Thu đã về với những cơn gió heo may đầu mùa.
Với người dân phía Bắc đây là tin vui vì sắp tới lúc lúa trổ cờ. Lúa trổ cờ đúng dịp con người phải khoác lên mình chiếc áo thu đông báo hiệu cho một vụ mùa bội thu sau đó. Chiêm bóc vỏ mùa xỏ tay là thế.
Nếu gió heo may báo trước cái rét đầu mùa và tương lai vụ mùa cùng với tiết trời trong xanh ngăn ngắt thì người miền Trung lại khấp khởi lo lắng một mùa mưa lũ sắp về.
Thực vậy, mỗi khi nghe tin bão hay áp thấp nhiệt đới mà có tin không khí lạnh hay thấy gió bấc - gió heo may nổi lên thì dân Bắc mừng vui vì chắc chắn bão gió bị đẩy lui, đẩy lui vào miền Trung. Miền Trung, đòn gánh giữa hai đầu đất nước sẽ gánh chịu những trận cuồng phong và những cơn hồng thủy cuốn trôi đi tất cả. Miền đất chó ăn đá gà ăn sỏi khi nghe tin gió heo may liền chạnh lòng vì biết những ngày giông tố sắp tới.
Năm nay, gió heo may về như đã hẹn và lúa trổ cờ đúng lúc. Cơn bão số ba cũng viếng thăm miền Trung như một lịch trình khi gặp gió bấc. Bão đã đổ bộ vào Quảng Nam - Đà Nẵng. Cơn bão số ba gây thiệt hại không đáng kể, theo như nhà nước đưa tin. Chưa biết số liệu thực hư thế nào, nhưng những ngày qua, bốn ngày liền, Sài Gòn mưa như thác đổ, mưa suốt ngày suốt đêm. Sài Gòn biến thành sông thành suối. Thậm chí, nhiều con đường trước giờ không ngập như đường Nguyễn Thái Sơn trước bệnh viện 175 cũng ngập ngụa, kẹt xe cuốn theo những người phụ nữ và em thơ té nhào. Có lẽ vì thế mà Việt Nam có hai thành: Hà Thành và Thành Hồ.
Dạo này Hà Thành và Thành Hồ lắm những cơn mưa. Cơn mưa ngập ngụa với những dòng nước đen cuốn trôi biết bao thứ. Dòng nước đen cản trở người dân đi lại. Dòng nước đen cản trở các công ty xí nghiệp hoạt động. Dòng nước cản trở, cản trở đủ thứ khi làm hư hại nhiều máy móc cũng như phương tiện đi lại hay sản xuất cùng với nỗi lắng lo của người dân. Thành Hồ giờ được kéo dài tới tận Hố Nai - Biền Hòa với cơn mưa tầm tã kéo dài mấy ngày qua.
Ngẫm lại thấy cũng lạ. Một người bị chặn họng có thể nói? Vậy mà chính sách phát triển đô thị sao cứ lấp sống hồ như đô thị Nam Sài Gòn hay lấp sông Đồng Nai. Cửa thoát nước và hồ chứa nước bị chặn, bị lấp thì đương nhiên nước phải dâng lên. Trên mạng, dân đang mượn lời của vị quan chức nào đó đồ rằng: mấy ngày này thế nước đang lên.
Thế nước đang lên thật. Thế nước đang lên nhận chìm bao thứ. Thế nước đang lên cùng với thế điện, thế xăng, thế nợ,... Cả thế thuế nữa. Có lẽ ai đó đã tới mùa thu với cơn gió heo may thấy khấp khởi mừng khi tất cả dân Việt đều biến thành dân Trung trong "mùa mưa bão".
Mùa mưa bão chặn đi cơ hội sống và cuốn phăng đi mọi thứ có thể do người dân miền Trung xây dựng thì cơn bão đang ập xuống dân Việt với gió heo may từ lâu sao chẳng ai thấy mà đề phòng. Có những đập và những phố cũng như khu vui chơi đang chặn cổ người dân mà sao dân chẳng biết để cứ vui mừng vì vẻ hào nhoáng bên ngoài. Thế nước đang lên mà sao dân cứ bình chân như vại để rồi phố biến thành sông, thành suối đen như giòng máu thâm trong cơ thể. Một giòng máu thiếu oxy mà dân vẫn vui cười không biết rằng thán khi đầy ra đó. Thành Hồ và Hà Thành đang như thế. Mà chả phải hai thành đó mà cả thành Việt cũng như thế khi những cơn bão kia đã biết chớp lấy thời cơ khi có gió heo may hầu đổ bộ vào miền Trung trong sự già nua của xã hội và ai đó yên tâm xỏ áo khi cái lạnh về.
