Phú quý sinh lễ nghĩa, người xưa nói cấm có sai! Điều này bói cũng chả thấy nơi quê hương tôi nếu chỉ cách đây 10 năm về trước. Nhưng bây giờ thì có đấy. Quê tôi cũng vậy, chúc thọ được đặt để vào ngày xuân. Năm nay, cha tôi cũng được chúc thọ. Chúc thọ vào ngày mùng 4 tết.
Chuyện của nhà giàu!?
Tục mừng thọ có tự bao giờ, tôi không biết! Mà tôi cũng chẳng quan tâm cho lắm. Đôi khi xem phim, tôi thấy người ta chúc nhau:
Nghe cũng thấy bùi tai rồi để đấy. Chuyện của nhà giàu và vua chúa còn dân đen, dân nghèo thì lo ăn, lo mặc, lo sống chứ lo gì cái ngày ấy. Có lẽ, đây cũng là điều xảy ra tại quê hương tôi khi tỉnh mình lên chút đỉnh, xã hội bắt đầu tổ chức mừng thọ cho những người cao niên.
Thôi thì, mừng thì mừng nhưng phải làm sao cho con cháu và những người khác hiểu được ý nghĩa của việc mừng thọ. Đặc biệt khi việc mừng thọ được tổ chức vào những ngày xuân.
Lý do mừng thọ
Chắc chắn, lý do đầu tiên được nhiều nơi chọn tổ chức vào ngày xuân vì ngày đó, con cháu tề tịu đầy đủ bên gia đình. Điều này có vẻ hợp lý khi ngày tết thường được nghỉ dài ngày, nhất là với những ai đi làm xa nhà. Đặc biệt, tại Việt Nam, việc di chuyển thường mất thời gian dài. Phương tiện nhanh nhất cho việc di chuyển là máy bay. Máy bay thì giá quá cao so với thu nhập của đại đa số người dân. Vậy ngày xuân là hợp lý nhất.
Kế đến phải kể đến lý do thứ hai. Đây là lý do mà xã hội tổ chức cho những người cao niên. Việc mừng thọ cho thấy chính sách xã hội được đảm bảo hơn nên ngày càng có nhiều người thọ hơn. Đây là dấu của sự phát triển. Vì vậy, ngày mừng thọ cũng là ngày làm đẹp cho chính quyền sở tại.
Cuối cùng, mừng thọ chính là cơ hội để tỏ lòng hiếu thảo của con cháu với ông bà cha mẹ. Chả thế mà người xưa luôn dạy ta: ăn quả nhớ kẻ trồng cây hoặc uống nước nhớ nguồn. Vì vậy, mừng thọ là dịp để nhắc nhở con cháu nhớ về nguồn cội.
Ngoài ra, chúc thọ còn liên quan đến ước vọng bao đời của con người: ước vọng sống lâu, dù là Đông hay Tây. Có lẽ đây cũng là lý do người xưa dạy ta: kính già già để tuổi cho; hay việc tìm kiếm thuốc trường sinh xưa kia; hoặc việc nỗ lực kéo dài sự sống con người qua nỗ lực không mệt mỏi của khoa học và y học.
Thực chất việc mừng thọ
Ở trên, chúng ta cùng điểm qua một số lý do được cho là hợp lý cho việc mừng thọ. Song, để việc mừng thọ có ý nghĩa thì lại là chuyện khác. Đặc biệt trong xã hội thực dụng ngày nay. Đây là việc cần làm và cần tìm hiểu: tại sao lại mừng thọ vào ngày xuân? Việc mừng thọ có ý nghĩa gì? Mừng thọ sao cho hợp với đạo hiếu của dân tộc Việt Nam?... Nhiều nhiều câu hỏi cần được đặt ra. Bản thân tôi cũng có cách lý giải riêng mình.
Chúc thọ - lời chúc của sự sống
Theo lẽ thường, lời chúc thọ của chúng ta thường mang ý nghĩa là mừng ai đó sống cao niên. Nếu như xưa 50 đã được mừng thọ thì ngày nay, 60 thậm chí 70 trở lên mới được mừng thọ. Như vậy. mừng thọ chỉ đơn giản là mừng ai đó sống lâu. Nếu chỉ mừng ai đó sống lâu thì chúng ta cần nhớ lại câu nói sau đây:
Thực vậy, mùa xuân là mùa của sự phát triển. Theo y lý Đông Phương, mùa xuân thuộc phương Đông, phương của sự nảy nở và phát triển. Phương này thuộc Mộc sanh Hỏa thuộc mùa Hạ thuộc phương Nam là mùa phát triển mạnh mẽ nhất để rồi thu liễm và tàng trữ vào Thu và Đông. Tuổi già chính là mùa Thu và Đông của cuộc đời. Là tuổi của thu liễm và tàng trữ. Thu liễm và tàng trữ những gì là tinh túy nhất để cho mùa Xuân phát triển. Con cháu chẳng phải là mùa xuân của ông bà cha mẹ sao! Vì vậy, việc chúc thọ được đặt vào ngày xuân chính là lời chúc tụng và chúc mừng sự sống đã được cha mẹ vun trồng. Chúc cha mẹ sống cho đáng sống. Chúc cho con cháu của các ngài sống cho ra sống để các ngài thực sự mãi sống. Có lẽ đây là điểm gặp nhau giữa Đông và Tây khi người theo văn hóa phương Tây thường mừng thọ vào ngày sinh nhật. Quả thực, nếu đi cho đến cùng thì điểm chung sẽ ngày càng lộ rõ.
