Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

ĂN CHAY VÀ KIÊNG THỊT Theo Công Giáo (Phần 1)

Written By Thanhcao's Blog on Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015 | 21:47

Trong lớp, một số bạn thắc mắc về việc thực hành ăn chay và kiêng thịt trong Công Giáo. Một số bạn cho rằng: "Ăn chay theo cách của Công Giáo rất đơn giản và chẳng mấy ý nghĩa. Một năm có hai ngày ăn chay thôi. Ăn chay kiêng thịt nhưng mà ăn hải sản nhiều khi còn tốn tiền hơn nữa!" Để giải đáp vấn đề đó, Vt xin được giải đáp trước tiên về hình thức giữ chay và kiêng thịt trước khi đi vào ý nghĩa của việc thực hành này.
Hãy nhớ mình là ai và mình thuộc về đâu! Hình internet

Đầu tiên, khi nói về ăn chay và kiêng thịt, chúng ta cần phân biệt rõ ràng giữa ăn chay và kiêng thịt.

1. Xét về hình thức

Ăn chay 
Chỉ hành động tiết chế ăn uống nhưng vẫn có thể ăn thịt. 

Khi thực hành giữ chay, người tín hữu lấy bữa trưa làm bữa chính, nghĩa là ăn no, còn bữa sáng và  bữa trưa thì chỉ ăn chút đỉnh và bụng vẫn còn đói, ngoài ra không được ăn vặt trong ngày giữ chay, trừ uống nước lã. 

Hiểu cách nôm na, đây là việc nhịn ăn có mục đích tôn giáo.

Kiêng thịt: 

Chỉ hành động kiêng, hay nói đúng hơn là không được ăn thịt các loài động vật máu nóng: các động vật có vú trên cạn và chim trời, bao gồm cả thịt và nội tạng. 

Được ăn các loài máu lạnh: đồ thủy sản và các loài lưỡng cư và bò sát. Được ăn cá, trứng, sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa và pho-mát cùng với các dạng nước thịt hoặc pha nước thịt như gia vị (có thể dùng mỡ để chế biến thức ăn chẳng hạn). 

Như vậy, kiêng thịt nhắm tới việc kiêng ăn một số thức ăn có mục đích tôn giáo 

Trên lý thuyết, giữ chay và kiêng thịt khác nhau. Nhưng trên thực tế, việc thực hành giữ chay và kiêng thịt thường đi đôi với nhau nên khi nói tới ăn chay thường ngậm hiểu là có kèm theo việc kiêng thịt.

2. Ăn chay kiêng thịt hay là giữ chay kiêng thịt

Ăn chay vốn là một hình thức thực hành trong nhiều tôn giáo. Tuy nhiên, trong Công Giáo thấy xuất hiện hai từ giữ chay và ăn chay. Ở đây không đi xâu và phân tích nhưng xin nêu lên như sau:

Ăn chay kiêng thịt vốn nhắm tới hình thức ăn uống kiêng cữ theo mục đích tôn giáo xét về hình thức. Đó là nghĩa hẹp của việc ăn chay như: Phật tử ăn chay trường là kiêng tất cả các loài động vật và chỉ ăn thực vật; tín hữu Hồi giáo ăn chay thì kiêng cữ ban ngày còn ban đêm thì được tự do. Tuy nhiên, ăn chay không dừng lại ở đó mà đi tới một hình thức cao hơn là kiêng cữ các hình thức và phương tiện làm thỏa mãn chính mình. Như Phật tử ăn chay để dưỡng tâm từ, Kitô hữu ăn chay thường đi kèm với thống hối, cải thiện đời sống, cầu nguyện và làm việc bái ái.

Giữ chay luôn luôn được hiểu theo nghĩa rộng. Theo đó, giữ chay là tuân thủ cẩn mật những quy định và yêu cầu về việc chay tịnh. Như vậy, giữ chay chính là ăn chay hiểu theo nghĩa rộng.

Như đã nói trên, việc gọi là ăn chay hay giữ chay không quan trọng. Quan trọng là cách hiểu và cách thực hành trong đời sống. Ăn chay cần được hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa là cần thoát khỏi tính hình thức và đi vào tinh thần của việc ăn chay. Giữ chay cũng cần thoát khỏi tính nệ luật để chúng ta thực sự trở thành những con người tự do.

3. Giữ chay và kiêng thịt vào những ngày nào:

Theo giáo luật số 1250 và 1251: Giáo hội quy định

Buộc giữ chay và kiêng thịt các ngày thứ tư lễ tro và thứ 6 tuần thánh

Giáo hội chọn những ngày thứ sáu trong năm và mùa chay là những ngày phải kiêng thịt hoặc kiêng một thức ăn nào khác tùy theo Hội đồng Giám mục địa  phương quy định

4. Luật buộc những ai? 

Về việc giữ chay: buộc tất cả những người từ 18 tuổi trọn cho đến 60  ( tính từ khi bước qua tuổi 18 cho đến khi bước qua tuổi 60, dù thiếu 1 ngày cũng không tính). Như vậy, những người trên 60 tuổi không buộc phải giữ chay.

Về việc kiêng thịt: buộc tất cả những người từ 14 tuổi trọn trở lên, nghĩa là có tuổi bắt đầu và không có tuổi kết thúc.

