Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

TÔN GIÁO PHI TÔN GIÁO!

Written By Thanhcao's Blog on Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015 | 21:17

Đăng lại với phản hồi của Đặng Vũ Thanh Nguyên:

Thật ra thì bài viết này khá chung chung, viết dựa trên những diễn biến gần về tội ác do hồi giáo cực đoan gây ra. Người viết hoàn toàn không có đủ kiến thức về hồi giáo đâu Quyen Song ạ. Nếu người viết có kiến thức về sách Coran thì sẽ có cái nhìn hoàn toàn khác !

Trong kinh Coran vốn không có chữ "tình yêu thương" và "tha thứ"! Từ đầu đến cuối đều chỉ là bạo lực và dụ dỗ. Tôi xin lấy thí dụ:

Chương (Sourate) 55:72 và chương 56:35 nói: những kẻ tử vì đạo sẽ được hưởng nước thiên đường với 72 trinh nữ (houries).

Câu này có khác gì kích động kẻ cuồng tín sẵn sàng chết để đổi lấy sự sung sướng không ?

Toàn bộ kinh Coran chỉ có 10 câu "tình yêu" ! nhưng phải xét lại coi nó là tình yêu loại gì. thí dụ:

- 3 câu nói về tình yêu của Allah với tín đồ
- 2 câu nói về tình yêu của tín đồ với Allah
- 4 câu nói về tình yêu sự giầu có !
- 1 câu nói về tình yêu mà người vợ phải dành cho chồng !

Nếu tính cả kinh Coran và các sách phụ. Tổng số trang có thể lên đến gần 1000 trang mà chỉ có 10 câu nói về hay đề cập đến tình yêu thì cuốn sách đó thật là đáng sợ. Trong khi đó, nói về trả thù, giết và những gì liên quan đến chém giết thì nhiều vô kể hầu như cứ vài ba trang là lại có nhóm từ "chém, giết" !

Chỉ vài hàng để cmt thì ko thể nào nói hết được. Tuy nhiên, trước khi chấm dứt, tôi cần phải nhắc lại một điều để những kẻ còn ngu ngơ cần phải hiểu.... Hồi giáo không chỉ muốn tiêu diệt đạo Chúa đâu nhé. Với hòi giáo tất cả những ai không theo đạo hồi đều bị coi là kẻ nghịch đạo đều đáng phải chết ! Các bạn theo Phật giáo, hoặc ko có đạo nào thì đừng có tưởng bở rằng mình ko theo đạo Chúa thì hồi giáo sẽ để mình đuợc yên đâu nhé.

thí dụ khác: trong Kinh thánh Cơ đốc, cuốn Tân ước mỏng hơn cuốn kinh Coran vậy mà Kinh Thánh Tân ước đã có đến hơn 300 câu nói về tình yêu thương giữa Thiên Chúa với con người, giữa người với người, giũa người với Chúa. Trong khi kinh Coran như chú đã viết ở phần trên chỉ có đúng 10 lần 

-----------------------------------------

Trong suốt thời gian vừa qua, chúng ta thấy được những hình ảnh kinh hoàng về những vụ thảm sát gây ra bởi nhóm nhà nước Hồi giáo tự xưng IS. Những hình ảnh đáng kinh tởm về việc những đao phủ chặt đầu con tim mà không gớm tay. Thay vào đó là những nụ cười và hãnh diện vì đã phục vụ cho tôn giáo của mình. Phục vụ cho mục đích Hồi giáo hóa thế giới này.
 
Ảnh vi.wikipedia.org
Ăn miếng trả miếng

Hôm nay, đọc tin tức trên internet, lại thêm một tin tức nữa về IS, Nhà nước Hồi giáo thiêu sống phi công Jordan. Một hình thức trả thù theo đúng nghĩa đen: anh làm cho tôi điều gì tôi trả lại cho anh thứ đó. Thử hỏi, với những hình ảnh trên, mấy ai vui!

Thưa, đầu tiên là những chiến binh IS. Họ vui lắm vì coi đây là cuộc thánh chiến và nếu có tử trận, ta vẫn lọt vào hàng tử đạo. Thánh thiện quá, đạo đức quá vì nó phục vụ cho mục đích tôn giáo cao cả. Nhưng tôn giáo nào vậy? Đó là tôn giáo đã bị chính trị hóa.

