Bác sĩ thường không thể giải thích được tại sao một người lại bị ung thư còn người khác thì không. Nhưng nghiên cứu cho thấy, một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị ung thư đối với một người. Sau đây là những yếu tố nguy cơ phổ biến nhất đối với ung thư:
- Lớn tuổi
- Hút thuốc
- Ánh sáng mặt trời
- Bức xạ ion hóa
- Một số hóa chất
- Một số virus và vi trùng
- Thuốc nội tiết
- Bệnh sử gia đình ung thư
- Uống rượu
- Chế độ dinh dưỡng kém, ít vận động, béo phì
Nhiều yếu tố nguy cơ trong các yếu tố này có thể tránh được. Những yếu tố, như bệnh sử gia đình không thể tránh được. Con người có thể giúp chính họ tránh khỏi những yếu tố nguy cơ đã biết bất cứ lúc nào có thể.
Nếu bạn nghĩ rằng bạn có nguy cơ bị ung thư, bạn nên bàn bạc vấn đề này với bác sĩ của bạn. Bạn có thể hỏi cách giảm nguy cơ và lịch trình để kiểm tra.
Theo thời gian, nhiều yếu tố tác động với nhau gây ra ung thư. Khi suy nghĩ về nguy cơ ung thư, có một số điều luôn nhớ rằng:
• Không phải mọi thứ đều gây ung thư
• Chấn thương không gây ung thư, như một chỗ sưng lên hay bầm tím
• Ung thư không lây. Mặc dù nhiễm một số virus hay vi trùng làm tăng một số loại ung thư, nhưng không một ai bị ung thư từ một người nào đó.
• Có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ không có nghĩa là bạn sẽ bị ung thư. Phần lớn người có yếu tố nguy cơ không bao giờ bị ung thư.
• Một số người nhạy hơn người khác với những yếu tố nguy cơ đã biết.
Các phần dưới đây có thông tin chi tiết hơn về những yếu tố nguy cơ thường gặp nhất đối với ung thư. Bạn cũng có thể đọc sách Ung thư và Môi trường của NCI.
Tuổi lớn
Yếu tố nguy cơ quan trọng nhất trong ung thư là tuổi lớn. Phần lớn ung thư xảy ra ở người trên 65 tuổi. Nhưng ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, cũng có thể bị ung thư.
Thuốc lá
Thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong, phần lớn có thể ngăn ngừa được. Mỗi năm, 180.000 người Mỹ chết vì ung thư liên quan đến hút thuốc. Sử dụng các sản phẩm thuốc lá hoặc hút thuốc là từ xung quanh (hút thuốc thứ phát hay hút thuốc môi trường) đều đặn tăng nguy cơ ung thư.
Người hút thuốc có nhiều khả năng hơn những người không hút thuốc bị các loại ung thư như phổi, thanh quản, hốc miệng, thực quản, bọng đái, thận, hầu, dạ dày, tụy hay cổ tử cung. Họ cũng có nhiều khả năng bị bạch cầu cấp dòng tủy (ung thư xuất phát từ các tế bào máu).
Những người sử dụng thuốc lá không khói (hít hoặc nhai) tăng nguy cơ ung thư hốc miệng.
Ngưng sử dụng thuốc lá rất quan trọng đối với bất cứ ai, ngay cả những người sử dụng đã nhiều năm. Nguy cơ ung thư ở những người ngưng sử dụng thuốc lá thấp hơn những người tiếp tục sử dụng. Nguy cơ thấp nhất ở những người chưa bao giờ sử dụng thuốc lá.
Hơn nữa, đối với những người đã bị ung thư, ngưng sử dụng thuốc lá sẽ giảm nguy cơ bị ung thư khác.
Bác sĩ và nha sĩ có thể giúp bệnh nhân tìm các chương trình tại chỗ hoặc các chuyên gia đã được huấn luyện để giúp mọi người ngưng sử dụng thuốc lá.
