Vt: Một bạn thắc mắc về quyền tự vệ theo quan điểm của Giáo hội. Vậy xin đăng bài dịch sau đây của Quốc Việt:
------------------
Phạm Lê Quốc Việt
Dịch từ : Catholic Gentlemen
Hãy
hình dung rằng một buổi nọ bạn đang tìm chỗ đậu xe tại một trung tâm
mua sắm, sau một lúc chờ đợi cuối cùng bạn cũng tìm được một chỗ để đậu
xe do một người vừa mới rời đi. Bạn liền đưa xe của bạn vào vị trí đó,
nhưng do lưu lượng xe nhiều bạn không nhận ra có một người khác cũng đã
chờ để vào vị trí đó từ 5 phút trước.
Khi bạn và gia đình
bước ra khỏi xe, thì người tài xế chiếc xe kia tức giận chửi bơi bạn
bằng những lời thô thiển tục tĩu. Anh ta là một người khỏe mạnh và trông
có vẻ như muốn gây hại đến bạn một cách nghiêm trọng . Bạn cố gắng xin
anh ta bình tĩnh và giải thích rằng bạn không trông thấy anh ta nhưng
không thành công. Cuối cùng, anh ta rút ra một con dao và bắt đầu khua
dao và di chuyển đến bạn gần hơn. Gia đình của bạn sợ hãi . bạn sẽ làm
gì ?
Quyền tự vệ chính đáng
Hy
vọng và nguyện cho tình huống đó không bao giờ xảy ra với bạn, tuy vậy
nhưng câu chuyện tương tự vẫn trong suốt lịch sử nhân loại. Khi bạn là
người Công giáo, liệu chúng ta có thể thanh minh cho việc bảo vệ bản
thân và gia đình của chúng ta không ? Hoặc chúng ta nên ngoan ngoãn đưa
má bên kia khi có chuyện xảy ra như vậy ?
Câu trả lời ngắn
gọn nhất là Có, tự vệ là hợp lý. Các tiến sĩ của Giáo hội và Tông Huấn
đã lý luận cụ thể rằng : Tự vệ không chỉ là một quyền, nhưng trong một
số trường hợp còn là trách nhiệm. Giáo lý hướng dẫn chính xác cho khi
nào là tự vệ là hợp giáo luật đã được trình bày. Chúng ta hãy xem xét
Trước
tiên hết, Giáo lý đã chỉ ra rõ ràng rằng giết một con người luôn luôn
là một tội trọng và không bao giờ được thực hiện như nhẹ tự lông hồng.
Rõ ràng, chúng ta không xem đó là việc hạnh phúc khi giết chết bất cứ ai
cho chúng ta một cái nhìn đểu hay xúc phạm chúng ta bằng ngôn ngữ
(2261-2262 Canon laws). Nhưng sau đó, giáo lý tiếp tục lý giải rằng :
Nguyên tắc căn bản của Đạo đức là tình yêu (2264) là tự bảo toàn qua
việc yêu thương chính bản thân mình, tự biết yêu thương chính bản thân
mình vẫn luôn là nguyên tắc cớ bản của đạo đức. Vì vậy, điều đó hoàn
toàn chính đáng để nhấn mạnh vào việc : Tôn trọng quyền được sống
Nói
khác đi : Yêu thương những người xung quanh sẽ là vô nghĩa nếu trước
tiên bạn không yêu chính bản thân mình. Đây là một mệnh lệnh đúng đắn.
Sau tất cả. Chúa Jesus đã nói « Hãy yêu thương người xung quanh như
chính bản thân mình ». Bản chất của việc tự bảo toàn sinh mạng được đựa
trên một thực tế rằng sự sống là một điều tuyệt diệu mà Chúa Trời ban
cho chúng ta. Chúng ta có quyển trong nội tại của sự sống, bời chính sự
sống và đó là nền tảng căn bản để chúng ta sống. Do đó, chúng ta có
quyền tự vệ.