Cái lạnh về mà thế nước cứ lên chịu sao thấu. Người xưa bảo kẻ không biết chuẩn bị thì nước tới chân mới nhảy, còn bây giờ, những Con Lũ mà dân Việt đang hứng chịu đã dâng lên đến cổ mà chả mấy người biết nhảy. Dân Việt vẫn cứ bình chân như vại mặc dù gió heo may đã về từ lâu. Cơn gió báo hiệu sự già nua và chết chóc của tuổi đời với những ngày ngủ đông của biết bao sinh vật. Phải chăng vì thế mà sinh lực của tuổi trẻ đã dần mất đi và mất đi một cách thảm thương trước cơn lũ cuộc đời. Cơn lũ đã lấy đi tất cả những gì tạo nên thương hiệu của người Việt để rồi giờ đây là cả một giòng sông đen ngòm với đủ các thứ rác rến tuôn ra từ lòng người. Những thứ rác rến bốc mùi đó tạo nên những cơn áp thấp gây mưa khủng khiếp. Có lẽ vì quen mùi nên ta chẳng thấy.
Bão là thế, khi nó còn ngoài khơi thì là bão nhưng khi vào đất liền bão sẽ suy yếu thành áp thấp và gây thiệt hại khôn cùng. Ở Việt Nam, có những con bão như thế đã đổ bộ và biến thành thứ áp thấp nhiệt đới tạo thế nước ngày một lên cao nhận chìm những gì là chân quý của người Việt. Có ai nhận thấy mùi phát ra từ đống rác rưởi tạo nên thứ áp thấp ấy không?
Ai thấy, tôi không biết. Tôi thấy mùi vật chất và quyền lực như thế nước đang lên. Mùi này được báo hiệu lâu, lâu lắm rồi với những cơn gió heo may mà ta mãi quên để đến hôm nay những cơn bão đang ập xuống trên ta. Hậu quả của cơn bão thiên nhiên thế giới có thể chung tay khắc phục trong một thời gian ngắn nhưng con bão này nhiều khi mất cả đời người hoặc vài thế hệ mới xong. Ai, ai sẽ trả lời cho chúng ta về nguồn gốc của cơn bão? Ai sẽ chịu trách nhiệm để những cơn bão này dồn dập tới? Ai, ai sẽ tỉnh giác để biết các tránh những con bão này? Ai! Ai! ... Nhiều, nhiều câu hỏi cần được nêu lên nhưng trước tiên, chúng ta cần biết đâu là nguồn gốc của cơn bão và đâu là những cơn gió heo may đã biến dân Việt thành dân Trung!?
Sài Gòn 16/8/2015
Với người dân phía Bắc đây là tin vui vì sắp tới lúc lúa trổ cờ. Lúa trổ cờ đúng dịp con người phải khoác lên mình chiếc áo thu đông báo hiệu cho một vụ mùa bội thu sau đó. Chiêm bóc vỏ mùa xỏ tay là thế.
Nếu gió heo may báo trước cái rét đầu mùa và tương lai vụ mùa cùng với tiết trời trong xanh ngăn ngắt thì người miền Trung lại khấp khởi lo lắng một mùa mưa lũ sắp về.
Thực vậy, mỗi khi nghe tin bão hay áp thấp nhiệt đới mà có tin không khí lạnh hay thấy gió bấc - gió heo may nổi lên thì dân Bắc mừng vui vì chắc chắn bão gió bị đẩy lui, đẩy lui vào miền Trung. Miền Trung, đòn gánh giữa hai đầu đất nước sẽ gánh chịu những trận cuồng phong và những cơn hồng thủy cuốn trôi đi tất cả. Miền đất chó ăn đá gà ăn sỏi khi nghe tin gió heo may liền chạnh lòng vì biết những ngày giông tố sắp tới.
Năm nay, gió heo may về như đã hẹn và lúa trổ cờ đúng lúc. Cơn bão số ba cũng viếng thăm miền Trung như một lịch trình khi gặp gió bấc. Bão đã đổ bộ vào Quảng Nam - Đà Nẵng. Cơn bão số ba gây thiệt hại không đáng kể, theo như nhà nước đưa tin. Chưa biết số liệu thực hư thế nào, nhưng những ngày qua, bốn ngày liền, Sài Gòn mưa như thác đổ, mưa suốt ngày suốt đêm. Sài Gòn biến thành sông thành suối. Thậm chí, nhiều con đường trước giờ không ngập như đường Nguyễn Thái Sơn trước bệnh viện 175 cũng ngập ngụa, kẹt xe cuốn theo những người phụ nữ và em thơ té nhào. Có lẽ vì thế mà Việt Nam có hai thành: Hà Thành và Thành Hồ.