Bác sĩ và nha sĩ có thể gợi ý thuốc hoặc điều trị thay thế nicotine như miếng dán, kẹo gôm, thuốc hình thoi, khí dung.
Ánh sáng mặt trời
Tia cực tím từ ánh sáng mặt trời, đèn chiếu phim có thể gây lão hóa da sớm và tổn thương da có thể dẫn đến ung thư da.
Bác sĩ khuyến cáo mọi người ở mọi lứa tuổi hạn chế thời gian tiếp xúc ánh sáng mặt trời và tránh các nguồn khác có tia cực tím:
• Tốt nhất là tránh ánh sáng giữa ngày (từ giữa sáng đến xế chiều) bất cứ khi nào nếu được. Bạn cũng nên bảo vệ chính bạn khỏi tia cực tím bằng lớp cát bãi biển, dung dịch nước, bột, hoặc kem. Tia cực tím có thể xuyên qua áo quần mỏng, kính chắn gió xe hơi, và cửa sổ.
• Mặc áo tay dài, mũ rộng vành, kính đeo hấp thụ tia cực tím.
• Sử dụng chất bảo vệ ánh sáng mặt trời: giúp ngừa ung thư da, đặc biệt chất này có yếu tố bảo vệ ít nhất là 15. Nhưng chất này không thể thay thế việc tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời và mặc áo quần bảo vệ da.
• Tránh xa đèn chiếu phim.
Bức xạ ion hóa
Bức xạ ion hóa gây tổn thương tế bào dẫn đến ung thư. Các loại bức xạ này xuất phát từ các tia trong vũ trụ xuyên qua bầu khí quyển trái đất, bụi phóng xạ, khí radon, tia X và các nguồn khác. BỤi phóng xạ xuất phát từ các tai nạn ở các nhà máy năng lượng hạt nhân hay sản xuất, xét nghiệm, hay vũ khí nguyên tử. Những người tiếp xúc bụi phóng xạ có thể tăng nguy cơ bị ung thư, đặc biệt là ung thư máu và ung thư tuyến giáp, vú, phổi và dạ dày. Radon là khí có hoạt tính phóng xạ mà bạn không thấy không mùi hay không vị. Nó tạo nên đất và đá. Những người làm việc trong mỏ có thể tiếp xúc với radon. Ở một số vùng trên thế giới, radon được tìm thấy trong nhà. Những người tiếp xúc với radon bị tăng nguy cơ ung thư phổi. Một số kỹ thuật y khoa là nguồn phóng xạ phổ biến: bác sĩ sử dụng bức xạ (tia X liều thấp) để chụp hình bên trong cơ thể. Các hình ảnh này giúp chẩn đoán gãy xương và các vấn đề khác, sử dụng xạ trị (bức xạ liều cao từ các máy lớn hay từ các chất có hoạt tính phóng xạ) điều trị ung thư. Nguy cơ ung thư do tia X liều thấp cực kỳ nhỏ. Nguy cơ do xạ trị thì hơi cao hơn. Cả hai, ích lợi gần như luôn luôn lớn hơn nguy cơ nhỏ này.
Bạn nên trao đổi với bác sĩ nếu bạn có nguy cơ ung thư do tiếp xúc với bức xạ.
Nếu bạn sống ở vùng có radon, bạn muốn kiểm tra nhà ở của bạn về mức độ khí radon. Kiểm tra khí radon dễ dàng và không đắc tiền.
Bạn nên trao đổi với bác sĩ hoặc nha sĩ khi có yêu cầu chụp X quang. Bạn cũng nên trao đổi về sự che chắn để bảo vệ các phần cơ thể không cần chụp.
Bệnh nhân ung thư cần trao đổi với bác sĩ về xạ trị có thể tăng nguy cơ ung thư thứ hai như thế nào về sau này.
Một số hóa chất
Những người làm công việc như thợ sơn, công nhân xây dựng và công ghiệp hóa chất bị tăng nguy cơ ung thư. Một số nghiên cứu cho thấy tiếp xúc với asbestos, benzene,benzidine, cadmium, nickel, hay vinyl chloride ở nơi làm việc có thể gây ung thư.
