Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2015

Thảm sát sáu người ở Bình Phước và những câu hỏi

Written By Thanhcao's Blog on Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2015 | 17:28

Vt: Dù thế nào, vụ thảm sát ở Bình phước cũng đã xảy ra. Nhưng liệu có Nguyễn Thanh Chấn thứ hai!? Vì vậy, có những câu hỏi đã được nêu ra. Đây chứng là sự nghi ngờ để tìm thêm bằng chứng giúp tránh án oan. Vậy xin đăng lại những câu hỏi đã thu thập được trên mạng để rộng đường suy nghĩ kẻo như những gì tôi tiếp xúc: tòa chưa kết tội mà người dân đã bị cuốn đi và kết tội người được coi là nghi can.

Chưa kịp đăng bài này, tôi lướt web nhận được tin hai người thân của những nghi can này đã tự vẫn do không thể nào chịu được áp lực. Tưởng cũng nên nghĩ rằng: từ công an cảnh sát tới báo chí cần phải đảm bảo sự an toàn cho họ. Có khi nào những câu chữ hay những cái tít và những lời nói vô cảm dẫn tới cái chết của họ không!? Nếu thế thì thật nguy hiểm! Sức mạnh của báo chí là tiếng nói phản  biện để cứu vãn xã hội chứ không phải là tòa án hay là sức mạnh đẩy con người tới tận chân tường!

--------------------------------


XIN HỎI CƠ QUAN ĐIỀU TRA VỀ VỤ THẢM SÁT 6 NGƯỜI Ở BÌNH PHƯỚC


Hồ Hải

Mấy hôm nay theo dỏi vụ thảm sát 6 người trong một gia đình đại gia kinh doanh gỗ ở Huyện Chơn Thành, Tỉnh Bình Phước vào ngày 07/7/2015, đây là một tội trạng độc ác, không thể tha thứ, vì nó là hình ảnh và thực trạng kinh hoàng của một xã hội đang mất tính nhân bản.

Ông bộ trưởng bộ công an đã tức tốc vào thắp hương gia đình bị thảm sát ngay sau 1 ngày là một điều đáng để hoan nghinh.

Theo như báo Tri thức trực tuyến thì, ngay hôm 08/7/2015, đã tìm thấy dấu vân tay lạ trong ngôi nhà có 6 người bị ám sát.
Dấu vân tay trên bức tường trắng. Ảnh: Trường Nguyên của báo Tri thức trực tuyến.

Sau đó, ngày 10/7/2015, công an điều tra đã bắt 2 nghi phạm là Vũ Văn Tiến và Nguyễn Hải Dương. Sau 2 ngày đấu tranh và khai thác của cơ quan điều tra tội phạm, thì 2 nghi can đã thú tội.

Xin nhắc lại theo như báo Tuổi Trẻ đưa tin là:

"Như đã thông tin, 6 người trong gia đình ông Lê Văn Mỹ (48 tuổi, ngụ ấp 2, xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, Bình Phước) bị giết hại gồm ông Mỹ và vợ là bà Nguyễn Lê Thị Ánh Nga (45 tuổi), hai con của ông là Lê Thị Ánh Linh (22 tuổi) và Lê Quốc Anh (15 tuổi), hai cháu ông Mỹ là Dư Ngọc Tố Như (18 tuổi) và Dư Minh Vỹ (14 tuổi).

Các nạn nhân đều chết trong tư thế bị trói chặt chân tay, miệng bịt khăn và cổ bị cắt.

Theo lời khai ban đầu, Nguyễn Hải Dương thừa nhận mình là kẻ trực tiếp sát hại cả 6 nạn nhân, còn Vũ Văn Tiến là người giúp sức."


Sáng nay VTV1 đứa tin tóm tắt vụ này như 5 hình sau:







Có 3 câu hỏi mà tôi thắc mắc nhờ cơ quan điều tra của bộ công an giải thích dùm như sau:

1. Với 2 thanh niên 24 tuổi thì có đủ khả năng đột nhập, rồi trói cả nhà sau đó đâm vào tim và cắt cổ 6 nạn nhân, mà những nạn nhân này là thành viên của một đại gia kinh doanh gỗ lớn vào loại đứng đầu một tỉnh có biên giới với Campuchia hay không?

2. Khi đã có dấu chứng vân tay của nghi can trèo tường như trên thì vấn đề khoa học hình sự bắt buộc phải xác minh 3 vấn đề:

2.1. Dấu vân tay này thuộc của ai?

2.2. Trên dấu vân tay đó chắc chắn có để lại vết tích tế bào của nghi can, thì việc xác định DNA của nghi phạm bắt buộc phải làm. 

2.3. Tôi chưa thấy được chứng cứ tội phạm về khoa học hình sự và pháp y của 2 nghi can còn gì ngoài thông tin mà cơ quan điều tra đưa ra: "Sau 2 ngày đấu tranh khai thác, thì đối tượng nhận tội" như báo chí đưa tin. Một dấu hỏi to để lửng suốt 40 năm nay của ngành tư pháp nước Việt.

Vì theo như tôi hiểu biết thì, muốn làm DNA xác minh tội phạm thì nhanh nhất cũng phải mất 2-3 ngày. Do hiện nay chỉ có 1 nơi được phép làm việc này là ở Hà Nội - Viện pháp y quốc gia - nhưng ở Hà Nội cũng không đủ khả năng chuyên môn làm chính xác về DNA, nên tại Hà Nội chỉ có thể làm công đoạn đầu - tích chiếc DNA. Sau đó, giai đoạn sau, Hà Nội phải gửi đi Hàn Quốc để giải trình tự DNA và so sánh cho ra kết quả.

