Vt: Nhận một bạn hỏi về việc theo Chúa và giữ điều răn Chúa khó quá. Yêu thương người thân thì dễ chứ yêu thương và tha thứ cho kẻ thù khó lắm. Xin đăng bài sâu đây của linh mục Giuse Nguyễn Quốc Thắng về hoa quả của Đức Ái theo thánh Phaolô:
ĐỨC ÁI KITO GIÁO
“Đức ái thì nhẫn nhục, hiền
hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất
chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không
mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức ái tha
thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hi vọng tất cả, chịu đựng tất cả”
(Rm13,4-7).
Ở đây thánh Phaolô cho chúng ta thấy đức ái không chỉ là sự chia sẻ vật chất cho nhau, thăm hỏi nhau, phục vụ nhau, khuyên bảo nhau như chúng ta vẫn hiểu. Ý nghĩa của đức ái rộng hơn nhiều. Đức ái là cả một lối sống yêu thương. Tình yêu thương được thể hiện qua những hành vi cụ thể
- Nhẫn nhục: nhịn nhục người khác, không phải vì mình sợ, mà vì yêu thương. Mình không nỡ làm lớn chuyện
- Hiên hậu: không phản ứng mạnh, không ăn miếng trả miếng, không trừng trị người khác, vì yêu thương họ, nên mình không muốn ra tay hại họ. Dù họ đã từng làm hại mình.
- Không ghen tương: Ghen tương là khó chịu khi thấy người khác được những điều tốt đẹp. Trong khi mình mong muốn điều đó mà không được. Nếu có tình yêu thì khác. Chúng ta không ghen tương khi người khác gặp sự lành. Trái lại chúng ta sẽ mừng cho họ.
- Không vênh vang: vênh vang là lên mặt về những thành tự mình đạt được. Điều này khiến cho người khác không vui. Vì tình yêu, chúng ta cần tránh sự vênh vàng này.
- Không tự đắc: Tự đắc là tự mãn về bản thân. Sự tự mãn về bản thân thường dẫn đến thái độ coi thường người khác. Điều này khiến người khác bị tổn thương. Đây là thái độ thiếu yêu thương mà chúng ta cần tránh.
- Không làm điều bất chính: làm điều bất chính là làm điều bất lương. Làm điều bất Lương sẽ gây thiệt hại cho người khác. Vì yêu thương chúng ta cần tránh điều này
- Không tìm tư lợi: Tư lợi là coi quyền lợi riêng của mình trên quyên lợi chung. Người quá coi trọng quyền lợi riêng của mình sẽ dễ gây ra thiệt hại cho mọi người. Vì tình yêu thương, chúng ta phải đặt ích chung trên tư lợi
- Không nóng giận: nóng giận là để cho sự giận dữ chế ngự mình. Điều này khiến chúng ta dễ có những hành vi xúc phạm đến người khác. Vì tình yêu thương, chúng ta cần phải loại bỏ những cơn nóng giận.
- Không nuôi hận thù: Nuôi hận thù là giữ trong mình mối thù với người đã gây thù chuốc oan với mình và muốn trả thù. Vì tình yêu, thay vì chúng ta muốn trả thù, chúng ta hãy làm ơn cho người ta.
- Không mừng khi thấy sự gian ác: sự gian ác là là điều chúng ta gặp hàng ngày. Người không có tình yêu thì vô cảm khi chứng kiến những điều tệ hại xảy ra. Còn người có tình yêu thương thấy chạnh lòng khi thấy sự gian ác xảy ra
- Vui khi thấy điều chân thật: Điều chân thật là điều tốt đẹp trong cuộc sống. Người có tâm yêu thương là người thấy vui khi thấy nhiều người làm việc thiện
- Tha thứ tất cả: lả bỏ qua những lỗi lầm của người khác khi họ xúc phạm đến mình. Những xúc phạm nhẹ nhàng, có lẽ chúng ta không khó bỏ qua. Nhưng những xúc phạm nặng nề, phải có tình yêu mạnh lắm, chúng ta mới có thể bỏ qua
- Tin tưởng tất cả: là tín nhiệm anh chị em mình. Những người có uy tín, chúng ta sẽ dễ dàng tín nhiệm. Những người không có uy tín thì chẳng ai tin họ. Trong khi họi vẫn cần được tin tưởng. Vì yêu thương, chúng ta hãy tin tưởng anh chị em chúng ta cho dù chúng ta thiếu lý do để tin tưởng.
- Hi vọng tất cả: Hy vọng là mong đợi những điều tốt sẽ xảy ra. Vì tình yêu thương chúng ta hy vọng những điều tốt đẹp sẽ xảy ra với anh chị em chúng ta
- Chịu đựng tất cả: là sẵn sàng đón nhận những phiến toái người khác gây ra cho mình. Điều này được gọi là chịu đựng. Không có tình yêu, chúng ta sẽ không thể chịu đựng nổi những đau khổ do người khác gây nên, hoặc chỉ chịu đựng trong một mức độ nào đó. Chỉ khi có tình yêu chúng ta mới chịu đựng được tất cả.
Tóm lại, Chúa dựng nên chúng ta giống hình ảnh Chúa, nên chúng ta phải sống như Chúa, cụ thể là sống yêu thương. Vì Chúa là tình yêu. Chính ví vậy mà Chúa truyền dạy chúng ta: “ Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương anh em” (Ga 15,12). Ước gì môi người chúng ta nỗ lực xây dựng một cộng đoàn yêu thương như Chúa mời gọi đề qua chúng ta mọi người nhận biết Chúa.
Đăng nhận xét