Theo dõi các hướng dẫn và các lời khuyên an toàn tránh hoặc giảm tiếp xúc với các chất gây hại ở cả nơi làm việc và ở nhà. Mặc dù nguy cơ cao nhất ở các công nhân tiếp xúc nhiều năm, nhưng khi ở nhà, tiếp xúc bằng tay hãy cẩn thận với thuốc trừ sâu, dầu máy, các dung môi và các hóa chất khác.
Một số virus và vi trùng
Bị nhiễm một số virus hay vi trùng có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư:
• Human papillomaviruses(HPVs): Nhiễm HPV là nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung. Nó cũng là yếu tố nguy cơ cho nhiều loại ung thư khác.
• Virus Hepatitis B và hepatitis C : Ung thư gan có thể phát triển sau nhiều nhiều năm bị nhiễm virus hepatitis B or hepatitis C.
• Human T-cell leukemia/lymphoma virus
(HTLV–1): nhiễm HTLV–1 tăng nguy cơ lymphoma và leukemia.
• Human immunodeficiency virus(HIV): HIV gây AIDS. Người bị nhiễm HIV tăng nguy cơ ung thư như Lymphoma và Kaposi’ssarcoma.
• Epstein-Barr virus (EBV): Nhiễm EBV tăng nguy cơ lymphoma.
• Human herpesvirus 8(HHV8): là yếu tố nguy cơ Kaposi’s sarcoma.
• Helicobacter pylori: Vi trùng này gây loét dạ dày, cũng có thể gây ung thư dạ dày và lymphoma niêm mạc dạ dày.
Bảo vệ khi quan hệ tình dục, không dùng kim chung. Bạn có thể bị nhiễm HIV qua quan hệ tình dục với những người bị nhiễm rồi. Bạn có thể bị viêm gan B, viêm gan C hoặc HPV từ quan hệ tình dục không an toàn hoặc dùng kim chung với những người đã bị nhiễm.
Bạn cần tiêm vaccine để ngừa viêm gan B. Nhân viên y tế và những người khác tiếp xúc máu của người khác nên trao đổi với bác sĩ về vaccine này.
Nếu bạn có nguy cơ nhiễm HIV hoặc viêm gan, hãy hỏi bác sĩ về các xét nghiệm được làm. Các nhiễm trùng này có thể không gây triệu chứng, nhưng xét nghiệm máu cho thấy có nhiễm virus. Nếu như vậy bác sĩ có thể gợi ý điều trị. Hơn nữa, bác sĩ của bạn có thể trao đổi với bạn làm lao để tránh lây cho người khác.
Nếu bạn có vấn đề về bao tử, hay khám bác sĩ. Nhiễm HP có thể được phát hiện và được điều trị.
Thuốc nội tiết
Các bác sĩ có thể cho toa thuốc nội tiết (estrogenalone hay estrogen, progestin) giúp kiểm soát các vấn đề (như nóng bừng, khô âm đạo, loãng xương) xảy ra trong mãn kinh. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy điều trị nội tiết khi mãn kinh có thể gây ra một số tác dụng phụ nặng. Các thuốc nội tiết này có thể tăng nguy cơ ung thư vú, bệnh tim, đột quỵ và tạo cục máu đông.
Phụ nữ xem xét điều trị nội tiết thay thế khi mãn kinh nên bàn bạc về nguy cơ và lợi ích với bác sĩ.
Diethylstilbestrol(DES), một dạng estrogen, được sử dụng cho một số phụ nữ mang thai ở Mỹ từ 1940-1971. Những phụ nữ sử dụng DES trong lúc mang thai có tăng nhẹ nguy cơ ung thư vú. Con gái của họ tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung loại hiếm. Ảnh hưởng lên con trai đang nghiên cứu.
Phụ nữ nghĩ mà có sử dụng DES và con giá của họ phơi nhiễm với DES trước khi sinh nên trao đổi với bac sĩ để kiểm tra.
