Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2017

Phật tử dị ứng với lễ Giáng Sinh!? phần 1

Written By Thanhcao's Blog on Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2017 | 12:27

Gần đây, nổi lên sự kiện các clip chia sẻ về việc Hòa thượng Thích Nhật Từ nói về việc Vatican dời ngày lễ Chúa ra đời qua tháng 12 trong khi thực ra Người sinh ra vào tháng 3. Lại nữa, Hòa thượng nói đó là hiện tượng xâm thực văn hóa Việt Nam và phật tử không hiểu biết nên đã vay mượn và ăn mừng ké ngày lễ của một tôn giáo nhỏ hơn. Bởi vậy, Hòa thượng tổ chức các khóa tu trùng vào dịp Noel để phật  tử ý thức mà không tham gia mừng lễ Noel cũng như bất cứ hình thức nào liên quan.

https://www.facebook.com/Mattranthanhnienchongphandong/videos/1140844326018862/

Thêm một hiện tượng nữa là Hòa thượng Thích Chân Tín, trụ trì chùa Hoằng Pháp, Hóc Môn, còn thấy dị ứng, buồn giận khi phật tử nước ngoài gửi thiệp chúc mừng Giáng Sinh về cho ngài. Đây là đường link bài viết, video dẫn tới đường link đã bị đóng và không thể kết nối. 
https://www.facebook.com/tuyen.damngoc/posts/1683770084977847
Cùng ngày 24/12/2017, trên trang web Phật học đời sống có bài bài xích lễ Noel, vả lại còn xử dụng những từ ngữ cổ với dụng ý không tốt, mà lại còn dùng sai nữa như Mery Chrismas thay vì đúng phải là Merry Christmas, hoặc Gia Tô theo từ cổ thì đây lại là Ca Tô. Các bạn có thể đọc trong đường link tại đây:

http://phathocdoisong.com/ca-nuoc-mung-giang-sinh-.html

Không biết lý do tại sao lai có quan niệm cùng bài viết và video dồn dập mấy ngày cận lễ Giáng Sinh của các sư thầy và phật tử đả kích Công Giáo. Một số bạn là Kitô hữu cảm thấy khó chịu và thắc mắc. Nay xin được chia sẻ đôi điều như sau:
Hài nhi Jesus nằm trên rổ vỏ đạn tại Vương cung Thánh Đường St Francis tại Assisi. 445 vỏ đạn tượng trưng cho số tu sĩ Công giáo bị giết vì đức tin của họ, tính từ năm 2000.
Ảnh: Alessandro Bianchi / Reuters

1. Cũng như đức Phật, chẳng ai biết Chúa sinh ra vào ngày tháng năm nào vì vậy, nói các nhà nghiên cứu độc lập đoan chắc Chúa sinh ra vào tháng 3 e rằng không có bằng chứng. Thực ra, Chúa cũng chẳng sinh vào đúng năm công nguyên mà sinh trước đó. Còn ngày 25/12 là ngày mừng Mặt Trời thắng trận của một tôn giáo khác khi cả cộng đồng trở lại Công Giáo. Vì vậy, để thánh hóa ngày này và với ý nghĩa Đức Giêsu là Mặt Trời Công Chính, tựa hừng đông từ chốn cao vời viếng thăm ta,  nên Giáo hội ấn định vào ngày này. Ngày này trùng vào tiết đông chí, từ đó, tính ra sinh nhật thánh Gioan (24/6) và cả ngày lễ Truyền Tin (25/3). Bởi vậy, nói dời ngày về dịp này chỉ để thuận tiện cho việc nghỉ cuối năm là không chuẩn.

2. Khi nói tín hữu Thiên Chúa giáo và Tin Lành cũng không chuẩn vì đó là câu trả lời mơ hồ. Trên thế giới không có Thiên Chúa giáo mà chỉ có các nhánh Kitô giáo (Công Giáo, Chính Thống,Tin Lành, Anh Giáo), Do Thái Giáo, Hồi Giáo cùng tôn thờ Thiên Chúa nhưng với danh xưng khác nhau và đều thoát thai từ Do Thái giáo. Bởi vậy, nói Thiên Chúa giáo là nói chung chung và chẳng nắm rõ ngọn nguồn.

3. Nói đến hiện tượng xâm thực văn hóa thì phải nói tới việc chúng ta không biết gìn giữ sao cho văn hóa của ta luôn mạnh. Cả ngàn năm phương bắc đô hộ mà có đồng hóa được chúng ta đâu. Tất cả bởi ta có văn hóa mạnh. Vậy, nếu quả thực có hiện tượng xâm thực văn hóa thì phải hỏi lý do nào đã làm cho văn hóa Việt Nam trở nên yếu thay vì đổ lỗi cho lý do tôn giáo. Đó là thói quen không dám chịu trách nhiệm với hành vi của bản thân và trách nhiệm đối với dân tộc và đất nước. Đó cũng không phải là tinh thần của Phật Giáo, vốn cần nhận biết khổ thì mới diệt khổ được. Khi đổ lỗi cho nền văn hóa khác chẳng khác gì ta không tự soi hồn mình.