Để một mẫu DNA đi máy bay tốc hành từ Bình Phước đi Hà Nội đã mất 1 ngày để tách chiếc DNA.

Sau tách chiếc DNA thì mẫu đó được gửi sang Hàn Quốc bằng máy bay tốc hành đúng chuyến bay ngay sau tách chiếc cũng phải mất 8h đồng hồ mới tới phòng thí nghiệm phân tử sinh học quốc gia Hàn Quốc. Ở đây cũng phải mất 1 ngày nữa, để có kết quả giải trình tự DAN và so sánh kết quả DNA để cho ra kết quả nghi can phạm tội.

Câu hỏi thứ 3 và là cuối cùng của tôi trong vụ phá án thảm sát 6 người này ở Bình Phước là, như vậy, vấn đề trong chưa đầy 2 ngày kể từ khi bị bắt đến lúc báo chí đưa tin 2 nghi can nhận tội là trọng cung hay trọng chứng trong cuộc điều tra vụ thảm sát này?

Tôi hỏi vì đã có thưởng nóng 1 tỷ cho Ban chuyên án thảm sát tại Bình Phước, là xem như kết tội nghi can mà chưa có chứng cứ của khoa học hình sự, và báo chí đã kết tội nghi can từ 2 hôm nay!

Tìm ra tội phạm, bắt tội phạm, làm chứng cứ đích danh tội phạm là bổn phận của cơ quan điều tra tội phạm.

Tội phạm phải được vạch mặt và trừng trị đích đáng với tội trạng của chúng. Nhưng tôi phạm là thân cô, thế cô, cả xã hội và cơ quan luật pháp đều muốn chúng bị trừng trị. Vì thế cần phải trọng chứng cứ hơn là trọng hỏi cung là tất cả các cơ quan điều tra trên toàn cầu có nhiệm vụ phải làm, để bảo đảm người lương thiện không bị oan sai.

Mong rằng, với những án oan sai như của ông Nguyễn Thanh Chấn, hoặc những tù nhân như Hồ Duy Hải, hoặcNguyễn Văn Chưởng vẫn còn nằm trong tranh cãi và mù mờ thì lòng tin của dân càng mất, khi niềm tin của dân chúng với với nhà cầm quyền hiện nay hầu như không còn gì để mất







Những câu hỏi của Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh

Nghi ngờ không chỉ là quyền và trách nhiệm của một người dân đối với chính quyền, mà còn thể hiện khả năng tư duy phản biện của một người có đầu óc nữa.

Vì muốn chứng tỏ rằng tôi cũng có khả năng tư duy phản biện nên tôi muốn đặt vài câu hỏi về vụ án Bình Phước như sau:

- Công an nói nghi phạm vào được trong nhà là do em trai của cô con gái chủ nhà, người yêu cũ của nghi phạm, mở cửa cho. Đấy là thông tin từ công an đưa ra, và được cho rằng dựa trên lời khai của nghi phạm.


Nhưng chỉ khai thì không đủ, mà còn cần nhân chứng, vật chứng nữa. Tiếc là toàn bộ nhân chứng đã bị giết sạch, vậy làm sao bắt mọi người tin rằng lời khai đó là đúng, bởi không ai có thể chất vấn người chết. Có chứng cứ khách quan nào có thể giúp xác nhận lời khai này hay không (ví dụ, cuộc gọi điện từ nghi phạm đến cho người em bảo mở cửa cho mình)?

- Công an nói nghi phạm giết cả nhà người yêu vì hận tình. Vì đã suýt là rể, đã rất thân thiết với con gái chủ nhà, giờ lại bị người mẹ ngăn cản. Cũng vậy, đây là dựa trên lời khai hoặc suy đoán, nhưng không có nhân chứng vật chứng gì cả, ngoài mấy tấm hình chụp chung giữa nghi phạm với nạn nhân ở ngay trên facebook của nghi phạm. Vậy làm sao tôi có thể tin điều này là đúng?

- Công an nói kẻ bị nghi là tòng phạm vì tham tiền nên đồng ý đi theo trợ giúp nghi phạm chính để giết người cướp của. Nhưng cũng vậy, đây chỉ là lời khai (mà cũng chỉ mới do công an đưa ra, chưa có đối chất tại tòa). Làm sao tôi tin được, khi số tiền bị lấy đi tổng cộng chỉ có 4 triệu, bằng 1/2 tháng lương mà nghi phạm được hưởng từ công việc làm cho ông chủ mà giờ đã trở thành nạn nhân? Tôi không nghĩ có ai lại dại dột đánh đổi công ăn việc làm ổn định, thậm chí cả mạng sống của mình, để làm một việc tày trời với một lời hứa thưởng tiền vu vơ mà chưa biết rõ là bao nhiêu như vậy. Có ai tin không?

- Công an nói hệ thống camera đã bị ai đó tắt đi. Làm sao bắt tôi tin điều này được? Công an đã nói thì công an phải đưa ra chúng cứ rổi mới có thể buộc tội chứ?
----
Đấy, mới sơ sơ vài câu đã thấy quá nhiều nghi vấn. Có ai muốn phản biện lại lập luận của tôi không, xin mời trao đổi ở đây cho vui.

Riêng ông xã tôi thì bảo, vụ án này nên được gọi là vụ án "chết rồi" vì những nhân chứng có liên quan đến vụ án cần đem ra đối chất đều đã ... chết cả rồi!

Nhân tiện, có rất nhiều lời khai của bị can khi ra tòa bị phản cung, do can phạm bảo nhận tội chẳng qua là vì đã bị đánh, bị ép cung. Vậy làm sao có thể tin được chỉ dựa trên lời khai cơ chứ?



Đăng nhận xét