Bệnh sử gia đình ung thư
Phần lớn ung thư do biến đổi gen (đột biến). Tế bào bình thường trở thành tế bào ung thư sau một chuỗi các biến đổi gen. Hút thuốc, một số virus, lối sống và môi trường có thể gây ra một số những biến đổi như vậy trong một số tế bào.
Một số những biến đổi gen làm tăng nguy cơ ung thư được truyền từ cha mẹ sang con. Những biến đổi này hiện diện lúc sinh trong tất cả các tế bào của cơ thể.
Hiếm khi ung thư truyền mãi trong gia đình. Tuy nhiên, một số loại ung thư xãy ra thường hơn trong một số gia đình so với những gia đình còn lại. Ví dụ melanoma và ung thư vú, buồng trứng, tiền liệt tuyến, và đại tràng thỉnh thoảng truyền mãi trong gia đình. Nhiều trường hợp cùng một loại ung thư trong gia đình liên quan với những biến đổi gen di truyền, tăng nguy cơ phát triển ung thư. Tuy nhiên, những yếu tố môi trường cũng có thể liên quan.
Nếu bạn nghĩ bạn có một số loại ung thư nào đó trong gia đình, bạn nên trao đổi với bác sĩ. Bác sĩ cói thể gợi ý những cách để cố gắng giảm nguy cơ ung thư của bạn. Bác sĩ cũng gợi ý khám có thể phát hiện ung thư sớm.
Bạn cần trao đổi với bác sĩ về xét nghiệm di truyền. Những xét nghiệm này kiểm tra một số những biến đổi gen di truyền mà làm tăng nguy cơ ung thư. Nhưng có biến đổi gen di truyền không có nghĩa là nhất định bạn sẽ bị ung thư. Có nghĩa là bạn bị tăng nguy cơ ung thư.
Uống rượu
Uống hơn hai ngụm mỗi ngày trong nhiều năm tăng nguy cơ nhiều loại ung thư như hốc miệng, hầu, thực quản, thanh quản, gan và vú. Nguy cơ tăng theo lượng rượu uống vào. Đối với phần lớn các trường hợp ung thư, nguy cơ cao hơn ở người uống rượu có hút thuốc.
Các bác sĩ khuyên mọi người uống rượu nên uống vừa phải. Uống rượu vừa phải nghĩa là không hơn một ngụm mỗi ngày đối với nữ và không hơn hai ngụm mỗi ngày đối với nam.
Chế độ dinh dưỡng kém, ít vận động, béo phì
Những người có chế độ dinh dưỡng kém, hoạt động thể chất không đủ hoặc béo phì sẽ tăng nguy cơ nhiều loại ung thư. Các nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều mỡ tăng nguy cơ ung thư đại tràng, tử cung và tuyến tiền liệt. Thiếu hoạt động thể chất và béo phì tăng nguy cơ ung thư vú, đại tràng, thực quản, thận và tử cung.
Hãy ăn uống khỏe, luyện tập thể chất và duy trì cân nặng giúp giảm nguy cơ ung thư. Các bác sĩ gợi ý các điều sau đây:
•Ăn khỏe : Chế độ ăn tốt bao gồm nhiều thực có chất xơ cao, vitamin và chất khoáng, bao gồm cả bánh mì và ngũ cốc với 5-9 phần trái cây và rau quả. Hơn nưa, chế độ ăn tốt nghĩa là hạn chế ăn nhiều mỡ (như bơ, sữa nguyên chất, thức ăn chiên và thịt đỏ)
• Vận động chủ động và duy trì cân nặng: Hoạt động thể chất giúp kiểm soát cân nặng và giảm mỡ. Phần lớn các nhà khoa học đồng ý rằng ý kiến tốt cho người lớn là hoạt động thể chất vừa phải (như đi bộ nhanh) ít nhất 30 phút trong 5 ngày hoặc hơn mỗi tuần.
Đăng nhận xét