4. Kitô giáo là một tôn giáo nhỏ hơn và phật tử ăn ké lễ Giáng Sinh là gieo nghiệp ngoại đạo. Lời bàn trên xem ra còn chấp nhiều. Thực tu thì không còn so sánh lớn nhỏ mà cốt sao đưa thân tâm về hòa hợp làm một. Còn so sánh hơn thua còn khổ và còn như khỉ truyền cành. Đó là nghiệp vậy. Còn nghiệp ngoại đạo chẳng khác gì kết tội phật tử khi mừng lễ này là gieo nghiệp bất thiện, đồng thời, Kitô giáo cũng chẳng gieo nghiệp lành khi để cho lễ này trở thành ngày lễ quốc tế.

Ngẫm cho tới nơi, ngày này là ngày sinh của một trẻ thơ. Trẻ thơ có tội chi mà ta phải tẩy chay. Giả như trẻ thơ sau này trở thành một nhân vật diệt chủng như Hítle còn có cớ. Đây là trẻ thơ gieo hòa bình và sự sống. Mừng lễ Giáng Sinh là mừng sự thiện lương, hòa bình, độ lượng và sum  họp. Dịp lễ Giáng Sinh cũng là dịp mà con người có thời gian dành cho nhau và quây quần bên gia đình. Chẳng lẽ, Phật Giáo không muốn khuếch tán sự thiện lương hay chân tâm, phật tánh của con người. Vậy cớ chi phải ganh tỵ và khó chịu vì ngày một trẻ thơ chào đời. Cớ sao phải buồn khi phật tử gửi thiệp Giáng Sinh. Cớ sao lại lôi Mỹ Ngụy hay chê bai chế độ trước và những dữ liệu không chuẩn để đả kích. Chẳng nhẽ họ muốn phật tử sống chấp sao. Tôi tin chắc đây không phải là giáo lý nhà Phật. Vì vậy, bỏ qua đi yếu tố tôn giáo, chúng ta vẫn có thể mừng ngày lễ này với ý ngay lành, thiện lương.

5. Thầy thường tổ chức khóa tu vào ngày Giáng Sinh để hạn chế phật tử tham dự vào lễ hội Giáng Sinh. Nghe thì thật hay nhưng có hơi hướng gì giống như nhà nước Việt Nam, nhiều nơi tổ chức thi vào dịp Giáng Sinh để học sinh, đặc biệt kẻ tin Chúa không thể tham dự lễ Giáng Sinh.  Tất cả chỉ thể hiện sự yếu thế và tự cô lập. Một thái độ thiếu cởi mở so với tinh thần Phật giáo xưa nay. Phật Giáo đi tới đâu tiếp nhận văn hóa tới đó, thậm chí tiếp nhận nhiều thần thánh từ các tôn giáo dân gian bản địa. Ngay cả tử vi và nhiều hình thức khác xưa nay, nếu nói xuất thân chẳng có từ Phật Giáo nay nhiều tu sĩ Việt Nam có cả. Ấy vậy, sự thiện lương và mầm sống đang bị tẩy chay. Họ tẩy chay sự sống.

Nếu như các sư thường khuyến khích phật tử phóng sanh bằng cách thả cá, thả chim hay nhiều hình thức khác thì đây, mừng lễ Giáng Sinh chính là dịp nhắc nhở phật tử phóng sinh đích thực là phóng sinh sự sống. Không phải chúng ta mua những chú chim, chú cá cho thật nhiều rồi thả xuống sống xuống bể. Đó đôi khi còn gây nghiệp chướng vì ta gây mất cân bằng sinh thái, như một gia đình phật tử nọ thả cá chép vàng làm nhiều loài cá ở Canađa bị tuyệt chủng. Đây là hủy sinh chứ đâu phải phóng sinh. Phóng sinh đích thực là phóng sinh sự sống. Bởi thế, mừng ngày Noel là mừng ngày Đất Trời giao hòa, ngày của sự sống. Lẽ nào các vị không muốn điều đó. Tưởng cũng cần nói thêm, thảm họa ô nhiễm môi sinh tại Việt Nam do các nhà máy thủy điện, Formosa và bao nhiêu thứ khác đang hủy hoại sự sống. Nếu quả thực phóng sinh, ta phải làm sao để người khác ý thức và trả lai môi trường sống cho muôn loài. Làm sao để phật tử thấy mình có trách nhiệm với cuộc sống và cải biến xã hội này. Con người cần vượt qua cái vô thường tiến tới cái vô ngã và đạt tới chân thường. 

còn tiếp


Đăng nhận xét