Ngoài ra, luật buộc còn tùy theo Đức Giám mục giáo phận hoặc quy định của các dòng tu cách riêng, hoặc có thể chuyển việc giữa chay và kiêng thịt qua một ngày khác sao cho thuận tiện (Ví dụ: Thứ 4 lễ tro tại Việt Nam hay trùng vào những ngày tết cổ truyền. Để hòa vui với niềm vui chung của dân tộc, Hội đồng Giám mục hoặc Giám mục địa phương có thể dời việc ăn chay kiêng thịt vào ngày khác cho phù hợp và giáo dân ở đó buộc phải giữ chay trong ngày đã ấn đinh. Các tín hữu ở địa phận khác tới đó, mặc dù địa phận mình đã giữ chay đúng ngày vẫn buộc phải giữ chay theo địa hạt mình đến, đây gọi là luật tòng thổ). Thông thường, các dòng tu ăn chay và kiêng thịt vào các ngày thứ tư và thứ 6 hàng tuần.

5. Những ai được miễn trừ giữ chay và kiêng thịt?

Các trường hợp sau đây không buộc phải giữ chay và kiêng thịt:

 Cách chung:

- Nếu như ngày giữ chay và kiêng thịt trùng vào các ngày lễ trọng: như lễ thánh Giuse bạn trăn năm Đức Maria -19/3 thường trùng vào mùa chay nhưng được miễn.

- Những người bệnh nhân hoặc vì lý do sức khỏe

Các trường hợp được Đức Giám mục, linh mục chính xứ hoặc Bề trên dòng tha cho việc giữ chay và kiêng thịt (Giáo luật số 1245)

Cách riêng:

Được tha giữ chay: 


- Những người phải làm việc nặng nhọc,

- Những người nghèo khó vẫn khổ sở vì đói,


Được tha kiêng thịt:



- Người vì công việc nặng nhọc cần phải ăn thịt,
- Người mà chủ nhà, chủ nhân, nhà thương không cho đồ ăn khác...

Ngoài ra, ai cần tha thì xin phép linh mục xứ, cộng đoàn nơi mình đang ở.


7. Có được thay thế việc giữa chay kiêng thịt bàng các hình thức khác hay không?


Việc thay thế giữ chay bằng các hình thức khác do Hội đồng Giám mục hoặc Giám mục quy định. Thông thường,"Hội đồng Giám mục có thể ấn định rõ hơn luật giữ chay và kiêng thịt, cũng như có thể thay thế toàn phần hay một phần việc kiêng thịt và ăn chay bằng những hình thức sám hối khác, nhất là bằng những việc bác ái và việc đạo đức." (Giáo luật 1253). Ngoài ra, những ai vì lý do nào đó không thể giữ được phải làm một hy sinh, hãm mình khác bù lại.


Việc ăn chay của người Công giáo không dừng lại ở hình thức bên ngoài nhưng hướng tới sự hoán cải nội tâm như Giáo luật đã dạy:

Giáo luật số 1249 viết: Luật Chúa buộc mọi tín hữu làm việc thống hối theo các thức riêng của mỗi người. Nhưng để các tín hữu liên kết với nhau trong một vài nghĩa vụ thống hối chung, luật qui định những ngày thống hối , để trong những ngày ấy, các tín hữu chú trọng đặc biệt đến sự cầu nguyện, thi hành việc đạo đức và việc bác ái, từ bỏ bản thân, bằng các trung thành chu toàn các bổn phận riêng và nhất là bằng cách giữ chay và kiêng thịt".


Giáo luật số 1251 cũng khuyên các chủ chăn và các phụ huynh dạy cho các em dù chưa đến tuổi buộc ăn chay và kiêng thịt để chúng hiểu biết ý nghĩa đích thực của việc thống hối.





Tóm lại

TUỔI GIỮ CHAY: Từ 18 tuổi trọn đến hết 59 tuổi.

TUỔI KIÊNG THỊT: Từ 14 tuổi trở lên

CÁCH GIỮ CHAY: Trong ngày chay chỉ được ăn một bữa no(chọn bữa nào cũng được), còn những bữa khác chỉ được ăn chút ít để bụng còn đói. Trong ngày chay không được ăn vặt như kẹo, bánh v.v

CÁCH KIÊNG THỊT: Cấm ăn thịt loài máu nóng 

NGÀY BUỘC GIỮ CHAY VÀ KIÊNG THỊT : Thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh


(hết phần 1)


1 nhận xét:

lúc 20:26 16 tháng 5, 2016 Reply

Tôi không biết phải giới thiệu như thế nào. Những quyển sách mà các bạn sẽ đọc sau đây là những tác phẩm vô cùng quý cho những người thành tâm tìm đạo. Không phải bằng sự tin tưởng, cầu nguyện, mà bằng sự sáng suốt. Kinh Bát Đại Nhân Giác có câu “ Duy Tuệ Thị Nghiệp ”. Như người đi đêm chỉ cần một ánh đèn là đũ. Nếu những lời hay, sách quý đúng vào mục đích nhất là mục đích cốt tủy của người tầm đạo thì thật là như một ngọn đèn sáng. Trân trọng giới thiệu với các bạn tác phẩm “ Ta là Cái Đó ” và nhiều quyển sách quý giá khác của dịch giả Vũ Toàn. Vô cùng cảm ơn công sức dịch thuật của dịch giả và sự chia sẻ vô vụ lợi của Ông. Tác phẩm “ Ta là Cái Đó ” là “ Đối thoại sấm sét, trực chỉ giữa một người ở ngoài Tâm và những người còn quanh quẩn trong Tâm ”. Xin mời các bạn. Nếu các bạn muốn, xin vào trang web chuabenhdongian.com và để lại email tôi sẽ gửi sách đến các bạn

Đăng nhận xét