Còn việc bảo vệ những người khác thì
sao ? Chúng ta có quyền làm điều đó ? Chắc chắn có. Trong thực tế, bảo
vệ những người vô tội không chỉ là một điều đúng đắn mà còn là bỗn phận,
là trách nhiệm. Chúng ta có thể hy sinh sự sống của mình vì một điều
tốt đẹp hơn như cuộc tử nạn của Chúa Jesus hay các Thánh Tử Đạo, Nhưng
chúng ta sẽ không bao giờ có quyền để cho cuộc sống của người khác bị
tước đoạt mất. Tôi có thể hy sinh cuộc sống của riêng tôi, nhưng không
bao giờ để cho cuộc sống của bạn bị mất đi vì chính bạn. Giáo lý Công
giáo chỉ ra rõ ràng (2265)
Phòng vệ chính đáng có chỉ là
đúng đắn , nhưng còn là một nhiệm vụ quan trọng cho những người chịu
trách nhiệm cho cuộc sống của người khác. Bảo vệ lợi ích chung đòi hỏi
rằng một kẻ xâm hại bất công phải bị làm cho vô hại. Vì lý do này, những
nhà chức trách hợp pháp cũng có quyền sử dụng vũ lực để chống lại sự
xâm lấn trong cộng đồng dân sự đã được giao trong phạm vi trách nhiệm
Trong
khi đoạn này đề cấp đến việc bảo vệ cộng đồng dân sự, nó cũng có giá
trị cho các gia đình : Nếu bất kể ai tỏ rõ mối phương hại đến mạng sống
của vợ, con các bạn. Bạn có quyền và bổn phận để làm bất cứ điều gì
c6a2n thiết để làm cho chúng vô hại. Ngay cả trong trường hợp phải tiêu
diệt, lấy đi sinh mạng của họ. Điều này dẫn tôi đến luận điểm tiếp theo.
Sức mạnh gây chết người (Chữ « Giết người » trong Điều răn thứ năm tương ứng với « MURDER » chứ không là « KILL »)
Đến
đây, chúng ta đã xem xét xong việc : Tự vệ thực sự là hợp ý, giờ đây
câu hỏi về sức mạnh gây chết người phát sinh : Có thích đáng hay không
để tiêu diệt một kẻ xâm hại (Ở đây là xâm hại về mặt vật lý) ? Chắc chắn
trong số các bạn có những người Công giáo tốt lành có xu hướng hòa bình
se nói là không, nó không bao giờ là chính đáng. Mặc dù cảm xúc của
những bạn Công giáo như thế cũng có ý nghịa, tuy nhiên, câu trả lời được
đưa ra bởi Giáo hội là Có, sức mạnh gây chết người có thể được thanh
minh.
Nhưng, trước khi ta xem xét những gì biện minh cho
việc tiêu diệt một người khác, Chúng ta hãy xác nhận rằng : Giáo hội
luôn là nơi bảo vệ ý thức chung. Giáo hội đã luôn ý thức để bảo vệ ý
thức chung trong những thời kì đen tối của lịch sử nhân loại, và ý thức
này được áp dụng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, trong đó bao gồm cả
tự vệ. Có nghĩa là gì ? : Tôi là cựu thành viên của Lữ đoàn Colorado,
Một cơ quan hỗ trợ việc thực thi pháp luật cho các tiểu bang, Tôi đã
từng được ủy thác để đào tạo các nhân viên cảnh sát. Điều làm tôi thực
sự kinh ngạc rằng : Có sự tương đồng giữa các chuẩn mực cho việc sử dụng
vũ lực gây chết người được dạy cho các viên chức cảnh sát đều đã được
trình bày từ lâu đời trong Tông huấn của Giáo lý công giáo. Bạn có thể
tin tưởng vào sự khôn ngoan của Giáo hội
Sách Giáo lý đã
nói rọ về việc sử dụng vũ lực gây chết người có thể được thanh minh khi
không còn bất kỳ sự lựa chọn nào khác, Tiêu diệt là một phương sách cuối
cùng, sau khi một phương thức khác đã được thử nghiệm. Đây là Giáo lý,
được trích dẫn từ Thánh Thomas Aquinas (2264)
Một người bảo vệ
sinh mạng của mình sẽ không phạm tội giết người ngay cả khi anh ta bị
buộc vào tình thế đối phó với kẻ xâm hại bằng một đòn giết người. Nếu
một người tự vệ sử dụng nhiều hơn so với bạo lực cần thiết, Điều đó là
trái luật, trong khi nếu anh ta đeo thi hành một cách chừng mực vừa phải
thì việc tự vệ sẽ là hợp pháp. Cũng không cần thiết cho việc cứu rỗi mà
một người bỏ qua những hành động chừng mực nhằm tránh gây chết người
cho người khác. Vì việc đảm bảo sinh mạng cho chính mình thì hơn là cho
người khác.