Thành Hồ sau cơn mưa - ảnh otofun |
Ngẫm lại thấy cũng lạ. Một người bị chặn họng có thể nói? Vậy mà chính sách phát triển đô thị sao cứ lấp sống hồ như đô thị Nam Sài Gòn hay lấp sông Đồng Nai. Cửa thoát nước và hồ chứa nước bị chặn, bị lấp thì đương nhiên nước phải dâng lên. Trên mạng, dân đang mượn lời của vị quan chức nào đó đồ rằng: mấy ngày này thế nước đang lên.
Thế nước lên ngập yên xe - ảnh fb Anthony Le |
Thế nước đang lên thật. Thế nước đang lên nhận chìm bao thứ. Thế nước đang lên cùng với thế điện, thế xăng, thế nợ,... Cả thế thuế nữa. Có lẽ ai đó đã tới mùa thu với cơn gió heo may thấy khấp khởi mừng khi tất cả dân Việt đều biến thành dân Trung trong "mùa mưa bão".
Mùa mưa bão chặn đi cơ hội sống và cuốn phăng đi mọi thứ có thể do người dân miền Trung xây dựng thì cơn bão đang ập xuống dân Việt với gió heo may từ lâu sao chẳng ai thấy mà đề phòng. Có những đập và những phố cũng như khu vui chơi đang chặn cổ người dân mà sao dân chẳng biết để cứ vui mừng vì vẻ hào nhoáng bên ngoài. Thế nước đang lên mà sao dân cứ bình chân như vại để rồi phố biến thành sông, thành suối đen như giòng máu thâm trong cơ thể. Một giòng máu thiếu oxy mà dân vẫn vui cười không biết rằng thán khi đầy ra đó. Thành Hồ và Hà Thành đang như thế. Mà chả phải hai thành đó mà cả thành Việt cũng như thế khi những cơn bão kia đã biết chớp lấy thời cơ khi có gió heo may hầu đổ bộ vào miền Trung trong sự già nua của xã hội và ai đó yên tâm xỏ áo khi cái lạnh về.
Cái lạnh về mà thế nước cứ lên chịu sao thấu. Người xưa bảo kẻ không biết chuẩn bị thì nước tới chân mới nhảy, còn bây giờ, những Con Lũ mà dân Việt đang hứng chịu đã dâng lên đến cổ mà chả mấy người biết nhảy. Dân Việt vẫn cứ bình chân như vại mặc dù gió heo may đã về từ lâu. Cơn gió báo hiệu sự già nua và chết chóc của tuổi đời với những ngày ngủ đông của biết bao sinh vật. Phải chăng vì thế mà sinh lực của tuổi trẻ đã dần mất đi và mất đi một cách thảm thương trước cơn lũ cuộc đời. Cơn lũ đã lấy đi tất cả những gì tạo nên thương hiệu của người Việt để rồi giờ đây là cả một giòng sông đen ngòm với đủ các thứ rác rến tuôn ra từ lòng người. Những thứ rác rến bốc mùi đó tạo nên những cơn áp thấp gây mưa khủng khiếp. Có lẽ vì quen mùi nên ta chẳng thấy.
Bão là thế, khi nó còn ngoài khơi thì là bão nhưng khi vào đất liền bão sẽ suy yếu thành áp thấp và gây thiệt hại khôn cùng. Ở Việt Nam, có những con bão như thế đã đổ bộ và biến thành thứ áp thấp nhiệt đới tạo thế nước ngày một lên cao nhận chìm những gì là chân quý của người Việt. Có ai nhận thấy mùi phát ra từ đống rác rưởi tạo nên thứ áp thấp ấy không?
Ai thấy, tôi không biết. Tôi thấy mùi vật chất và quyền lực như thế nước đang lên. Mùi này được báo hiệu lâu, lâu lắm rồi với những cơn gió heo may mà ta mãi quên để đến hôm nay những cơn bão đang ập xuống trên ta. Hậu quả của cơn bão thiên nhiên thế giới có thể chung tay khắc phục trong một thời gian ngắn nhưng con bão này nhiều khi mất cả đời người hoặc vài thế hệ mới xong. Ai, ai sẽ trả lời cho chúng ta về nguồn gốc của cơn bão? Ai sẽ chịu trách nhiệm để những cơn bão này dồn dập tới? Ai, ai sẽ tỉnh giác để biết các tránh những con bão này? Ai! Ai! ... Nhiều, nhiều câu hỏi cần được nêu lên nhưng trước tiên, chúng ta cần biết đâu là nguồn gốc của cơn bão và đâu là những cơn gió heo may đã biến dân Việt thành dân Trung!?
Sài Gòn 16/8/2015
Đăng nhận xét