sản cần phải suy xét; hậu quả sẽ là buộc các nông dân phải mua chúng từ những nhà sản xuất lớn hơn.

135. Tất nhiên, những vấn đề này đòi hỏi sự chú ý không ngừng và một sự quan tâm đến các áp dụng đạo đức của chúng. Một cuộc tranh mang tính xã hội và khoa học có trách nhiệm ở diện rộng cần phải diễn ra, một cuộc tranh luận có khả năng suy xét hết tất cả mọi thông tin đang có và có khả năng gọi tên mọi thứ. Có đôi khi xảy ra là việc thông tin hoàn chỉnh lại không được đặt lên mặt bàn; một sự chọn lọc lại được thực hiện trên nền tảng của những lợi ích cụ thể, nó là nền kinh tế - chính trị hoặc kinh tế ý thức hệ. Điều này làm cho thật khó để đạt tới một sự phán quyết quân bình và cẩn trọng về những vấn đề khác nhau, một sự phán quyết suy xét hết tất cả các biến thích hợp. Những cuộc thảo luận là cần thiết mà trong đó tất cả những ai trực tiếp hay gián tiếp chịu ảnh hưởng (nông dân, người tiêu dùng, các nhà cầm quyền dân sự, các nhà khoa học, các nhà sản xuất hạt giống, và những người sống gần những cánh đồng chịu ảnh hưởng, và những người khác) có thể nói lên các vấn đề và mối bận tâm của họ, và được sử dụng nguồn thông tin đầy đủ và đáng tin cậy để đưa ra những quyết định vì thiện ích chung, hiện tại và tương lai. Đây là một vấn đề môi trường phức tạp; nó mời gọi một cách tiếp cận có thể hiểu được vốn đòi hỏi, ở mức độ tối thiểu, những nỗ lực lớn lao hơn để hoạch định tài chính cho những lãnh vực nghiên cứu độc lập, liên ngành có thể chiếu rọi ánh sáng mới trên vấn đề.

136. Mặt khác, thật là rắc rối là, khi một số phong trào sinh thái bảo vệ tính toàn vẹn của môi trường, đòi hỏi cách đúng đắn rằng một số giới hạn nhất định cần phải được áp đặt lên trên việc nghiên cứu khoa học, thì đôi khi họ lại thất bại để áp dụng cùng những nguyên tắc đó vào trong cuộc sống con người. Có một xu hướng biện minh cho việc làm trổi vượt tất cả mọi ranh giới khi một cuộc thí nghiệm được thực hiện trên phôi thai sống của con người. Chúng ta quên mất rằng sự xứng đáng bất khả xâm phạm của con người vượt ra mức độ phát triển của mình. Cùng một cách, khi công nghệ coi thường các nguyên tắc đạo đức cao cả, thì nó sẽ mang lấy kết cục là coi bất kì một việc thực hành của bất kì ai là hợp pháp. Như chúng ta đã thấy trong chương này, một nền công nghệ phục vụ tách lìa khỏi đạo đức thì sẽ không dễ gì có thể giới hạn sức mạnh của chính nó.

Joseph C. Pham (Chuyển ngữ)