Thánh Thomas, trích bởi giáo lý, về cơ bản có
nghĩa là : Đừng bắn ai đó ăn cắp tiền hay ví của bạn, Đó là sử dụng bạo
lực hơn mức cần thiết. Nhưng nếu ai đó đã rút ra một con dao và hướng về
bạn, ngăn chặn mọi ngả tháo lui của bạn. Bạn có thể đáp trả bằng sức
mạnh vật lý. Dùng sức mạnh đối phó sức mạnh như là một chế độ tự vê có
thể thanh minh
Ý tường về việc điều độ trong sử dụng vũ
lực rất tương ứng với « Sử dụng vũ lục liên tục », được áp dụng bởi các
nhân viên thực thi pháp luật. Nhưng nằm ngoài mục tiêu của bài viết này.
Nó nhàm nói đến câu châm ngôn : Đừng bắn ai, trừ khi bạn không có lựa
chọn khác.
Nếu tính mạng của bạn hay của người khác đang gặp nguy
hiểm sắp xảy ra, Bạn có quyền sử dụng vũ lực gây chết người. Nếu có bất
kì khả năng hay bất kì điều gì khác như : Lời nói thuyết phục, chiến đấu
cớ bắp, bình xịt hơi cay.v.v) bạn phải sử dụng những phương tiện này
trước tiên
Kết luận
Các nguyên tác hướng dẫn của giáo hội có thể được tóm tắt như sau :
1. Chúng ta có quyền hợp pháp để tự vệ dựa trên mệnh lệnh đúng đắn của tình yêu
2. Chúng tôi có nhiệm vụ săn sóc, bảo vệ người thân thuộc trong gia đình
3. Sức mạnh nên được sử dụng chừng mực, vũ lực nên được đáp ứng bời sự tương đương
4.
Việc lấy đi sinh mạng của con người trong khi tự vệ phải là cứu cánh
cuối cùng, khi tất cả các chọn lựa khác đã được thực hiện
Tự
bảo vệ có lẽ là một vấn đề phức tạp, đặc biệt là khi có liên quan đến
vũ lực gây chết người. Các tình huống phân định cuộc sống và cái chết
làm cho chúng ta bị chi phối có thể làm cho một người nào đó chết và tác
động đến cuộc sống của bạn. Chưa bao giời, việc quyết định về sinh mạng
có thể thực hiện theo một phương thức bất cẩn
Tôi xin kết thúc bằng một câu trích từ thông điệp Evangelium Vitae
của Giáo Hoàng John Paul II về sự xung khắc giữa Tôn trọng sự sống con
người và sự tuân phục điều răng thứ 5 , và Tự về. Nó tóm tắt vấn đề một
cách hoàn hảo
Trong các tình huống thực
tế các giá trị được Thiên Chúa mạc khải có vẻ như liên quan đến những
nghịch lý chính thống. Điều này xảy ra như trong việc « Phòng vệ chính
đáng » trong đó quyền bảo vệ sinh mạng và nghĩa vụ không làm hại đến
sinh mạng của người khác là một điều khó dung hòa trong thực tế. Chắc
chắn là giá trị nội tại của sự sống và nhiệm vụ của tình yêu với tha
nhân không kém hơn nền tảng của một chân lý đó là Tự vệ.
Điều
răn đòi hỏi chúng ta tình yêu cho tha nhân đặt ra trong Cựu ước và xác
nhận bởi Chúa Jesus, chính nó cũng bao gồm cả tình yêu dành cho chính
mình làm cơ sở để đối chiếu : « Ngươi phải yêu tha nhân như chính
mình » (Mc : 12 :31). Do đó, không ai có thể từ bỏ quyền tự vệ vì thiếu
tình yêu dành cho sự sống hoặc tự vệ. Điều này chỉ có thể được thực hiện
trong Đức hạnh của người hùng , được đào sâu và biến đổi bản thân mình
vào tình yêu tự hiến thân. Theo tình thần của Tám Mối Phúc Thật (Bài
Giảng Trên Núi) trong Mt (5: 38-40). Các ví dụ của sự tự hiến thân này
là chủa chính Chúa jesus. Hơn nữa « Phòng vệ chính đáng có thể sẽ không
chỉ là đúng đắn, nhưng là một nhiệm vụ quan trọng cho một người nào đó
chịu trách nhiệm cho cuộc sống của người khác, những điều tốt đẹp chung
của gia đình hoặc của một quốc gia.
Thật không
may, điều đó xảy ra là sự cần thiết làm cho kẻ xâm hại trở thành vô hại,
mất khả năng gây hại đôi khi liên hệ đến đến việc lấy đi sinh mạng của
chính mình. Trong trường hợp này, kết quả gây tử vong là do hành động
của kẻ gây hấn gây ra. . Mặc dù về mặt luân lý, anh ta có thể không gánh
trách nhiệm do việc thiếu sử dụng lý trí.
Đăng nhận xét