Khi tôn giáo đã bị chính trị hóa thì nó sẽ xa rời mục đích tối hậu của mình. Lúc đó, tôn giáo không nhằm giải quyết các vấn đề con người nhưng trở thành công cụ của sự loại trừ và sát hại. Vì vậy, không có cuộc chiến nào cam go, khốc liệt và đáng sợ cho bằng chiến tranh nhân danh tôn giáo. Nhóm nhà nước Hồi giáo IS là một minh chứng cho điều đó.

 Vật hóa con người!

Tới đây, tôi sự nhớ tới lời giới thiệu trong phần đầu và cuối tập phim: Chuyện tử tế của Đạo diễn Trần Văn Thủy: 
"Tất nhiên, chỉ có súc vật mới quay lưng lại với nỗi đau của con người mà chăm lo cho bộ da của mình..." Karl Marx

Ấy thế, ở đây, và ngay tại thời điểm này, con người đang quay lưng lại với nhau và chăm lo cho bộ da của mình là thứ tôn giáo chính trị hóa và bạo lực hóa. Một thứ tôn giáo phi tôn giáo vì nó đánh mất đi mục đích chính là thăng tiến và giải thoát con người. Giải thoát con người khỏi lo âu và sợ hãi. Giải thoát con người khỏi cái Ngã vốn quy mình làm cái rốn của vũ trụ để loại trừ người khác. Giải thoát để con người có thể mở lòng mình ra mà đón nhận người khác.

Thật đau đớn thay, các nước đã đồng thành lên án hình thức tôn giáo cực đoan này, trong khi các tôn giáo dường như im lặng. Ngoài Công Giáo, chúng ta thấy có ít tôn giáo nào dám lên tiếng về những chuyện thế này. Nếu cứ im hơi lặng tiếng là chính chúng ta đang đồng lõa và cổ vũ cho cái ác. Cái ác lớn nhất không phải là cái ác nhưng là sự im lặng trước cái ác để nó tiếp tục hoành hành. Những lúc như thế này, chính chúng ta, những người lớn cần đọc lại tâm tư của những người trẻ, dù chưa thành niên:
“Tôi chỉ có hai lựa chọn: hoặc là im lặng và sống mòn trong khủng bố rồi bị giết hại hay là lên tiếng rồi cũng bị giết.” - Malala Yousafzai
 “Tôi không muốn cuộc đấu tranh cho dân chủ phải truyền lại cho đời sau. Đây là trách nhiệm của chính thế hệ chúng ta”. - Joshua Wong
 Lên tiếng hay im lặng?

Người trẻ đã dám nói tiếng nói của mình. Còn chúng ta? Chúng ta đã làm gì! Còn tôn giáo, đặc biệt Hồi giáo đã làm gì! Chúng ta cần đặt câu hỏi cho chính chúng ta và cho cả những nhà lãnh đạo tôn giáo, đặc biệt Hồi giáo.

Tại sao lại đặt câu hỏi như thế! Đặt ra câu hỏi không phải để lên án nhưng là để nói với nhau rằng: cẩn trọng, vì nhiều khi ta nghĩ mình đạo đức thánh thiện lại chính là lúc ta đang dửng dưng và vô cảm với cuộc đời. Sự vô cảm được ẩn giấu dưới vỏ bọc của sự thánh thiện. Vô cảm loại bỏ tương quan trong khi tất cả các tôn giáo, dù cách này hay cách khác đều đặt người tin vào một mối tương quan chằng chịt. Đó là điều Hiến chế vui mừng và hy vọng đã khẳng định:
"Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng họ. Thực vậy, cộng đoàn của họ được cấu tạo bằng những con người đã được quy tụ trong Chúa Kitô, được Chúa Thánh Thần hướng dẫn trong cuộc lữ hành về Nước Cha và đã đón nhận tin mừng cứu rỗi đem tới cho mọi người. Vì thế, cộng đoàn ấy mới nhận thấy mình thực sự liên hệ mật thiết với loài người và lịch sử nhân loại " Gaudium Et Spes số 1
Chính vì mọi thứ của trần thế này đều liên quan đến những người tin, cách riêng với Kitô giáo, nên chúng ta không thể im lặng trước sự dữ và để cho nó hoành hành. Song, điều đáng nói là Công giáo đang đơn thương độc mã trong cuộc chiến ngược dòng để cứu lấy con người. Đơn thương độc mã không phải vì không có người lên tiếng nhưng vì trong các tôn giáo, dường như tiếng nói còn yếu ớt. Thử hỏi, đâu sứ mệnh của tôn giáo?