Lộ rõ là vậy nhưng con cháu có thực hiện hay không là chuyện khác; xã hội có thực thi hay không là chuyện khác nữa. Cứ nhìn vào tình hình chung các nước, chúng ta sẽ thấy một nền văn minh sự chết tràn lan.
Nền văn minh sự chết đang đề cao tính cá nhân mà quên đi mối tương quan sự sống. Nam thanh nữ tú giờ đây ngại xây dựng gia đình và sinh con vì sợ xấu và xuống sắc. Nếu nói cho đúng, họ sợ chính mình có thể làm nảy sinh sự sống. Đây chẳng phải là đi ngược lại lời chúc thọ sao. Thôi thì đành chấp nhận lựa chọn cá nhân này nhưng giải thích thế nào khi lựa chọn cá nhân được hợp thức trong việc cho phép nạo phá thai cùng với án tử hình và cái chết êm dịu. Ôi lời chúc thọ đã bị chính con người trà đạp để được sống phủ phê. Chúc thọ mà chi. Xưng tụng làm gì khi mà tất cả những gì người ta chọn lựa đang đi ngược lại với chính những gì họ đang tung hô.
Những hành động đi ngược ấy đôi khi còn được ngụy trang cách hoàn hảo trong việc phát triển đất nước và viện trợ nhân đạo. Lãnh đạo thì vô cảm để cho ô nhiễm ngập tràn khiến bệnh tật leo thang và cái chết lơ lửng trên đầu người dân. Nước giàu thì biến các nước nghèo thành bãi rác của những gì họ không chấp nhận. Dân nước nghèo nhiều khi trở thành vật thí nghiệm mà không hay. Chẳng phải sự chết đang đồng hành và treo ngay môi miệng của lời chúc sao!
Tựu chung, chúc thọ phải là lời chúc tự đáy lòng để làm sao cho con người và cuộc đời này đáng để sống, cách riêng, những người gia tìm thấy được vị thế và giá trị của mình đối với con cháu và toàn xã hội.
SG 27/2/2015
hết phần 1
Chuyện của nhà giàu!?
Tục mừng thọ có tự bao giờ, tôi không biết! Mà tôi cũng chẳng quan tâm cho lắm. Đôi khi xem phim, tôi thấy người ta chúc nhau:
Thọ Tỷ Nam Sơn, Phúc Như Đông Hải
hay
Bách Lão Bá Niên Trường Trường Thọ, An Khang Phú Quý Thái Thái Bình.
Thôi thì, mừng thì mừng nhưng phải làm sao cho con cháu và những người khác hiểu được ý nghĩa của việc mừng thọ. Đặc biệt khi việc mừng thọ được tổ chức vào những ngày xuân.
Lý do mừng thọ
Chắc chắn, lý do đầu tiên được nhiều nơi chọn tổ chức vào ngày xuân vì ngày đó, con cháu tề tịu đầy đủ bên gia đình. Điều này có vẻ hợp lý khi ngày tết thường được nghỉ dài ngày, nhất là với những ai đi làm xa nhà. Đặc biệt, tại Việt Nam, việc di chuyển thường mất thời gian dài. Phương tiện nhanh nhất cho việc di chuyển là máy bay. Máy bay thì giá quá cao so với thu nhập của đại đa số người dân. Vậy ngày xuân là hợp lý nhất.
Kế đến phải kể đến lý do thứ hai. Đây là lý do mà xã hội tổ chức cho những người cao niên. Việc mừng thọ cho thấy chính sách xã hội được đảm bảo hơn nên ngày càng có nhiều người thọ hơn. Đây là dấu của sự phát triển. Vì vậy, ngày mừng thọ cũng là ngày làm đẹp cho chính quyền sở tại.
Cuối cùng, mừng thọ chính là cơ hội để tỏ lòng hiếu thảo của con cháu với ông bà cha mẹ. Chả thế mà người xưa luôn dạy ta: ăn quả nhớ kẻ trồng cây hoặc uống nước nhớ nguồn. Vì vậy, mừng thọ là dịp để nhắc nhở con cháu nhớ về nguồn cội.