[82] BENEDICT XVI, Encyclical Letter Caritas in Veritate (29 June 2009), 69: AAS 101 (2009), 702.
[83] ROMANO GUARDINI, Das Ende der Neuzeit, 9th ed., Würzburg, 1965, 87 (English: The End of the Modern World, Wilmington, 1998, 82).
[84] Ibid.
[85] Ibid., 87-88 (The End of the Modern World, 83).
[86] PONTIFICAL COUNCIL FOR JUSTICE AND PEACE, Compendium of the Social Doctrine of the Church, 462.
[87] ROMANO GUARDINI, Das Ende der Neuzeit, 63-64 (The End of the Modern World, 56).
[88] Ibid., 64 (The End of the Modern World, 56).
[89] Cf. BENEDICT XVI, Encyclical Letter Caritas in Veritate (29 June 2009), 35: AAS 101 (2009), 671.
[90] Ibid., 22: p. 657.
[91] Apostolic Exhortation Evangelii Gaudium (24 November 2013), 231: AAS 105 (2013), 1114.
[92] ROMANO GUARDINI, Das Ende der Neuzeit, 63 (The End of the Modern World, 55).
[93] JOHN PAUL II, Encyclical Letter Centesimus Annus (1 May 1991), 38: AAS 83 (1991), 841.
[94] Cf. Love for Creation. An Asian Response to the Ecological Crisis, Declaration of the Colloquium sponsored by the Federation of Asian Bishops’ Conferences (Tagatay, 31 January-5 February 1993), 3.3.2.
[95] JOHN PAUL II, Encyclical Letter Centesimus Annus (1 May 1991), 37: AAS 83 (1991), 840.
[96] BENEDICT XVI, Message for the 2010 World Day of Peace, 2: AAS 102 (2010), 41.
[97] ID., Encyclical Letter Caritas in Veritate (29 June 2009), 28: AAS 101 (2009), 663.
[98] Cf. VINCENT OF LERINS, Commonitorium Primum, ch. 23: PL 50, 688: “Ut annis scilicet consolidetur, dilatetur tempore, sublimetur aetate”.
[99] No. 80: AAS 105 (2013), 1053.
[100] SECOND VATICAN ECUMENICAL COUNCIL, Pastoral Constitution on the Church in the Modern World Gaudium et Spes, 63.
[101] Cf. JOHN PAUL II, Encyclical Letter Centesimus Annus (1 May 1991), 37: AAS 83 (1991), 840.
[102] PAUL VI, Encyclical Letter Populorum Progressio (26 March 1967), 34: AAS 59 (1967), 274.
[103] BENEDICT XVI, Encyclical Letter Caritas in Veritate (29 June 2009), 32: AAS 101 (2009), 666.
[104] Ibid.
[105] Ibid.
[106] Catechism of the Catholic Church, 2417.
[107] Ibid., 2418.
[108] Ibid., 2415.
[109] Message for the 1990 World Day of Peace, 6: AAS 82 (1990), 150.
[110] Address to the Pontifical Academy of Sciences (3 October 1981), 3: Insegnamenti 4/2 (1981), 333.
[111] Message for the 1990 World Day of Peace, 7: AAS 82 (1990), 151.
[112] JOHN PAUL II, Address to the 35th General Assembly of the World Medical Association (29 October 1983), 6: AAS 76 (1984), 394.
[113] EPISCOPAL COMMISSION FOR PASTORAL CONCERNS IN ARGENTINA, Una tierra para todos (June 2005), 19.
[114] Rio Declaration on Environment and Development (14 June 1992), Principle 4.
[115] Apostolic Exhortation Evangelii Gaudium (24 November 2013), 237: AAS 105 (2013), 1116.
[116] BENEDICT XVI, Encyclical Letter Caritas in Veritate (29 June 2009), 51: AAS 101 (2009), 687.
[117] Some authors have emphasized the values frequently found, for example, in the villas, chabolas or favelas of Latin America: cf. JUAN CARLOS SCANNONE, S.J., “La irrupción del pobre y la lógica de la gratuidad”, in JUAN CARLOS SCANNONE and MARCELO PERINE (eds.), Irrupción del pobre y quehacer filosófico. Hacia una nueva racionalidad, Buenos Aires, 1993, 225-230.
[118] PONTIFICAL COUNCIL FOR JUSTICE AND PEACE, Compendium of the Social Doctrine of the Church, 482.
[119] Apostolic Exhortation Evangelii Gaudium (24 November 2013), 210: AAS 105 (2013), 1107.
[120] Address to the German Bundestag, Berlin (22 September 2011): AAS 103 (2011), 668.
[121] Catechesis (15 April 2015): L’Osservatore Romano, 16 April 2015, p. 8.
[122] SECOND VATICAN ECUMENICAL COUNCIL, Pastoral Constitution on the Church in the Modern World Gaudium et Spes, 26.
[123] Cf. Nos. 186-201: AAS 105 (2013), 1098-1105.
[124] PORTUGUESE BISHOPS’ CONFERENCE, Pastoral Letter Responsabilidade Solidária pelo Bem Comum (15 September 2003), 20.
[125] BENEDICT XVI, Message for the 2010 World Day of Peace, 8: AAS 102 (2010), 45.
[126] Rio Declaration on Environment and Development (14 June 1992), Principle 1.
[127] BOLIVIAN BISHOPS’ CONFERENCE, Pastoral Letter on the Environment and Human Development in Bolivia El universo, don de Dios para la vida (March 2012), 86.
[128] PONTIFICAL COUNCIL FOR JUSTICE AND PEACE, Energy, Justice and Peace, IV, 1, Vatican City (2014), 53.
[129] BENEDICT XVI, Encyclical Letter Caritas in Veritate (29 June 2009), 67: AAS 101 (2009).
[130] Apostolic Exhortation Evangelii Gaudium (24 November 2013), 222: AAS 105 (2013), 1111.
[131] PONTIFICAL COUNCIL FOR JUSTICE AND PEACE, Compendium of the Social Doctrine of the Church, 469.
[132] Rio Declaration on the Environment and Development (14 June 1992), Principle 15.
[133] Cf. MEXICAN BISHOPS’ CONFERENCE, EPISCOPAL COMMISSION FOR PASTORAL AND SOCIAL CONCERNS, Jesucristo, vida y esperanza de los indígenas e campesinos (14 January 2008).

Đăng nhận xét