Bài trích thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Ga-lát:Gl 2,1-2.7-14
Các Tông Đồ nhận ra ân huệ Thiên Chúa đã ban cho tôi.
1 Thưa anh em, sau mười bốn năm, tôi lại lên Giê-ru-sa-lem một lần nữa cùng với ông Ba-na-ba ; tôi cũng đem theo anh Ti-tô đi với tôi. 2 Tôi lên đó vì được Thiên Chúa mặc khải, và đã trình bày cho người ta Tin Mừng tôi rao giảng cho dân ngoại, -cách riêng cho các vị có thế giá-, vì sợ rằng tôi ngược xuôi, và đã ngược xuôi vô ích.
7 Các ngài thấy rằng tôi đã được uỷ thác nhiệm vụ loan báo Tin Mừng cho những người không được cắt bì, cũng như ông Phê-rô được uỷ thác nhiệm vụ loan báo Tin Mừng cho những người được cắt bì. 8 Thật vậy, Đấng đã hoạt động nơi ông Phê-rô, biến ông thành Tông Đồ của những người được cắt bì, cũng đã hoạt động biến tôi thành Tông Đồ các dân ngoại. 9 Vậy khi nhận ra ân huệ Thiên Chúa đã ban cho tôi, các ông Gia-cô-bê, Kê-pha và Gio-an, những người được coi là cột trụ, đã bắt tay tôi và ông Ba-na-ba để tỏ dấu hiệp thông : chúng tôi thì lo cho các dân ngoại, còn các vị ấy thì lo cho những người được cắt bì. 10 Chỉ có điều này là chúng tôi phải nhớ đến những người túng thiếu, điều mà tôi vẫn gắng làm.
11 Nhưng khi ông Kê-pha đến An-ti-ô-khi-a, tôi đã cự lại ông ngay trước mặt, vì ông đã làm điều đáng trách. 12 Thật vậy, ông thường dùng bữa với những người gốc dân ngoại trước khi có những người của ông Gia-cô-bê đến ; nhưng khi những người này đến, ông lại tránh né và tự tách ra, vì sợ những người được cắt bì. 13 Những người Do-thái khác cũng theo ông mà giả hình giả bộ, khiến cả ông Ba-na-ba cũng bị lôi cuốn mà giả hình như họ.
14 Nhưng khi tôi thấy các ông ấy không đi đúng theo chân lý của Tin Mừng, thì tôi đã nói với ông Kê-pha trước mặt mọi người : “Nếu ông là người Do-thái mà còn sống như người dân ngoại, chứ không như người Do-thái, thì làm sao ông lại ép người dân ngoại phải xử sự như người Do-thái ?”
Đáp ca: Tv 116,1.2 (Đ. Mc 16,15)
Đ.Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, mà loan báo Tin Mừng.
1Muôn nước hỡi, nào ca ngợi Chúa,
ngàn dân ơi, hãy chúc tụng Người !
ngàn dân ơi, hãy chúc tụng Người !
Đ.Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, mà loan báo Tin Mừng.
2Vì tình Chúa thương ta thật là mãnh liệt,
lòng thành tín của Người bền vững muôn năm.
lòng thành tín của Người bền vững muôn năm.
Đ.Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, mà loan báo Tin Mừng.
Tung hô Tin Mừng: x. Rm 8,15bc
Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Anh em đã nhận được Thần Khí làm cho nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên rằng : “Áp-ba ! Cha ơi !”. Ha-lê-lui-a.
✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca: Lc 11,1-4
Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện.
1 Khi ấy, Đức Giê-su cầu nguyện ở nơi kia. Người cầu nguyện xong, thì có một người trong nhóm môn đệ nói với Người : “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gio-an đã dạy môn đệ của ông.” 2 Người bảo các ông : “Khi cầu nguyện, anh em hãy nói :
“Lạy Cha, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển,
Triều Đại Cha mau đến,
3xin Cha cho chúng con
ngày nào có lương thực ngày ấy ;
4xin tha tội cho chúng con,
vì chính chúng con cũng tha
cho mọi người mắc lỗi với chúng con,
và xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ.”
Triều Đại Cha mau đến,
3xin Cha cho chúng con
ngày nào có lương thực ngày ấy ;
4xin tha tội cho chúng con,
vì chính chúng con cũng tha
cho mọi người mắc lỗi với chúng con,
và xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ.”
Suy niệm
Cầu nguyện! Cầu nguyện là gì và cầu nguyện như thế nào? Có rất nhiều tài liệu và nhiều linh đạo hướng dẫn cách cầu nguyện. Phần lớn, cầu nguyện thường hay được hiểu là xin điều này điều kia cho bản thân hay cho người khác.
Không, chắc chắn không phải vậy. Cầu nguyện chính là đi vào tương giao với thần linh. Ở đó, con người gặp gỡ thần linh và mưu tìm ý thần linh. Một khi mưu tìm ý của thần linh, con người khởi đầu hành trình mở lòng và đi ra khỏi mình. Đi ra khỏi mình để gặp gỡ đấng mình tôn thờ. Song điều ấy chưa đủ. Đối với Kitô giáo, chúng ta phải đi ra và gặp gỡ với những con người khi đặt mình vào tương quan cộng đồng. Có thể là cộng đồng những kẻ tin hoặc là cộng đồng nơi họ sống hay cộng đồng nhân loại. Tương quan này trở nên sâu rộng và có ý nghĩa hơn khi họ gọi Thiên Chúa là Cha và tất cả là anh chị em của nhau.
Đó là lời cầu nguyện của Kitô giáo. Lời cầu nguyện mở ra. Mở ra để trở về với chính mình và trở về với Cội Nguồn mình phát xuất ra. Đó là điều Chúa dạy ta khi nguyện kinh Lạy Cha.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết yêu mến kinh nguyện này và không ngừng ngẫm cùng sống lời kinh Chúa dạy!
Đăng nhận xét