Vẫn biết rằng, tôn giáo không giải quyết chuyện trần gian nhưng tôn giáo phải có trách nhiệm là cố vấn luân lý, lãnh đạo tinh thần và hướng thượng cho nó chứ không phải để nó lèo lái. Hồi giáo cực đoan và IS là một ví dụ cho thấy sự dửng dưng vô cảm của tôn giáo và con người. Nếu chúng ta dửng dưng trước cái ác, một ngày nào đó nó sẽ mò tới ta. Lúc bấy giờ, chúng ta sẽ kêu ai và ai  thấu? Phải chăng đã đến lúc chúng ta dùng cụm từ VÔ CẢM TÔN GIÁO?*

Hãy là chính mình

Có bi quan lắm không khi chúng ta nói về sự vô cảm tôn giáo, một thứ vô cảm tập thể mà ít người nhận ra như tại Trung Đông, nơi các lãnh đạo Hồi giáo im hơi lặng tiếng để cho tín đồ mình sát hại nhau và gây tang thương cho tín đồ các tôn giáo khác và toàn thế giới. Hay như Trung Quốc muốn quốc hữu hóa Công giáo, biến Công giáo để trở thành Giáo hội yêu nước. Yêu nước ư! Thực ra là con cờ để thực hiện mục đích chính trị. Nếu không như thế, tại có giáo Giáo hội mang tên Hầm Trú, nơi những người khác muốn tham dự vào mặc cho nhà nước sách nhiễu và ngăn cấm. Đau đớn thay, tôn giáo của thế kỷ 21 mà vẫn bị thế quyền lèo lái.

Chuyện ấy cũng xảy ra tại Việt Nam. Có những tôn giáo đã bị chính trị hóa và biến thành con cờ chính trị. Cũng có những tôn giáo mới được lập ra để thỏa mãn nhu cầu chính trị. Một thứ tôn giáo nguy hiểm mà chúng ta quên đi nó là tôn giáo khi nó thần thánh hóa con người trong cái vỏ bọc chối bỏ thần thánh. Nó là căn nguyên của những căn nguyên lớn dẫn đến sự suy trầm của xã hội. 

Thứ tôn giáo này vẫn tồn tại tại Việt Nam và một số quốc gia khác. Thứ tôn giáo ấy đang nắm quyền kiểm soát cả chính trị lẫn xã hội và khiến cho người dân rơi vào sự cùng cực. Thứ tôn giáo ấy cũng đào tạo ra một thế hệ những người vô cảm dám chà đạp tất cả vì mục đích và lợi ích của mình, dù họ chẳng phương hại gì tới mình. Đó không phải là tôn giáo nhưng lại đang tôn giáo hóa âm thầm cùng với sự phá hủy tôn giáo và muốn kiểm soát tôn giáo. 

Trên tất cả, những điều trên không thể khiến cho tôn giáo suy vong. Suy cho đến cùng, tôn giáo và chỉ tôn giáo mới có câu trả lời rốt ráo cho con người. Song, đó không phải là thứ tôn giáo bạo lực hay chính trị hóa. Đó phải là tôn giáo dẫn con người ta tới nguồn cội. Tôn giáo đưa người ta tìm lại ý nghĩa đích thực của đời mình. Tôn giáo làm cho người ta sống thiện và yêu thương hơn mỗi ngày. Tôn giáo khiến cho chúng ta, những con người sống tử tế với nhau cho dù khác cách tuyên tín. Vậy nên, tôn giáo còn có một cái tên khác là Tông Giáo.

Ước mong sao tôn giáo luôn là chính mình! 
SG 4/2/2015
----------------
*Vô cảm tôn giáo ở đây không muốn vơ đũa cả nắm tất cả các tôn giáo hay có ý xúc phạm tới các vị lãnh đạo tôn giáo hoặc bất cứ tôn giáo nào. Nhưng trên hết, bản thân người viết muốn rằng: tôn giáo luôn luôn mang trong mình nhiệm vụ thức tỉnh thế giới và thăng tiến con người vì thế hãy trả cho tôn giáo những gì thực là của tôn giáo!

 

Đăng nhận xét