Ngoài ra, chúc thọ còn liên quan đến ước vọng bao đời của con người: ước vọng sống lâu, dù là Đông hay Tây. Có lẽ đây cũng là lý do người xưa dạy ta: kính già già để tuổi cho; hay việc tìm kiếm thuốc trường sinh xưa kia; hoặc việc nỗ lực kéo dài sự sống con người qua nỗ lực không mệt mỏi của khoa học và y học.
tranh internet |
Ở trên, chúng ta cùng điểm qua một số lý do được cho là hợp lý cho việc mừng thọ. Song, để việc mừng thọ có ý nghĩa thì lại là chuyện khác. Đặc biệt trong xã hội thực dụng ngày nay. Đây là việc cần làm và cần tìm hiểu: tại sao lại mừng thọ vào ngày xuân? Việc mừng thọ có ý nghĩa gì? Mừng thọ sao cho hợp với đạo hiếu của dân tộc Việt Nam?... Nhiều nhiều câu hỏi cần được đặt ra. Bản thân tôi cũng có cách lý giải riêng mình.
Chúc thọ - lời chúc của sự sống
Theo lẽ thường, lời chúc thọ của chúng ta thường mang ý nghĩa là mừng ai đó sống cao niên. Nếu như xưa 50 đã được mừng thọ thì ngày nay, 60 thậm chí 70 trở lên mới được mừng thọ. Như vậy. mừng thọ chỉ đơn giản là mừng ai đó sống lâu. Nếu chỉ mừng ai đó sống lâu thì chúng ta cần nhớ lại câu nói sau đây:
"Tuổi thọ đáng kính không phải bởi sống lâu, cũng không do số tuổi. Ðối với con người, sự khôn ngoan còn quý hơn tóc bạc, sống không tì ố đã là sống thọ."Như vậy, chúc thọ không phải là mừng ai đó sống lâu nhưng là mừng họ sống xứng đáng. Đây có lẽ là lý do chính khi việc mừng thọ được đặt vào ngày xuân bên cạnh việc con cháu xum vầy.
(Kn 4, 8-9)
Thực vậy, mùa xuân là mùa của sự phát triển. Theo y lý Đông Phương, mùa xuân thuộc phương Đông, phương của sự nảy nở và phát triển. Phương này thuộc Mộc sanh Hỏa thuộc mùa Hạ thuộc phương Nam là mùa phát triển mạnh mẽ nhất để rồi thu liễm và tàng trữ vào Thu và Đông. Tuổi già chính là mùa Thu và Đông của cuộc đời. Là tuổi của thu liễm và tàng trữ. Thu liễm và tàng trữ những gì là tinh túy nhất để cho mùa Xuân phát triển. Con cháu chẳng phải là mùa xuân của ông bà cha mẹ sao! Vì vậy, việc chúc thọ được đặt vào ngày xuân chính là lời chúc tụng và chúc mừng sự sống đã được cha mẹ vun trồng. Chúc cha mẹ sống cho đáng sống. Chúc cho con cháu của các ngài sống cho ra sống để các ngài thực sự mãi sống. Có lẽ đây là điểm gặp nhau giữa Đông và Tây khi người theo văn hóa phương Tây thường mừng thọ vào ngày sinh nhật. Quả thực, nếu đi cho đến cùng thì điểm chung sẽ ngày càng lộ rõ.
Lộ rõ là vậy nhưng con cháu có thực hiện hay không là chuyện khác; xã hội có thực thi hay không là chuyện khác nữa. Cứ nhìn vào tình hình chung các nước, chúng ta sẽ thấy một nền văn minh sự chết tràn lan.
Nền văn minh sự chết đang đề cao tính cá nhân mà quên đi mối tương quan sự sống. Nam thanh nữ tú giờ đây ngại xây dựng gia đình và sinh con vì sợ xấu và xuống sắc. Nếu nói cho đúng, họ sợ chính mình có thể làm nảy sinh sự sống. Đây chẳng phải là đi ngược lại lời chúc thọ sao. Thôi thì đành chấp nhận lựa chọn cá nhân này nhưng giải thích thế nào khi lựa chọn cá nhân được hợp thức trong việc cho phép nạo phá thai cùng với án tử hình và cái chết êm dịu. Ôi lời chúc thọ đã bị chính con người trà đạp để được sống phủ phê. Chúc thọ mà chi. Xưng tụng làm gì khi mà tất cả những gì người ta chọn lựa đang đi ngược lại với chính những gì họ đang tung hô.
Những hành động đi ngược ấy đôi khi còn được ngụy trang cách hoàn hảo trong việc phát triển đất nước và viện trợ nhân đạo. Lãnh đạo thì vô cảm để cho ô nhiễm ngập tràn khiến bệnh tật leo thang và cái chết lơ lửng trên đầu người dân. Nước giàu thì biến các nước nghèo thành bãi rác của những gì họ không chấp nhận. Dân nước nghèo nhiều khi trở thành vật thí nghiệm mà không hay. Chẳng phải sự chết đang đồng hành và treo ngay môi miệng của lời chúc sao!
Tựu chung, chúc thọ phải là lời chúc tự đáy lòng để làm sao cho con người và cuộc đời này đáng để sống, cách riêng, những người gia tìm thấy được vị thế và giá trị của mình đối với con cháu và toàn xã hội.
SG 27/2/2015
hết phần 1
Đăng nhận xét